Thống kê – phân loại

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thống kê – phân loại

2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê

2.1.1.1. Tên họ người Việt ở Đà Nẵng

Có 89 tên họ khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà chúng tôi khảo sát, thống kê được. Trước năm 1945, ở Đà Nẵng chỉ thấy xuất hiện chủ yếu các tên

họ phổ biến như Nguyễn, Trần, Phan; sang giai đoạn 1945-1975, xuất hiện thêm

một số tên họ khác ở Đà Nẵng như Dương, Hứa, Kiều, Lương, Tạ, Tô,…; từ sau

năm 1975, tên họ ở Đà Nẵng thật sự khá đa dạng với nhiều tên họ khác nhau, nhưng tên họ Nguyễn và Trần vẫn là tên họ có tần suất xuất hiện cao nhất, nhì trong tổng số tên họ được khảo sát, thống kê. Kết quả chi tiết về tên họ được khảo sát, thống kê; xin xem phần phụ lục, Bảng 1. Kết quả xử lý chi tiết tên họ của người Việt ở

Đà Nẵng theo các mốc thời gian.

2.1.1.2. Tên đệm người Việt ở Đà Nẵng

Có 185 tên đệm khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà chúng tôi

khảo sát, thống kê được. Trước năm 1945, tên đệm của người Đà Nẵng chủ yếu là Văn và Thị, tên đệm giai đoạn này không được phong phú và đa dạng; từ năm 1945-

1975, tên đệm ở Đà Nẵng xuất hiện thêm nhiều tên đệm hay, giàu ý nghĩa như Thanh, Đình, Xuân, Phước, Quốc, Quý, Đức, Hồng,…; từ sau năm 1975, tên đệm Minh và Văn có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong tên riêng người Việt ở Đà Nẵng.

Kết quả chi tiết về tên đệm được khảo sát, thống kê; xin xem phần phụ lục, Bảng 2.

2.1.1.3. Tên chính người Việt ở Đà Nẵng

Về tên chính ở Đà Nẵng, chúng tơi khảo sát, thống kê được có 376 tên chính khác nhau. Trước năm 1945, tên chính thuần Việt xuất hiện khá nhiều ở Đà Nẵng; từ năm 1945 đến nay thì tên chính Hán Việt giữ vai trị chủ đạo, bên cạnh đó là sự xuất hiện của 3 tên chính gốc Ấn Âu là Lina, Ka Thy và Tony. Kết quả chi tiết về tên chính được khảo sát, thống kê; xin xem phần phụ lục, Bảng 3. Kết quả xử lý chi

tiết tên chính của người Việt ở Đà Nẵng theo các mốc thời gian.

2.1.1.4. Nhận xét

Qua phân tích kết quả, tên riêng người Việt ở Đà Nẵng có sự biến động theo thời gian. Trong đó, xu hướng mở rộng âm tiết do sự biến đổi phức tạp của mỗi thành tố tên họ, tên đệm, tên chính (có tên riêng dài đến 6 âm tiết); sự kết hợp đa dạng của các từ mang tính thẩm mỹ cao, giàu ý nghĩa; ở nhiều trường hợp tên họ

trong tên riêng là họ ghép họ giữa họ cha và họ mẹ; giữa các thành tố trong tên riêng có sự phối hợp nhịp nhàng về mặt thanh điệu; cuối cùng là sự xuất hiện của tên riêng gốc Ấn Âu. Tất cả những đặc điểm trên đã phản ánh những đặc trưng về tên riêng của người Việt ở Đà Nẵng.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung ở khu vực gần trung tâm thành phố; vậy nên sự phát triển và thay đổi về thành phần dân cư, xã hội, bối cảnh sống của thành phố Đà Nẵng là một trong những nguyên nhân có tác động trực tiếp đến việc đặt tên riêng của người dân nơi đây; nó tạo ra những đặc trưng riêng cho tên riêng người Việt ở Đà Nẵng. Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy văn hóa dịng họ ở thành phố Đà Nẵng so với những thành phố giàu truyền thống họ tộc như Hà Nội, Huế khơng cao bằng; đó là lý do khiến cho việc xuất hiện hiện tượng ghép họ giữa họ cha và họ mẹ rất nhiều. Luồng dân cư ngoại quốc đến và sinh sống tại Đà Nẵng, hôn nhân giữa người bản địa và người ngoại cư tất yếu có thể xảy ra, tên riêng có nguồn gốc Ấn Âu xuất hiện từ đó.

Về tiêu chí đặt tên hay, trước năm 1945, tên riêng ở Đà Nẵng chủ yếu là những tên gọi khá đơn giản, mang đậm tính chất dân gian và đời sống sinh hoạt của con người, ví dụ như các tên: Bảy, Bé, Lợn, Miều, Nhớ, Phép, Sành, Thẻo, Thí, Thơi, Tình, Vui, Vững, Xảo,… Từ năm 1945 đến năm 1975, tên riêng ở Đà Nẵng trở

nên phong phú và đa dạng hơn; đặc biệt, đây là khoảng thời gian nhân dân cả nước vừa trải qua một thời đoạn chiến tranh khốc liệt với thực dân Pháp và vừa giành được chủ quyền dân tộc, cho nên xuất hiện một số tên gọi thể hiện ý chí chiến đấu như: Chí, Chiến, Dũng, Hùng, Tiến,… Từ sau năm 1975, tên hay có nguồn gốc Hán Việt xuất hiện khá đầy đặn trong bức tranh tên riêng người Việt ở Đà Nẵng.

