Nẵng – vùng đất và con người

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.3.Nẵng – vùng đất và con người

1.3.1. Vùng đất Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố nằm khiêm nhường ven biển miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 759 km, cách cố đơ Huế về phía bắc 107 km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía nam 917 km; có diện tích là 1.248,4 km2; cách bờ biển Đà Nẵng, nằm dưới vĩ tuyến 17 có quần đảo Hồng Sa – là đơn vị hành chính trực thuộc Đà Nẵng. Về vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng: Đông – giáp biển Đông; Tây – giáp huyện Hiên và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Nam – giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Bắc – giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Như vậy, về mặt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng là thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm đời sống của dân cư: song ngịi chằng chịt, biển bao quanh, là mơi trường hoạt động của ngư nghiệp và thủy vận; vùng núi không xa là nơi đem lại nguồn lợi cho dân chúng sống bằng nghề khai thác lâm sản; ruộng đồng phì nhiêu. Chính vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên thành phố Đà Nẵng thu hút rất nhiều người dân xung quanh đến sinh sống và làm việc; có thể nói, sự quần tụ của dân cư là một điều tất yếu có từ rất sớm.

Về tên gọi địa danh Đà Nẵng, hiện các nhà khảo cứu vẫn chưa tìm ra lời

giải chính xác cho địa danh này. Địa danh Đà Nẵng trong quá trình khảo cứu vẫn được gọi theo những cái tên quen thuộc là: “Đà Nẵng”, “Hàn” và “Tourane”. Danh xưng “Đà Nẵng” theo nhiều người đồng tình, từ xưa khơng phải của tiếng Việt

thuần túy, mà bắt nguồn từ ngôn ngữ Chàm (Chăm, Champa hoặc Chiêm Thành); trong đó: “Đà” là sơng, “Nẵng” là lớn, “Đà Nẵng” có nghĩa là sơng lớn (có lẽ là muốn nói con sơng Hàn). Trong danh xưng “Hàn”, từ “Hàn” có nghĩa là vùng biển được bao bọc che chắn bởi những ngọn núi Hải Vân, hòn Hành, hòn Chảo và bán đảo Sơn Trà. Cịn danh xưng “Tourance” vốn là danh xưng chính thức, tên gọi này được thực dân Pháp đặt cho Đà Nẵng vào những năm khoảng 1860-1888 kể từ khi Pháp xâm chiếm Đà Nẵng cho đến hết thời Pháp thuộc năm 1945. Xoay quanh tên gọi địa danh Đà Nẵng còn nhiều cách lý giải, nhưng ý kiến tương đối hợp lý, có sức thuyết phục là địa danh gốc Champa – “Đà Nẵng”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây cũng chỉ là một giả thuyết.

Về mặt lịch sử, vùng đất Đà Nẵng cũng đã trải qua khơng ít những sự kiện

lịch sử, sự chia tách, sát nhập và gọi tên. Sau khi vua Lê Thánh Tơn bình Chiêm xong, ngày 1-7-1471 vua chia lại địa giới Thuận Châu và Hóa Châu, lập ra “Quảng Nam Thừa Tuyên” (Đạo thứ 13 của Đại Việt) gồm 3 phủ, 9 huyện mà Đà Nẵng là một địa danh nằm trong huyện Điện Bàn. Năm 1602, Chúa Nguyễn đổi đạo Quảng Nam (Quảng Nam Thừa Tuyên) thành Quảng Nam dinh. Năm 1833, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh – tỉnh Quảng Nam và di dời thành tỉnh từ Thanh Chiêm ra làng La Qua (thị trấn Vĩnh Điện). Bấy giờ Đà Nẵng thuộc địa phận tổng Bình Thái Hạ (của huyện Diên Phước và Hòa Vang, trực thuộc phủ Điện Bàn). Trong các thế kỉ XIV, XV, Đà Nẵng là miền phên dậu phía bắc của tỉnh Quảng Nam, là nơi tập trung quân lực chống Trịnh dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong thời gian Pháp thuộc, lịch sử Việt Nam diễn ra nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc đến nền độc lập của dân tộc. Ngày 1-10-1888, vua Đồng Khánh ký với Toàn quyền Pháp Richaud, đặt Đà Nẵng làm đất “nhượng địa” của Pháp. Ngày 24-5-1889, Tồn quyền Đơng Dương ký nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng, trực thuộc cơng sứ Quảng Nam, gồm có 5 xã: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên. Ngày 19-9-1905, Tồn quyền Đơng Dương Paul Beau ký nghị định tách Đà Nẵng ra khỏi tỉnh Quảng Nam và đặt tên cho phần đất nhượng địa này là Tourance.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đà Nẵng lại được đổi thành “Thành Thái Phiên” (tên của liệt sĩ anh hùng quê làng Nghi An – Đà Nẵng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916); nhưng sau đó, theo “Quyết nghị của Hội đồng Chính phủ” ngày 9-10-1945, các cấp hành chính kỳ, thành phố, tỉnh, huyện trong cả nước Việt Nam giữ nguyên tên cũ để tiện việc thông tin, liên lạc nên thành phố lại trở về với tên gọi cũ Đà Nẵng. Từ sau năm 1945, thành phố Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tiếp tục đấu tranh giành chính quyền cho đến khi cả nước thống nhất.

