CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Văn hóa xưng hô bằng tên riêng của người Việt ở Đà Nẵng
3.3.2. Xưng hô bằng tên riêng trong gia đình
Việc xưng hô giữa các thành viên trong gia đình diễn biến khá phong phú hơn so với việc xưng hô ngoài xã hội. Gia đình là nơi tập hợp những thành viên có cùng huyết thống với nhau; chính vì vậy khi xưng hô, các thành viên phải dựa trên nguyên tắc tôn ty trật tự mà xưng hô.
Trong gia đình, giữa các thành viên có sự gắn kết và độ thân mật cao hơn ngoài xã hội. Khi xưng hô, quan trọng là dựa trên vai vế trong nhà để mà gọi nhau chứ không nặng về cấp bậc ngoài xã hội. Dù có là ông tướng, bà tướng ngoài xã hội nhưng về nhà với phận làm con, làm cháu cũng phải kính trên, nhường dưới, xưng hô cho đúng mực, phải đạo. Vai vế trong gia đình chỉ có người thuộc thế hệ trên và người thuộc thế hệ dưới, phương thức xưng hô giữa hai thế hệ này được phản ánh qua sơ đồ sau:
Người thuộc thế hệ trên
Người thuộc thế hệ dưới Tên riêng
Trong những trường hợp cụ thể, tùy vào mối quan hệ sẽ có những phương thức xưng hô như sau:
Mối quan hệ Sắc thái Phương thức xưng hô Ví dụ
1. Ông/bà – Cháu Yêu thương, giáo dục
- Cháu + tên chính - Cháu Hoa lại đây ông/bà bảo! 2. Cha/mẹ – Con Yêu thương, dạy dỗ - Con/Cái/Thằng + tên chính - Tên chính - Thằng Khoán bưng nước giúp cha/mẹ! - Lan Anh hôm nay không học bài hả con?
3. Vợ – Chồng Yêu thương, thấu hiểu - Bố/mẹ + tên chính của vợ/chồng - Bố/mẹ + tên chính của con - Tên chính
- Mẹ Tuyết Anh ra lấy mía vào kìa!
- Bố Hoa chiều về mua ít gạo nhé!
- Phượng ơi! Chiều đón con nha em!
4. Anh/chị – Em Yêu thương, gần gũi - Vai vế + tên chính - Tên chính - Chị Mai dắt em đi chơi.
- Em Bảo mấy giờ đi học?
- Ngân, chiều nay chị về trễ ở nhà nhớ lấy đồ khi trời mưa. 5. Chú/bác/cậu/ mợ… – cháu Yêu thương, gần gũi - Cháu + tên chính - Cái/thằng + tên chính
- Cháu Nguyệt, mẹ đâu rồi?
- Thằng Hải đi lấy giúp bác ấm nước. 6. Cháu – Chú/bác/cậu/ mợ… Kính trọng, lễ phép - Danh từ chỉ họ hàng + tên chính
- Mợ Anh, cây xoài nhà mợ nhiều trái ghê. - Bác Nhân vào phòng ông sẽ gặp ba con.
Trên đây là những trường hợp giữa các mối quan hệ trong gia đình có thể sử dụng tên chính để gọi trực tiếp; trường hợp con cháu nói về ông/bà, cha/mẹ mà có sử dụng tên riêng chỉ xảy ta trong cuộc đối thoại với người khác có quan hệ họ hàng hoặc là người ngoài xã hội. Cách gọi tên đối với ông/bà, cha/mẹ của con cháu mang
ý nghĩa định danh và tường minh hơn về đối tượng mà mình muốn nói, tạo sắc thái thân mật nhiều hơn với người được đối thoại. Ví dụ như, khi có người dì sang chơi hỏi thăm mẹ, đứa cháu sẽ trả lời: “Mẹ Loan của con đi chợ chưa về”; hoặc khi người ngoài hỏi thăm ông/bà, cha/mẹ, đứa cháu/con sẽ nói: “Ông Viết của cháu đi đánh cờ ở đường Bạch Đằng rồi!”, “Cha Mẫn đi làm chưa về”. Có trường hợp còn thêm từ “của” vào giữa tên chính và danh từ chỉ quan hệ để nhấn mạnh mối quan hệ; chẳng hạn như, hàng xóm đến nói chuyện, đứa con nói: “Mẹ của Nhi đẹp lắm, mẹ là cô giáo dạy cấp ba”.
3.4. Tiểu kết
Lịch sử, dân tộc, xã hội và ngôn ngữ là những cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa của tên riêng người Việt. Dựa vào nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, chúng ta biết được nguồn gốc tên họ người Việt cũng như những thay đổi đối với các thành tố cấu tạo tên riêng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Chính những quan điểm, tư tưởng giữ nước của một số vị vua và tâm lý của thời đại đã ảnh hướng đến việc đặt tên của người Việt. Những quan niệm, phong tục tập quán của dân tộc và bối cảnh xã hội có tác động rất lớn đến tư duy đặt tên của người Việt. Ngôn ngữ với những ưu thế về mặt ngữ âm và từ vựng, đã hỗ trợ rất nhiều trong việc biểu đạt ý nghĩa tên gọi của mỗi con người.
