Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu

Theo sơ đồ quy trình nghiên cứu trên (Hình: 3.1), ta thấy quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu cần nghiên

33

cứu, sau đó tìm hiểu cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó cùng với thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Tiếp theo, tiến hành nghiên cứu thông qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Là phương pháp nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu (n=20) các đối tượng được lựa chọn bằng các câu hỏi mở đã được chuẩn bị trước.

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm đánh giá lại mức độ rõ ràng và sự phù hợp của từ ngữ, độ chính xác về ý nghĩa của từng ý kiến phát biểu, đồng thời bổ sung và thu thập thêm những phát biểu mới. Tổng hợp nội dung của buổi phỏng vấn sẽ làm cơ sở điều chỉnh thang đo, bổ sung các biến quan sát, từ đó thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu chính thức.

Các thông tin cần thu thập

Xác định xem các đối tượng được phỏng vấn hiểu về nhu cầu của nhân viên đối với Ngân hàng như thế nào? Theo họ, các yếu tố nào làm cho nhân viên Ngân hàng có động lực làm việc cao hơn?

Kiểm tra xem các đối tượng được phỏng vấn có hiểu đúng nội dung câu hỏi phỏng vấn hay không? Còn điều gì mà bảng câu hỏi chưa đề cập tới và cần bổ sung gì vào nội dung các câu hỏi hay không?

Đối tượng phỏng vấn

Dựa vào mối quan hệ thân thiết phỏng vấn 20 nhân viên bao gồm 10 nhân viên khối kinh doanh và 10 nhân viên khối hỗ trợ.

34

Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở cho việc hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi để tiến tới nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát ra sẽ được tham khảo qua ý kiến của trưởng phòng Quản lý nội bộ.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát bằng công cụ tự động khảo sát qua mail, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi nguồn dữ liệu được mã hóa và làm sạch, nghiên cứu tiếp tục với các bước sau:

Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’ s Alpha, qua đó loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác. Theo Nunnally & Berstein (1994), các biến quan sát được chấp nhận khi có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected item - total correlation) lớn hơn 0.3 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt của các nhân tố. Khi hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này càng lớn ≥ 0.5 cho biết các biến và nhân tố càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố, có giá trị lớn hơn 1.

35

Phân tích hồi quy đa biến: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến kia là các biến độc lập. Mô hình này được mô tả như sau:

Yi=βO+β1X1i+β2X2i+...+ βkXki+ei Trong đó:

Xki: Giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát i; βk: Hệ số hồi quy riêng phần;

ei: là một biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.

Theo đó, mô hình đề xuất nghiên cứu như sau:

Động lực làm việc = BO + B1* lương, thưởng, phúc lợi + B2*môi trường làm việc + B3* bản chất công việc + B4* đào tạo thăng tiến + B5* khen thưởng, đánh giá thành tích + B6* lãnh đạo + B7* đồng nghiệp.

Kiểm định thống kê: Tiếp theo, tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình. Đề tài sử dụng phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với động lực làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 47 - 50)