Đến năm 1997, Đà Nẵng được Chính phủ cho tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là thành phố đô thị loại I. Cũng từ đây, thành phố Đà Nẵng phát triển ngày cành phồn vinh, ổn định, nhân dân an cư lạc nghiệp, vững bước đi lên xây dựng thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Nhìn ngược dịng lịch sử với những dấu tích cịn để lại nơi mảnh đất và con người Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng tựa như chiếc cầu nối giữa lục địa và hải đảo, giữa Bắc và Nam, giữa văn hóa xứ Quảng và các tiểu vùng văn hóa lân cận. Trên hành trình tiếp xúc, giao lưu và hội nhập với cả trong và ngoài nước, thành phố Đà Nẵng đang dần mở rộng hơn vùng khơng gian văn hóa vùng biển, thâu nhận và tiếp đón nhiều luồng văn hóa khác nhau; nhưng tựu trung lại, Đà Nẵng vẫn giữ ngun cho mình những nét văn hóa vốn đã có từ xa xưa qua cách ứng xử, nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt,…

1.3.2. Con người Đà Nẵng – những mảng màu văn hóa

“Một đầu óc tỉnh táo phải hiểu rằng văn hoá trước hết thuộc về nhân dân và chính nhân dân là người mang tải văn hố. Các nhà nghiên cứu văn hố chỉ có một nhiệm vụ là vạch ra những giá trị văn hố mà nhân dân sáng tạo và gìn giữ trong mọi khía cạnh của cuộc sống: trên chiếc áo của người đàn bà nhà quê, trong điệu quan họ, trong những món ăn dân dã...” [8, tr.9]. Có thể nói, văn hóa vật chất và

tinh thần chính là sản phẩm của con người. Trong văn hóa nó tích lũy tri thức – tư tưởng, tín ngưỡng, các giá trị đạo đức, truyền thống, luận bàn về pháp luật, thẩm mỹ, lối sống.

Nói đến văn hóa Đà Nẵng, chúng ta khơng thể tách rời nó khỏi tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng là ba đơn vị hành chính độc lập tạo nên tiểu vùng văn hóa xứ Quảng.

Bên cạnh nét văn hóa nơng nghiệp lúa nước (nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam), văn hóa xứ Quảng cịn mang nhiều giá trị đặc sắc riêng, làm nên sự khác biệt so với các vùng miền khác trên cả nước. Chính con người sinh sống trên đất Quảng, người Kinh (là tộc người chủ yếu) cư trú ở vùng đồng bằng, người Cơ Tu, Cà Dong, H’rê,… sinh sống ở vùng núi cao; đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc cho xứ Quảng. Con người xứ Quảng là những người có trí tuệ, thơng minh, lại cứng cỏi, kiên cường trước những sóng gió của lịch sử, họ là những danh nhân, nhà khoa bảng Nho học, anh hùng của quê hương đất nước, nghệ sĩ như: Bùi Tá Hán, Nguyễn Nghiễm, Phạm Văn Đồng, Lưu Quang Vũ,… Nét đa dạng và đặc sắc của văn hóa xứ Quảng được thể hiện đậm đà trong văn hóa ẩm thực, lễ hội, âm nhạc:

Ẩm thực xứ Quảng: khơng cầu kỳ như các món ăn được chế biến theo cách

thức của người Huế, các món ăn xứ Quảng thể hiện sự giản dị đời thường, được chế biến bằng những nguyên liệu sẵn có, mang hương vị rất riêng như: mì Quảng, bánh tráng đập dập, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt heo,…

Lễ hội xứ Quảng: phổ biến là lễ hội đình làng thờ cúng các vị thành hồng,

thần linh giúp đỡ con người trong cuộc sống,…; bên cạnh đó cịn có những lễ hội mang đậm tính chất riêng biệt như: lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quán Thế Âm,…; những năm gần đây cịn có những lễ hội diễn ra trên dịng sơng Hàn như đua thuyền, bắn pháo hoa...

