Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lý thuyết về tên riêng

1.1.4. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng

Về mặt ngữ pháp, tên riêng được xếp vào nhóm từ loại danh từ, vì thế tên riêng và tên chung trước hết sẽ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau; và với đặc điểm của một tiểu loại danh từ, tên riêng cũng có những đặc điểm ngữ pháp riêng của mình. Dưới đây là một số đặc điểm ngữ pháp của tên riêng:

(1). Khả năng kết hợp với “lượng từ”, “số từ”, “chỉ từ” kém hơn tên chung

Theo tác giả Diệp Quang Ban [4, tr.477] thì tên riêng không có khả năng kết hợp rộng rãi như tên chung, nghĩa là tên riêng không trực tiếp kết hợp với những từ chỉ số lượng như “các”, “những”, “tất cả”,… Khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng chỉ xảy ra khi có danh từ riêng trùng nhau hoặc tương tự được gộp lại thành một khối chung, chẳng hạn: những Điện Biên Phủ (những chiến dịch lớn và thắng lợi

lừa gạt trong chuyện tình yêu để lấy tình, lấy tiền). Tương tự, tên riêng chỉ kết hợp với số từ trong trường hợp có từ hai đối tượng trùng tên được nói đến (xảy ra chủ yếu ở tên người) như trong câu “Lớp học có hai học sinh tên Nguyễn Văn Nam, cô muốn gặp Nguyễn Văn Nam nào?”.

Khả năng kết hợp tên riêng với các chỉ từ “này”, “ấy”, “kia”,… hoặc một định ngữ nào khác cũng ít xảy ra, nó chỉ xảy ra khi thực sự muốn nhấn mạnh vào việc chỉ trỏ, ví dụ: “Cái thằng Năm Sài Gòn này không bao giờ thèm dùng nước mắt để lừa dối người” (Bỉ Võ, Nguyên Hồng); hoặc khi muốn gia thêm một chi tiết để tránh sự lẫn lộn vì trùng tên, ví dụ những định ngữ kiểu như “Sài Gòn” trong “Năm Sài Gòn”; “tóc đỏ” trong “Xuân Tóc Đỏ” thường là xuất hiện như một xu thế trở thành một bộ phận trong tên gọi ghép.

(2). Khả năng kết hợp với từ “cái”, “loại từ”

Khi kết hợp với từ “cái”, tên riêng có thể kết hợp với loại từ và danh từ chung để tạo thành hai cách diễn đạt: cái + loại từ + tên riêng, “Cái hòn Nam Bộ”;

cái + loại từ + danh từ chung + tên riêng, “Cái anh chánh án Đẩu”.

Trong một số trường hợp, tên riêng được gọi theo tính võ đoán, giữa sự vật và tên gọi không có mối quan hệ có lý do nào, khó hiểu vì sao sự vật được gọi như vậy; nên tên riêng thường đòi hỏi phải có một danh từ chung ở trước, hai bên đặt theo quan hệ đồng vị với nhau, ví dụ như: “Tỉnh Nghệ An”, “sông Hàn”, “Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến”,… Cũng với khả năng kết hợp ấy, tên riêng còn kết hợp với loại từ trong mô hình: loại từ + tên riêng, ví dụ như “cậu Phú”, “bác Hải”, “dì Anh”, “mợ Quy”,… với khả năng kết hợp này nó có thể đem lại tác dụng phân biệt giới tính, tuổi tác, sự kính trọng đối với người được nói đến.

(3). Tên riêng không trực tiếp làm “vị ngữ”,

Trong một số trường hợp, tên riêng phải kết hợp với hư từ “là” hoặc các từ phủ định “không phải”, “không phải là” như trong câu “Suối ấy là/không phải/không phải là Suối Mơ”.

Tên riêng cũng không đặt sau các từ trạng ngữ thời gian như “đã”, “từng”, “sẽ”,… và không đặt sau các từ “hãy”, “đừng”, “chớ”,…

(4). Tên riêng có thể được sử dụng như “tính từ” hoặc “động từ”

Nhờ phương pháp chuyển loại, tên riêng cũng có thể làm tính từ, động từ trong câu. Ví dụ: “Cậu ta rất Xuân Diệu”, Xuân Diệu là tên của nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ tình hay, ở trong câu nói này tên riêng Xuân Diệu khi được đặt sau phó từ chỉ mức độ “rất” thì trở thành tính từ chỉ sự lãng mạn. Hoặc như trong câu “Nó định Sở Khanh với chị ấy” thì tên riêng “Sở Khanh” đóng vai trò như một động từ chỉ sự lừa đảo, tráo trở.

Như vậy, ngoài những đặc trưng ngữ pháp của một từ loại danh từ nói chung vốn có, tên riêng còn có những đặc điểm từ vựng, cấu trúc – chức năng chuyên biệt, không giống với danh từ chung và các lớp từ loại khác trong ngôn ngữ. Trong một bài nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Tất Thắng [40] đã gọi tên riêng là “ngữ định danh”; có lẽ đây là một vấn đề cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn, hứa hẹn sẽ là một vấn đề hấp dẫn để các nhà nghiên cứu xem xét và tiếp tục đào sâu khi tiếp cận với đối tượng là tên riêng ở mọi góc độ.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)