Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay động lực làm việc của nhân viên ngân hàng là chưa thực sự cao, với mức điểm trung bình là 3.673 trên thang đo Likert 5 điểm.
Trong 6 yếu tố được xác định là ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên thì họ đánh giá thấp nhất là yếu tố khen thưởng, đánh giá thành tích (3.566); môi trường làm việc (3.647); lương thưởng, phúc lợi (3.784); lãnh đạo (3.790); bản chất công việc (3.794); đào tạo thăng tiến (3.817); đánh giá cao nhất yếu tố đồng nghiệp (3.992).
Điều này cho thấy yếu tố lãnh đạo và đồng nghiệp của ngân hàng là khá tốt và nhân viên khá hài lòng. Nhưng họ lại chưa thực sự hài lòng về yếu tố môi trường làm việc và yếu tố khen thưởng, đánh giá thành tích của ngân hàng (Bảng 5.1).
Lương thưởng,
phúc lợi 239 2.400 5.000 3.784 0.666
Môi trường làm
việc 239 1.250 4.750 3.647 0.710
Đào tạo, thăng tiến 239 2.500 5.000 3.817 0.618 Khen thưởng, đánh giá thành tích 239 1.000 4.750 3.566 0.895 Lãnh đạo 239 2.400 4.800 3.790 0.591 Đồng nghiệp 239 3.000 5.000 3.992 0.590 Động lực làm việc 239 2.000 5.000 3.673 0.657 Valid N (listwise) 239 76
(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0, 2021) Như vậy, với những khía cạnh được nhân viên khảo sát đánh giá cao, các nhà lãnh đạo của BIDV khu vực Đông Sài Gòn cần quan tâm, duy trì và phát huy trong thời gian tới. Ngược lại, với những khía cạnh mà nhân viên đánh giá thấp mặc dù vẫn đạt mức cao hơn trung bình nhưng điều đó cho thấy chính sách tạo động lực cho nhân viên ở đây vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi của đội ngũ người lao động.
Mặt khác, trong thời điểm hiện tại, đề tài nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên ngân hàng BIDV khu vực Đông Sài Gòn là rất cần thiết vì đây là giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Do đó, ý nghĩ của nghiên cứu cũng rất cấp bách và cần thiết để các chi nhánh BIDV Khu vực Đông Sài Gòn có các chính sách nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong điều kiện các chế độ lương, thưởng của nhân viên đang bị giảm nhiều so với những năm trước dịch bệnh.
Kết quả nghiên cứu giúp ban lãnh đạo của các chi nhánh BIDV khu vực Đông Sài Gòn biết được nguyên nhân nhân viên nghỉ việc, nhảy việc, hay làm việc thiếu hiệu quả
77
là do họ bị thiếu động lực để làm việc, tạo động lực, tăng cường động lực làm việc cho nhân viên là cần thiết và phải thực hiện thường xuyên.
Từ đó, ban lãnh đạo có thể xây dựng các chính sách, công cụ nhằm tăng cường thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên của chi nhánh mình.
Từ những hàm ý quản trị trên đây, tác giả đề xuất một số kiến nghị đến ban lãnh đạo BIDV khu vực Đông Sài Gòn như sau: