CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu chính thức
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu
Chọn mẫu: “không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, 1974). Do đó, mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất), trong đó tác
36
giả sẽ tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Cụ thể, những người tham gia khảo sát là các nhân viên hiện đang làm việc tại các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 8/2020. Như vậy, lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng sự (2006), đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu tối thiểu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 5*x (Trong đó: n là cỡ mẫu và x là tổng biến quan sát). Luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố và trong mô hình nghiên cứu trên có 37 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n = 5*37 = 185. Vì vậy, kích thước mẫu yêu cầu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện và chính xác cho nghiên cứu phải từ 185 quan sát.
Do các giới hạn về mặt tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Tác giả dự kiến kích thước mẫu ban đầu là 250 để kết quả xử lý có ý nghĩa hơn và dự phòng trong trường hợp các nhân viên không trả lời hoặc bảng trả lời không hợp lệ.
3.3.2. Xây dựng Bảng câu hỏi và thiết kế thang đo
Xây dựng Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí đã được tham khảo ở nghiên cứu sơ bộ. Bảng câu hỏi định lượng được thiết kế bao gồm hai thành phần chính.
Phần I: Bao gồm các thông tin cá nhân như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác.
Phần II: Bao gồm các câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài
37
Gòn, TP. Hồ Chí Minh. (xem Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm - nghiên cứu sơ bộ và thang đo chính thức)
Thiết kế thang đo cho Bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều cần hỏi và cách đo lường các biến nhằm đạt được kết quả phù hợp và sự chính xác. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Liker 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của người trả lời với:
1 - Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý
3- Không có ý kiến 4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý.
Thang đo Liker 5 điểm được sử dụng bởi vì đây là thang đo được sử dụng phổ biến và phù hợp với đặc trưng của vấn đề nghiên cứu. Nội dung các biến quan sát trong các thành phần sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở trên, thang đo về các yếu tố: tiền lương thưởng phúc lợi, môi trường làm việc, bản chất công việc, đào tạo thăng tiến, khen thưởng, đánh giá thành tích; lãnh đạo; đồng nghiệp, động lực làm việc được đo lường thông qua số lượng các tên biến, nội dung và nguồn thang đo (Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm - nghiên cứu sơ bộ và thang đo chính thức).
Sau khi thiết kế thang đo, để đảm bảo nội dung thang đo phản ánh được chính xác các định nghĩa của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm, việc này nhằm bổ sung và chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với thực trạng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
38
Nhóm thảo luận gồm 20 người trong đó có 10 nhân viên khối kinh doanh và 10 nhân viên khối hỗ trợ tại các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khu vực Đông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh (chi nhánh Đông Sài Gòn, chi nhánh Thủ Đức, Chi nhánh Quận 9 - SG, chi nhánh Thủ Thiêm) được mời tham gia thảo luận. Các thành viên trong nhóm đều thấy hào hứng với đề tài, họ đã tích cực đưa ra các ý kiến, quan điểm và suy nghĩ của mình về động lực làm việc của nhân viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Nội dung thảo luận xoay quanh các phát biểu được xây dựng trong thang đo để nhóm tham gia thảo luận góp ý. Theo đó, tác giả tiến hành điều chỉnh thang đo cho phù hợp với sự nhận thức và thực tế của họ trong ngân hàng. (xem Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm - nghiên cứu sơ bộ và thang đo chính thức). Nhóm thảo luận đã góp ý kiến và tác giả tiến hành điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, cụ thể như sau:
Các biến quan sát thuộc biến độc lập tiền lương thưởng có một biến LT2 “Tôi có thể sống tốt hoàn toàn dựa vào thu nhập từ ngân hàng” được điều chỉnh thành “Thu nhập từ công việc hiện tại giúp tôi có cuộc sống ổn định” thì sẽ tập trung hơn và không bị trùng lắp với các biến quan sát khác.
Các biến quan sát thuộc biến độc lập Lãnh đạo được góp ý điều chỉnh cụm từ “cấp trên” ở các biến thành cụm từ “lãnh đạo” để phù hợp với mô hình đề xuất.
Như vậy, qua sự góp ý từ nhóm thảo luận, tác giả đã có sự điều chỉnh một biến quan sát thuộc biến điều kiện làm việc, loại bỏ một biến quan sát thuộc biến chế độ phúc lợi nhưng đồng thời bổ sung lại biến khác. Do đó, thang đo không thay đổi về tổng thể số lượng biến quan sát cũng như tinh thần chung về nội dung và ý nghĩa của các câu hỏi. Sau khi được điều chỉnh, bảng thang đo được trình bày lại như Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm - nghiên cứu sơ bộ và thang đo chính thức.
39
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ, phương pháp nghiên cứu gồm hai giai đoạn: nghiên cứu định tính (thông qua thảo luận nhóm theo một số nội dung đã chuẩn bị trước, nội dung được chọn lọc, ghi nhận và làm cơ sở để điều chỉnh thang đo cũng như bổ sung thêm các biến) và giai đoạn nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20). Phần nghiên cứu chính thức trình bày phương pháp chọn mẫu, thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi và mã hóa thang đo nhằm phục vụ cho việc xử lý số liệu thu thập được ở chương 4 tiếp theo.
40