Húy kỵ, một nhân tố chi phối văn hóa đặt tên người Việt ở Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Sự phản ánh đặc điểm văn hóa qua tên riêng người Việt ở Đà Nẵng

3.2.3. Húy kỵ, một nhân tố chi phối văn hóa đặt tên người Việt ở Đà Nẵng

Xuất phát từ bản tâm tơn kính q trọng và do ảnh hưởng của tục lệ mà trong việc đặt tên có một vấn đề cần lưu ý là tục kiêng tên: kiêng nói và viết tên của người đáng kính, vua chúa (hoặc người thân của vua), thánh thần. Việc kiêng tên hay còn gọi là kỵ húy. Có ba loại kỵ húy là quốc húy (thuộc loại trọng húy là tên vua mà thần dân tuyệt đối phải tránh), thánh húy (kiêng nói và viết tên các thần thánh trong đình miếu) và gia húy (tên mà con cháu phải tránh vì đó là tên của các bậc trưởng thượng trong gia đình). Kỵ húy buộc người Việt khi đặt tên phải căn nhắc đến các quan hệ gia đình, gia tộc và xã hội; xem có xâm phạm đến tên của các bậc bề trên hay khơng; có trùng với tên vua chúa hay niên hiệu hoặc trùng tên với vị thành hồng trong địa phương mình ở hay khơng.

Trong lịch sử một số kỵ húy tránh trùng tên với vua như vua Duy Tân hiệu là Vĩnh San nên Phan Văn San phải đổi là Phan Bội Châu; Trần Thủ Độ bắt những người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn sau khi chiếm nhà Lý vào năm 1232. Kỵ húy thành hoàng làng: làng thờ thành hoàng Trương Hống, Trương Hát (là hai vị hiển thánh đã giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt – tức sơng Cầu, Bắc Ninh) thì người ta viết chữ Hát thành Xướng theo cách nói chệch đi

ca hát thành ca xướng.

Tục kiêng kỵ là một hiện tượng lịch sử – xã hội; tuy nhiên, vấn đề kỵ húy có lẽ chỉ diễn ra khá phổ biến và chi phối một cách mạnh mẽ đối với việc đặt tên của người Việt thời xưa. Ngày nay, kỵ húy khơng cịn phổ biến trong xã hội nữa. Ở Đà Nẵng, vấn đề kỵ húy so với một số thành phố như Hà Nội, Huế là không phổ biến

bằng. Tuy nhiên, kỵ húy có lẽ vốn là một hiện tượng ăn sâu bám rễ trong dân gian, đã tạo thành những thói quen buộc cộng đồng người Việt phải tuân theo. Vậy nên, người Đà Nẵng ngày nay vẫn duy trì tục kiêng kỵ khi đặt tên, tránh phạm phải thánh húy và gia húy. Trong q trình khảo sát, chúng tơi phát hiện ra một tên gọi được đặt theo quan niệm tơn giáo nhưng vì tránh phạm phải thánh húy nên đã đặt trại âm đi, đó là trường hợp tên Trần Bảo Quán Âm (Quan Âm hay Quán Thế Âm, một vị cổ Phật được thờ ở động Hoa Nghiêm, núi Thủy Sơn, Ngũ Hành Sơn); tên chính

Quán Âm đã được đọc trại đi để tránh tên thánh húy là Quan Âm.

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 73)