CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Đặc điểm cấu tạo
2.2.1. Mơ hình cấu tạo tên riêng
Về thuật ngữ tên riêng chỉ người, theo tác giả Phạm Tất Thắng [41], ở Việt Nam hiện nay khơng có mơn học Danh học tiếng Việt nên việc sử dụng hệ thuật
ngữ biểu thị tên người chưa được thống nhất. Để chỉ tên chính, có người sử dụng thuật ngữ Họ và Tên, hay Họ Tên; có người cịn gọi là Tên, Tên riêng hoặc Tên người. Ngay cả các thành tố cấu tạo nên tên riêng cũng có nhiều cách gọi khác nhau
như: họ, tên họ; đệm, tên đệm; tên lót; tên, tên chính, tên cá nhân. Ở đây, chúng tôi quy ước gọi các thành tố cấu tạo nên tên riêng lần lượt là tên họ, tên đệm, tên chính.
Về cấu tạo tên riêng, nhiều tác giả cùng thống nhất mơ hình chung về tên riêng người Việt gồm có 2 dạng:
(1). Họ – Tên
Về thành tố tên họ: trước đây, tên họ của người Việt thường có cấu tạo đơn
âm tiết như: “Bùi”, “Cao”, “Châu”, “Đặng”, “Đinh”, “Nguyễn”,…; đây được coi là cách đặt tên họ truyền thống của người Việt. Hiện nay ngồi họ đơn, nhiều người cho rằng cịn có họ kép và họ ghép. Họ kép tựa như một tên họ có sẵn được dùng để phân biệt trong một dòng họ lớn sẽ có nhiều chi họ khác nhau, ví dụ như họ kép “Nguyễn Văn”, “Nguyễn Đình”, “Nguyễn Hữu”,… Họ ghép là kiểu họ được ghép từ tên họ của cha và tên họ của mẹ, trong đó tên họ của cha được đặt trước tên họ của mẹ, chẳng hạn như “Nguyễn Trần”, “Phạm Nguyễn”, “Huỳnh Đặng”, “Lê Đỗ”,…
Về thành tố tên đệm: một trong những yêu cầu khi đặt tên là tránh trùng tên
với các bậc bề trên trong gia đình, kể cả trùng tên với người ngồi cũng khơng hay. Trong khi đó, số người cần phải đặt tên là vô hạn; vậy nên, để đảm bảo một trong những nguyên tắc đặt tên và cũng là giải quyết sự mâu thuẫn ấy, tên đệm có xu
hướng mở rộng âm tiết để khả năng khu biệt giữa người này với người khác càng cao hơn, xác suất trùng tên cũng thấp. Do đó, tên đệm hiện nay có 2 loại là tên đệm
đơn (được cấu tạo bởi 1 âm tiết, như: “Ái”, “An”, “Bá”, “Đức”, “Kim”, “Trọng”,
“Việt”,…) và tên đệm phức (được cấu tạo từ 2 âm tiết trở lên, như: “Ái Mỹ”, “Bảo Ngọc”, “Bình Phương”, “Đặng Nữ Hồng”, “Dỗn Tống Hồng Ka”,…).
Về thành tố tên chính: cũng như tên đệm, tên chính hiện nay có 2 loại là tên
chính đơn và tên chính phức. Tên chính đơn thường gặp là “An”, “Anh”, “Bảo”,
“Uyên”, “Vui”,… Tên chính phức có thể là từ láy hoặc từ ghép, kiểu như “Lung
Linh”, “Thành Cơng”, “Quyết Chiến”, “Thiện Chí”,…
Cuối cùng, mơ hình khái qt một cách đầy đủ về tên người Việt có thể được trình bày như sau:
Tên họ Tên đệm Tên chính
A (đơn) A’(phức) B (đơn) B’ (phức) C (đơn) C’ (phức)
Trường hợp tên vắng mặt tên đệm sẽ gọi là tên đệm zero. Dựa trên mơ hình tổng qt, chúng ta sẽ có các dạng tên chính như sau:
(1). AC: Lê Đàn, Phạm Vui, Lê Phép,…
(2). A’C: Phan Đỗ Quyên, Trần Đoàn Lina, Nguyễn Đức Trịnh,… (3). AC’: Vương Gia Hân, Đỗ Hải Quân, Đặng Minh Quân,…
(4). A’C’: Đàm Nguyễn Quốc Khánh, Lê Tấn Minh Trí, Nguyễn Thái Minh Quân,…
(5). ABC: Trương Thị Ánh, Lê Đạt Quỳnh, Mai Diệu Thanh,…
(6). A’BC: Lê Trần Diệu Âu, Lưu Trần Anh Thuyên, Nguyễn Phan Minh Trân,…
(7). AB’C: Bùi Văn Minh Tài, Lê Thy Thùy Trâm, Đỗ Thanh Minh Giang,… (8). ABC’: Đồng Kim Khôi Nguyên, Đặng Kiều Thảo Nguyên, Vũ Khả Anh
Quân,…
(9). AB’C’: Vĩnh Tôn Nữ Bảo Ngọc, Phan Lê Đặng Nhã Tiên.
