CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết về tên riêng
1.1.6. Vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt
Từ trước đến nay, tên riêng mặc định được các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt gọi là danh từ riêng, bên cạnh các tiểu loại danh từ khác như: danh từ chung, danh từ chỉ sự vật/ danh từ chỉ đơn vị; danh từ tổng hợp/ danh từ không tổng hợp; danh từ đếm được/danh từ không đếm được; thuộc hệ thống từ loại danh từ.
Như vậy, các tác giả nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt xem tên riêng là một loại từ, nó có đầy đủ chức năng và tư cách của một từ với những đặc trưng về ý nghĩa khái quát (ý nghĩa từ vựng ngữ pháp), khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Thế nhưng, tác giả Phạm Tất Thắng [40] cho rằng tên riêng vốn là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt, không giống với các loại danh từ khác. Và quả thật, từ khi ngành
Danh xưng học ra đời, tên riêng mới thật sự được chú ý nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đi sâu hơn vào việc khai thác các bình diện văn hóa, xã hội, lịch sử và những vấn đề xung quanh tên riêng.
Xét tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt, chúng tôi nghiên cứu tên riêng trên các mặt cấu tạo, hình thức, ngữ pháp, cú pháp và hiện tượng chuyển loại.
Như vậy, bằng những kết quả nghiên cứu của một số tác giả, đặc biệt là những bài viết đóng góp của tác giả Lê Trung Hoa, Phạm Tất Thắng cùng một số tác giả khác; các tác giả đã đưa tên riêng lên thành một bộ môn nghiên cứu khoa học có nhiều tiềm năng và giá trị, có ý nghĩa đóng góp to lớn cho các bộ môn liên ngành là Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học,… Đối với Ngôn ngữ học, tên riêng là một đối tượng còn tiềm ẩn nhiều “ẩn số” mà chúng ta chưa thể
khai thác hết được. Có thể nói, tên riêng là kết quả của quá trình lựa chọn ngôn ngữ, nó có lý do định danh rõ hơn các tên chung; vậy nên, nghiên cứu tên riêng cần phải đặt nó trong mối quan hệ giữa hiện thực – tư duy – ngôn ngữ.