Tên người ở Đà Nẵng đã phản ánh những phong tục tập quán của cộng đồng nơi đây. Đó là sự phát triển và tồn tại của một số dòng họ có truyền thống văn hóa tốt đẹp. Các dòng họ luôn gắn kết các thành viên với nhau, tạo nên sự đoàn kết trong dòng họ và mở rộng giao lưu với các dòng họ khác, tinh thần giúp đỡ, yêu thương anh em, đồng bào được phát huy. Chuẩn mực gia phong trong mỗi gia đình luôn được giữ gìn và phát huy. Truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sống có tình có nghĩa, yêu thương, kính mến lẫn nhau,… được mọi người ghi nhớ và thể hiện ngay chính trong đời sống của họ. Sự đổi mới trong tư duy đặt tên bắt nguồn từ tốc độ phát triển của thành phố làm xuất hiện những tên gọi theo kiểu “Tây”. Đây
không phải là sự thay đổi một cách chạy theo tâm lý đám đông mà có lẽ nó bắt nguồn từ sự phóng khoáng, muốn vươn mình ra thế giới bên ngoài, muốn hòa nhập của con người vùng biển.
Tâm lý trọng dòng họ, cầu mỹ, cầu toàn và tâm lý “nam mạnh cường, nữ mềm dẻo” là những nét tâm lý của con người Đà Nẵng được tên riêng phản ánh. Húy kỵ là một điểm văn hóa cổ xưa có ảnh hưởng lớn đến văn hóa đặt tên của người Việt. Ngày nay, húy kỵ có lẽ đã bớt phần nặng nề hơn trong tâm lý đặt tên của người Việt nói chung và người Đà Nẵng nói riêng. Có chăng, đối với việc đặt tên của người Đà Nẵng hiện nay cần phải tránh phạm vào thánh húy, trùng tên gọi với những vị thần hoặc những anh hùng có công với quê hương, đất nước được thờ ở địa phương, khu vực mình sinh sống.
Xưng hô bằng tên riêng cũng là một phương thức phản ánh văn hóa của con người trong cộng đồng. Người Đà Nẵng luôn thể hiện bản tính lịch sự, kính trọng đối với mọi người xung quanh kể cả trong giao tiếp thông qua những từ xưng hô vừa gần gũi, lịch sự vừa hòa nhã. Đặc biệt, xưng hô giữa người thân trong gia đình phải có tôn ty trật tự, người nhỏ nói người lớn thương, người lớn nói người nhỏ nghe. Tùy thuộc vào địa vị, sắc thái, độ thân sơ, ngữ cảnh mà người Đà Nẵng có những phương thức xưng hô bằng tên riêng khác nhau ở ngoài xã hội và trong gia đình. Có thể nói, xưng hô bằng tên riêng ở Đà Nẵng khá là phong phú. Chúng tôi nhận thấy, ngoài trường hợp ngang hàng phải lứa, người Đà Nẵng sẽ gọi trực tiếp nhau bằng tên chính; còn lại thì phải có danh từ chỉ họ hàng hoặc xưng hô xã hội đi kèm với tên chính.
KẾT LUẬN
1. Con đường tìm kiếm những giá trị văn hóa thông qua hệ thống kí hiệu ngôn từ đã mang lại nhiều ý nghĩa và kết quả đóng góp cho ngành Ngôn ngữ học và
Văn hóa học. Lấy đối tượng nghiên cứu là tên riêng người Việt ở Đà Nẵng, chúng
tôi hữu ý muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với ngành Danh xưng học nói
chung và Nhân danh học nói riêng. Trên cơ sở những thành tựu mà Nhân danh học đã mang lại và những tài liệu quý báu của những tác giả yêu thích, say mê nghiên cứu về danh xưng; chúng tôi đã có cơ hội bóc tách từng lớp vỏ văn hóa được ẩn chứa đằng sau mỗi tên riêng ở Đà Nẵng. Đồng thời, chúng tôi cũng có dịp để kiểm chứng lại những quy luật về ngôn ngữ mà bấy lâu nay ngành Ngôn ngữ học đã chỉ ra. Từ những kết quả thu được, chúng tôi đồng ý kiến với nhiều tác giả nghiên cứu về danh xưng, tiêu biểu là tác giả Phạm Tất Thắng: tên riêng nói chung là một lớp
từ có ý nghĩa đặc biệt và có quy luật phát triển khác so với danh từ chung trong hệ thống từ loại danh từ tiếng Việt.
2. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng là đối tượng nghiên cứu không chỉ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, lĩnh vực văn hóa; ngoài ra, nó còn có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Dân tộc học, Xã hội học, Tâm
lý học, Lịch sử học,… Kết quả của việc nghiên cứu tên riêng người Việt ở Đà Nẵng
đã cho thấy sự vận động cũng như quy luật phát triển của lớp từ vựng tên riêng người Việt ở Đà Nẵng: vừa tuân theo sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ vừa mang đậm bản chất văn hóa của một khu vực.
3. Với vai trò vô cùng quan trọng, ngôn ngữ như một phương tiện truyền tin và lưu giữ thông tin khá bền vững và đặc biệt đối với tên riêng người Việt ở Đà Nẵng. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng đã phản ánh được những phong tục tập quán và tâm lý của người Đà Nẵng vốn đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người. Là một thành phố trẻ và năng động, chúng tôi thiết nghĩ sự biến đổi về hình thức tên riêng người Việt ở Đà Nẵng dưới tác nhân của xã hội sẽ là đề tài tiếp theo đáng được
nghiên cứu. Với đề tài này, nó sẽ đánh vào tâm lý xã hội, tâm lý đám đông và cả tâm thức của người dân Đà Nẵng trong việc đặt tên riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Duy Anh (2006), Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306-2006), NXB Đà Nẵng. [2]. Dương Thu Ái (2014), Lễ nghi gia đình, NXB Thanh niên.
[3]. Toan Ánh (2002), Văn hóa Việt Nam – Những nét đại cương, NXB Văn học. [4]. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[5]. Nguyễn Trọng Báu (2007), Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục.
[6]. Ngô Bạch (2010), Văn hóa dòng tộc dân gian, NXB Thời đại. [7]. Ngô Bạch (2010), Đời người nghi lễ và tập tục, NXB Thời đại.
[8]. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, NXB Văn hóa Thông tin. [9]. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB Văn hóa Thông tin.
[10]. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[11]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.
[12]. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia.
[13]. Trần Trí Dõi (2012), “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa: Nhìn từ bình diện ngôn ngữ là chứng tích văn hóa”, Kỷ yếu: Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, NXB Thông tin và Truyền thông.
[14]. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (2010), Gia phả khảo luận và thực hành, NXB Thời đại.
[15]. Phạm Đức Dương (2013), Từ văn hóa đến văn hóa học, NXB Văn hóa Thông tin.
[17]. Trương Điềm Điềm (2012), “Đối chiếu đặc điểm tên riêng của người Hán và người Việt hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ, Đại học Thái Nguyên.
[18]. Nguyễn Thiện Giáp (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
[19]. Trần Thị Hồng Hạnh (2011), “Ngôn ngữ học nhân chủng và việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và xã hội”, Hội thảo: Đào tạo và nghiên cứu
ngôn ngữ ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội và
Nhân văn – ĐHQGHN.
[20]. Lê Trung Hoa (2005), Họ và tên người Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội. [21]. Hội văn nghệ dân gian Đà Nẵng (2008), Văn hóa dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng (tác giả - tác phẩm), NXB Đà Nẵng.
[22]. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2011), Tập tục lễ hội đất Quảng – tập 3, NXB Lao động.
[23]. Ánh Hồng (2004), Tín ngưỡng, phong tục và những kiêng kỵ dân gian Việt Nam, NXB Thanh Hóa.
[24]. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản,
NXB Khoa học Xã hội.
[25]. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam – Cách dùng họ và đặt tên,
NXB Văn hóa Dân tộc.
[26]. Hồ Lê (2003), Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.
[27]. Cao Từ Linh (2013), Việt danh học – Khoa học đặt tên của người Việt, NXB Bách khoa Hà Nội.
[28]. Ngô Sĩ Liên (2011), Đại Việt sử ký toàn thư – tập 1, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.
[29]. Lê Nguyễn Lưu (2010), Huế với đời sống văn hóa gia tộc, NXB Văn hóa –
[30]. Hoàng Nam (2014), Văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội.
[31]. Trịnh Thị Kim Ngọc (1999), Ngôn ngữ và văn hóa: Tri thức nền và việc giảng
dạy tiếng nước ngoài, NXB Khoa học Xã hội.
[32]. Hoàng Phê (2008), Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng. [33]. Thạch Phương (2008), Đường phố Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng.
[34]. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam, NXB Lao động.
[35]. Hoàng Xuân Tâm (2008), Dạy học tiếng Việt trung học cơ sở, NXB Giáo dục. [36]. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa
học.
[37]. Nhất Thanh (2015), Đất lề, quê thói – Phong tục Việt Nam, NXB Nhã Nam,
Hồng Đức.
[38]. Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.
