Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 50 - 51)

Chọn mẫu: “không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, 1974). Do đó, mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất), trong đó tác

36

giả sẽ tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Cụ thể, những người tham gia khảo sát là các nhân viên hiện đang làm việc tại các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 8/2020. Như vậy, lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng sự (2006), đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu tối thiểu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 5*x (Trong đó: n là cỡ mẫu và x là tổng biến quan sát). Luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố và trong mô hình nghiên cứu trên có 37 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n = 5*37 = 185. Vì vậy, kích thước mẫu yêu cầu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện và chính xác cho nghiên cứu phải từ 185 quan sát.

Do các giới hạn về mặt tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Tác giả dự kiến kích thước mẫu ban đầu là 250 để kết quả xử lý có ý nghĩa hơn và dự phòng trong trường hợp các nhân viên không trả lời hoặc bảng trả lời không hợp lệ.

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 50 - 51)