Tên người là sự kí gửi những mong ước, tâm tư, nguyện vọng của các bậc sinh thành đối với con cháu của mình. Trên cái nền chung về văn hóa đặt tên của người Việt, người dân Đà Nẵng một mặt tiếp tục đi theo “con đường văn hóa đặt tên” của dân tộc, mặt khác đã vô thức tạo nên những nét đặc trưng riêng mang tính cộng đồng của một khu vực. Tìm hiểu tên riêng người Việt ở Đà Nẵng hứa hẹn sẽ soi sáng thêm những ngã rẻ văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Phân loại tên riêng

Chúng tôi đã phân loại, thống kê được kết quả sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán Việt, thuần Việt và Ấn Âu như sau:

Nguồn gốc Hán việt Thuần Việt Ấn Âu

Tỉ lệ 98,65% 1,26% 0,09%

Bảng kết quả tên riêng thống kê theo nguồn gốc 2.1.2.1. Tên riêng Hán Việt

Tên chính Hán Việt ở Đà Nẵng chiếm tỉ lệ hơn 98%. Từ lâu, do đặc điểm về lịch sử và địa lý, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có một số lượng rất lớn từ Hán Việt. Ngày nay, các từ Hán Việt cũng đã có từ thuần Việt tương ứng. Tuy nhiên trong văn hóa đặt tên, người ta chủ yếu sử dụng từ có nguồn gốc Hán Việt là chính.

Ngày xưa, đặt tên cho con theo từ Hán Việt chủ yếu chỉ có ở những gia đình nhà nho, giới quý tộc; thế nhưng, do nhu cầu muốn cho con có một cái tên hay và hàm nghĩa sâu xa nên ở một số gia đình nơng dân cũng cố gắng lựa chọn, tìm những từ Hán Việt thật hay để đặt tên cho con. Tâm lý chung, thì hầu hết người Việt vẫn thích đặt tên cho con bằng từ Hán Việt, bởi những từ này mang sắc thái trang trọng, văn chương, khi phát âm nghe có vẻ “kiêu” hơn. Thay vì đặt tên cho con với các từ là “Yêu Nước”, “Núi Cao”, “Sáng Suốt” thì họ sẽ dùng từ Hán Việt tương đương là “Ái Quốc”, “Thái Sơn”, “Minh Triết” nghe sẽ hay và hàm chứa ý nghĩa sâu xa hơn chứ không hiển minh như từ thuần Việt.

2.1.2.2. Tên riêng thuần Việt

Ngược lại với ý nghĩa văn chương, hoa mỹ như tên chính Hán Việt, tên chính thuần Việt thể hiện sự mộc mạc, giản dị, hiển minh hơn. Ở Đà Nẵng, tên chính thuần Việt xuất hiện khơng nhiều, chỉ chiếm 1,26% trong tổng số tên được khảo sát. Các từ thuần Việt được dùng để đặt tên có nghĩa khơng hàm chỉ những mong ước, kỳ vọng, đặc điểm về xã hội; đó là những từ chỉ đặc điểm của người được gọi tên, hoặc đơn giản chỉ là số từ như: Bảy, Bé, Dừa, Gái, Lợn, Nhớ, Sành, Nhở, Tám,…

Những tên đặt theo từ thuần Việt chỉ xuất hiện khá nhiều từ trước năm 1975; sau năm 1975, những tên gọi thuần Việt thể hiện sự bình dị, trong sáng như vậy dần dần ít được sử dụng.

2.1.2.3. Tên riêng gốc Ấn Âu

Tại Đà Nẵng, từ cuối thế kỉ XIX, người Pháp đã đặt chân lên vùng đất Đà Nẵng và lấy Đà Nẵng làm nơi để bắt đầu cho cuộc xâm lược ở Việt Nam. Có một thời gian, giữa người Pháp và người dân Đà Nẵng đã thiết lập được mối quan hệ về con người, văn hóa và ngơn ngữ (ở đây là sự ảnh hưởng của văn hóa, ngơn ngữ Pháp đến người dân Đà Nẵng). Những gia đình có liên hệ mật thiết với Pháp, có thể đặt tên cho con bằng tiếng Pháp; tuy nhiên, kết quả chúng tôi khảo sát được thì trước năm 1975, ở Đà Nẵng khơng có tên gốc Pháp hoặc tên gốc Ấn Âu. Nhưng từ

sau năm 1975, chúng tôi phát hiện ra một số tên riêng có nguồn gốc Ấn Âu, trong đó có 2 tên được giữ nguyên âm tiếng nước ngoài là Lina (Trần Đoàn Lina) và Tony (Nguyễn Tony) và một tên được phiên âm theo tiếng Việt gồm 2 âm tiết là Ka Thy (Nguyễn Dỗn Tống Hồng Ka Thy).

Là một trong những trung tâm giao lưu văn hóa và mở rộng quan hệ với quốc tế, có lẽ việc xuất hiện tên riêng gốc Ấn Âu là một điều có thể dễ hiểu và khơng có gì là lạ. Điều đáng nói ở đây là tên riêng gốc Ấn Âu chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của ngôn ngữ Ấn Âu trong việc đặt tên riêng ở Đà Nẵng không phát triển như ở Sài Gòn và một số nơi khác. Tên riêng gốc Hán Việt vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc đặt tên người Việt ở Đà Nẵng nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 49)