So sánh với thực tế

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 94 - 97)

Đề tài nghiên cứu có mục đích chính là xác định và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh. Và đối tượng nghiên cứu là toàn thể cán bộ công nhân viên thuộc hai khối kinh doanh và hỗ trợ của

72

bốn chi nhánh BIDV thuộc khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh đó là chi nhánh BIDV Đông Sài Gòn, chi nhánh BIDV Thủ Đức, chi nhánh BIDV Quận 9 - Sài Gòn, chi nhánh BIDV Thủ Thiêm. Nghiên cứu đã thiết kế và phát triển các thang đo trong mô hình cho phù hợp với bối cảnh thực tế bằng việc thảo luận nhóm và phân tích nhân tố EFA.

Cuối cùng, kết quả của phân tích hồi quy đa biến đã xác định được động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn chịu sự ảnh hưởng của 6 yếu tố: tiền lương thưởng, phúc lợi; môi trường làm việc; bản chất công việc; khen thưởng, đánh giá thành tích; lãnh đạo; đồng nghiệp. Kết quả này là phù hợp với tình hình thực tế ở các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và hệ thống các Ngân hàng nói riêng, cũng như phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố là H4 “đào tạo thăng tiến” không ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng BIDV khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy cán bộ Ngân hàng BIDV khu vực Đông Sài Gòn trong thời gian tác giả khảo sát dữ liệu là thời kỳ dịch bệnh Covid 19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, do đó, trong giai đoạn này, động lực làm việc của nhân viên chủ yếu từ các yếu tố tiền lương thưởng, phúc lợi, khen thưởng, đánh giá thành tích, môi trường giờ giấc làm việc.. .Còn chế độ đào tạo thăng tiến theo đánh giá của các bài nghiên cứu trước và theo ý kiến chủ quan của tác giả là cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Đây là điểm yếu của nghiên cứu vì chỉ có ý nghĩa trong môi trường dịch bệnh Covid như hiện nay.

73

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả trình bày các nội dung:

Đánh giá độ tin cậy các thang đo thông qua hệ số Cronbach’ s Alpha, phân tích nhân tố EFA cho 7 biến độc lập (tiền lương thưởng, phúc lợi; môi trường làm việc; bản chất công việc; đào tạo thăng tiến; khen thưởng, đánh giá thành tích; lãnh đạo; đồng nghiệp) và rút trích ra được 36 biến quan sát độc lập. Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình cho biết có 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng BIDV khu vực Đông Sài Gòn đó là: môi trường làm việc; tiền lương thưởng, phúc lợi; bản chất công việc; khen thưởng, đánh giá thành tích; lãnh đạo; đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố “môi trường làm việc” là ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc của nhân viên BIDV khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.

N Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả tập trung phát triển các hàm ý quản trị được rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên BIDV khu vực Đông Sài Gòn. Bên cạnh đó, trong chương này nghiên cứu cũng nêu lên những hạn chế còn tồn tại của đề tài đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Một phần của tài liệu 2434_012541 (Trang 94 - 97)