[39]. Phạm Tất Thắng (2010), “Sự biến đổi của hình thức tên riêng người Việt”,
Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8/2010.
[40]. Phạm Tất Thắng (2011), “Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt”, Hội thảo: Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam: những vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
[41]. Phạm Tất Thắng (2015), “Tình hình nghiên cứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số (316-317)/2015.
[42]. Trương Thìn (2010), 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Thời Đại.
[43]. Trương Thìn (2013), Đặt tên theo phong tục dân gian, NXB Bách khoa Hà
Nội.
[44]. Nguyễn Long Thao (2003), “Sơ thảo tính danh Việt Nam”, http://d.violet.vn//uploads/resources/627/3173425/preview.swf, 19/4/2016.
[45]. Lê Ngọc Trà (2002), Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, NXB Giáo dục.
[46]. Lâm Quang Thự (1987), Danh nhân đất Quảng, NXB Đà Nẵng.
[47]. Hoàng Hương Việt (2012), Đà Nẵng – Mảnh đất, con người, NXB Đà Nẵng. [48]. Trần Lệ Xuân (2015), Giải luận tên gọi và phương pháp đặt tên, NXB Thời đại.
[49]. Viện ngôn ngữ học (2001), Hoàng Tuệ – Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[50]. Việt Văn Book (2006), Đặt tên theo phương pháp khoa học, NXB Lao động Xã hội.
PHỤ LỤC
1. Bảng 1. Kết quả xử lý chi tiết tên họ của người Việt ở Đà Nẵng theo các
mốc thời gian
STT Tên họ Trước năm 1945 Từ năm 1945-1975 Sau 1975 Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ 1 Âu 0 0% 0 0% 1 0,03% 2 Bạch 0 0% 0 0% 2 0,06% 3 Bùi 2 2,74% 4 1.85% 55 1,76% 4 Cao 1 1,37% 3 1.39% 17 0,54% 5 Cay 0 0% 0 0% 1 0,03% 6 Châu 0 0% 4 1,85% 14 0,45% 7 Chế 0 0% 0 0% 1 0,03% 8 Chu 0 0% 0 0% 3 0,1% 9 Chung 0 0% 0 0% 2 0,06% 10 Cù 0 0% 0 0% 1 0,03% 11 Đàm 0 0% 0 0% 8 0,26% 12 Đặng 2 2,74% 5 2,31% 66 2,11% 13 Đào 1 1,37% 1 0,46% 17 0,54% 14 Đinh 1 1,37% 0 0% 31 0,99% 15 Đỗ 0 0% 0 0% 53 1,7% 16 Doãn 0 0% 0 0% 1 0,03% 17 Đoàn 0 0% 4 1,85% 46 1,47% 18 Đồng 0 0% 0 0% 3 0,1% 19 Dũ 0 0% 0 0% 1 0,03% 20 Dư 0 0% 0 0% 1 0,03% 21 Đức 0 0% 0 0% 1 0,03% 22 Dương 1 1,37% 2 0,93% 34 1,09% 23 Hà 1 1,37% 0 0% 26 0,83% 24 Hạ 0 0% 0 0% 2 0,06% 25 Hàn 0 0% 0 0% 1 0,03% 26 Hiền 0 0% 0 0% 1 0,03% 27 Hồ 1 1,37% 8 3,7% 97 3,11% 28 Hoàng 0 0% 6 2,78% 70 2,24% 29 Hồng 0 0% 0 0% 2 0,06% 30 Hứa 0 0% 1 0,46% 5 0,16% 31 Huỳnh 2 2,74% 10 4,63% 105 3,36% 32 Khuất 0 0% 0 0% 1 0,03% 33 Khưu 0 0% 0 0% 1 0,03% 34 Kiều 0 0% 1 0,46% 3 0,1% 35 Kim 0 0% 0 0% 2 0,06%
36 Kỳ 0 0% 0 0% 2 0,06% 37 La 0 0% 0 0% 1 0,03% 38 Lã 0 0% 0 0% 1 0,03% 39 Lạc 0 0% 0 0% 1 0,03% 40 Lâm 0 0% 1 0,46% 7 0,22% 41 Lê 8 10,96% 18 8,33% 340 10,89% 42 Lữ 0 0% 0 0% 2 0,06% 43 Lương 0 0% 1 0,46% 20 0,64% 44 Lưu 0 0% 0 0% 14 0,45% 45 Lý 0 0% 0 0% 2 0.06% 46 Mã 0 0% 0 0% 1 0,03% 47 Mai 1 1,37% 4 1,85% 35 1,12% 48 Nam 0 0% 0 0% 1 0,03% 49 Nghiêm 0 0% 0 0% 1 0,03% 50 Ngô 0 0% 7 3,24% 90 2,88% 51 Ngụy 0 0% 0 0% 1 0,03% 52 Nguyễn 20 27,4% 61 28,24% 867 27,76%