(10). A’BC’: Đồng Nguyễn Duyên Ngọc Giàu, Kỳ Nguyễn Hoàng Tấn Tài, Trần Nguyễn Mai Linh Linh.
(11). A’BC’: Nguyễn Hồn Kim Bình Nhi.
(12). A’B’C’: Nguyễn Dỗn Tống Hồng Ka Thy.
Kết quả khảo sát và thống kê tên riêng người Việt ở Đà Nẵng cho thấy ở Đà Nẵng có đầy đủ các dạng trên. Những ví dụ ở mỗi dạng chúng tôi lấy trực tiếp từ đối tượng khảo sát.
2.2.2.1. Yếu tố tên họ
Tên họ của người Việt ở Đà Nẵng vừa có họ đơn, họ kép và họ ghép.
Họ đơn, chủ yếu vẫn là những họ ở Việt Nam như Bùi, Đinh, Đỗ, Dương, Lê, Trần, Tơn, Võ,… Trong đó, chúng tơi thống kê được có 89 họ khác nhau, nhiều nhất
là họ Nguyễn và họ Trần, chiếm tỉ lệ lần lượt là 27,76%, 11,21%.
Họ kép, là dấu hiệu đánh dấu những chi họ trong các dòng họ lớn, gồm có: Nguyễn Văn, Trần Đình, Tơn Thất, Tơn Nữ,…
Họ ghép, ghép giữa họ cha và họ mẹ như Đoàn Thái, Trần Nguyễn, Nguyễn Lê, Tăng Lê, Từ Lê,…
2.2.2.2. Yếu tố tên đệm
Do xu hướng mở rộng âm tiết và quan niệm thẩm mỹ trong cách đặt tên ở Đà Nẵng nên tên đệm có cấu tạo khá phức tạp. Ở một số trường hợp, chúng tôi không thể xác định rõ thành tố tên đệm và thành tố tên chính kép. Việc xác định ranh giới giữa tên họ – tên đệm – tên chính trong việc đặt tên hiện vẫn chưa có những tiêu chí xác định. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng có thành tố tên đệm chủ yếu là tên đệm đơn và tên đệm phức có cấu tạo như sau:
Tên đệm đơn, chúng tơi thống kê có 185 tên đệm đơn khác nhau, nhiều nhất
vẫn là tên đệm Văn và tên đệm Thị.
Tên đệm phức: có 2 loại
- Các từ trong tên đệm kết hợp với nhau thành một từ ghép hoặc láy: Bùi
Văn Minh Tài, Lê Thy Thùy Trâm,…
- Các từ trong tên đệm kết hợp ngẫu nhiên, khơng tạo thành tên họ kép hoặc
tên chính kép với tên họ và tên chính: Nguyễn Thị Bảo Loan, Hứa Hoàn Bảo Hiền, Phan Ngọc Hà Vy,…
Số lượng âm tiết tên đệm trong tên riêng người Việt ở Đà Nẵng mà chúng tôi khảo sát được như sau:
Tên đệm
Zero Một tiếng Hai Tiếng Ba tiếng Bốn tiếng
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Trước 1945 13 19% 57 3% 3 0.19% 0 0% 0 0% Từ 1945-1975 19 28% 162 9% 35 2,17% 0 0% 0 0% Sau 1975 35 52% 1502 87% 1574 97,64% 11 100% 1 100% Tổng 67 100% 1721 100% 1612 100% 11 100% 1 100% 2.2.2.3. Yếu tố tên chính
Tên chính người Việt ở Đà Nẵng, có 376 tên gọi khác nhau mà chúng tôi
thống kê được. Cũng như tên họ và tên đệm, tên chính được cấu tạo chủ yếu là tên chính đơn và tên chính phức.
Tên chính đơn, theo thứ tự các tên được đặt nhiều nhất ở Đà Nẵng là Huy, Nhi, Nguyên, Vy,…
Tên chính phức, thường là:
- Các từ trong tên chính kết hợp với nhau tạo thành từ ghép hoặc từ láy như
Nguyễn Thái Bình, Chế Thị Thanh Bình, Lê Thị Kim Chi, Huỳnh Lê Trân Trân,…
- Các từ trong tên chính tạo thành một cụm từ: Trần Đặng Nữ Hồng Anh. Cuối cùng, tần suất xuất hiện của các yếu tố trong mơ hình cấu tạo tên riêng người Việt ở Đà Nẵng xét về mặt cấu trúc, từ loại và thanh điệu chúng tôi tổng hợp theo những bảng thống kê sau:
- Xét về mặt cấu trúc đơn, phức:
Thành tố Tên họ Tên đệm Tên chính
Cấu trúc đơn 73% 51% 43% Cấu trúc phức 27% 49% 57% - Xét về mặt từ loại: Từ loại Danh từ Động từ Tính từ Số từ Khác (phó từ, hư từ) Tỉ lệ 85,50% 4,64% 14,56% 0,40% 1,06% - Xét về mặt thanh điệu: Các từ cùng thanh điệu Hai từ gần nhau cùng thanh điệu Hai từ đầu và cuối cùng thanh điệu Các từ có thanh điệu khác nhau Bốn từ trở lên, chỉ dùng 2 thanh điệu Tỉ lệ 4% 26% 12% 53% 6%