Âm nhạc xứ Quảng: khá là đa dạng với các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài

chòi, lý, vè độc đáo, chân chất, đồng hành cùng các câu hát đồng dao, hát bả trạo, hát sắc bùa, cùng các trò diễn dân gian như múa lân, các vũ đạo có đường nét kinh điển của nghệ thuật tuồng truyền thống mà người xưa gọi là hát bội.

Ngoài ra, sự kết tinh những kinh nghiệm, tri thức được người dân tích lũy trong quá trình lao động và đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, với kẻ thù được biểu hiện qua hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, hàng trăm sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống như đồ mỹ nghệ Non nước, guốc mộc Xuân Dương, nước mắm Nam Ô, thuốc lá Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan,… Tất cả đã phản ảnh quá trình tư duy, lao động và khả năng trí tuệ của con người xứ Quảng.

Trên cái nền chung của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng, Đà Nẵng với bề dày lịch sử, địa lý hơn 700 năm, nền văn hóa Đà Nẵng trở nên phong phú và đa dạng dưới sự tác động của người dân nơi đây. Con người Đà Nẵng là những người có đức tính “dũng cảm và cần cù; bản tính giản dị, thẳng thắn, tôn trọng sự thật,…” (nhận xét của họa sỹ người Pháp – Pierre Poive vào năm 1740). Con người Đà Nẵng đã làm nên những giá trị văn hóa độc đáo. Nào là đình, chùa, lăng miếu cùng các văn bia cổ kính; rồi các Nghĩa trủng Phước Ninh và Khuê Trung, các lăng mộ của quân xâm lược Pháp và Tây Ban Nha tại triền núi Sơn Trà. Bên cạnh đó là các tượng cổ điêu khắc đá và đất nung của dân tộc bản địa Champa, các mộ Chăm rải rác tại các làng quê bờ Đông sông Hàn. Các làng nghề truyền thống tồn tại lâu đời ở Đà Nẵng: làng dệt chiếu Yến Nê, Cẩm Nê; làng chè Phú Thượng; làng nước mắm Nam Ô; làng mắm cái Tân Thái, làng đá mỹ nghệ Non nước,… Đặc sắc là các lễ hội Phật Đản, Quán Thế Âm, lễ xá tội vong nhân (còn gọi là lễ báo ân phụ mẫu), cùng các lễ hội đâm trâu múa hát cồng chiêng và lễ tục cưới hỏi hát đối của dân tộc Cơ Tu tại các bản làng Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Phú. Đến những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao, hò vè, hát ru, hát bài chòi, hát chèo,…

Trong dòng chảy chủ lưu của nền văn hóa Việt Nam, nhánh văn hóa Đà Nẵng sẽ còn tiếp tục phát triển và không ngừng thay đổi theo thời gian. Từ xưa, vùng đất Đà Nẵng vốn là địa bàn cư trú của chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, rồi người Chăm, họ là những người đầu tiên làm nên giá trị văn hóa cơ bản cho Đà Nẵng. Ngày nay, Đà Nẵng đã trở thành thành phố đáng sống của Việt Nam; ngoài các cư dân sinh sống trên địa bàn thành phố (chủ yếu là người Kinh), Đà Nẵng còn tiếp nhận thêm nhiều nguồn dân cư khác từ ngoại tỉnh và ngoại quốc đến sinh sống và làm việc. Sự biến động về thành phần dân cư trên địa bàn thành phố cùng với những yếu tố khác về kinh tế, chính trị, tơn giáo sẽ là nhân tố làm ảnh hưởng đến văn hóa vùng đất Đà Nẵng.

Tìm hiểu văn hóa Đà Nẵng và đặc trưng con người Đà Nẵng là cơ sở cho việc tìm hiểu những nét văn hóa đặt tên người ở địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu văn hóa đặt tên người ở Đà Nẵng trên hai trục chính là đồng đại và lịch đại để thấy được cái gốc của văn hóa và tiến trình vận động của văn hóa ở thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 43)