Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị, 2017
Bảng 2.3. Cơ cấu về đội tuổi NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Đơn vị tính: % Năm Độ tuổi Dưới 30 30-40 41-45 Trên 45 2014 15 24 29 32 2015 31 39 18 12 2016 30 41 15 14 2017 32 42 14 12
Xét về cơ cấu độ tuổi có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng trẻ hóa nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra trong các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị. Năm 2014 số công chức dưới 30 tuổi chiếm 15%, từ 30-40 tuổi 24%, từ 41-45 tuổi 29% và trên 45 tuổi chiếm 32 %. Đến năm 2017 cơ cấu về độ tuổi đã có sự thay đổi, số công chức trên 45 tuối chỉ còn chiếm 12%, từ 41-45 tuổi chiếm 14%, từ 30-40 tuổi 42% và dưới 30 tuổi là 32%. Đây là xu hướng tất yếu và đi đúng với chủ trương của Sở trong việc trẻ hóa và nâng cao trình độ chuyên môn. Cán bộ trẻ vốn có nhiều thế mạnh như: sức khỏe tốt, được tiếp cận kiến thức KH&CN hiện đại sớm, tiên tiến, năng động, sáng tạo,…song vẫn còn không ít nhược điểm là: tự ái cao, thời gian và môi trường trải nghiệm còn hạn chế, thiếu chín chắn, gặp khó khăn dễ chán nản…Do đó, để đảm bảo được hiệu quả công việc và xây dựng được đội ngũ công chức chất lượng cao, ngoài việc phải trẻ hóa độ tuổi thì còn phải “trẻ hóa” cả tư duy, thái độ, đạo đức, tác phong làm việc; ngoài ra cần “trẻ hóa” cả phương pháp, cách thức làm việc phải khoa học, chuyên nghiệp
2.2.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Sau thời gian triển khai đồng loạt các chính sách quản lý NLCLC, đến năm 2017 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã thu hút được nhiều cán bộ có trình độ cao trong giai đoạn từ 2014-2017. Năm 2014 chỉ có 22% số cán bộ có bằng ĐH và SĐH, 47% có bằng CĐ và có tới 31% số cán bộ có bằng Trung cấp. Với 78% bằng cấp dưới dưới bậc ĐH, sẽ rất khó để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH và đưa Sở Khoa học và Công nghệ ngày một phát triển. Đến nay, số lượng nhân lực có bằng ĐH đã tăng hơn gấp 3 lần đạt 63,5%, góp phần tạo đà cho sự phát triển của kinh tế, xã hội và công cuộc cải cách hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây. Với đội ngũ NLCLC như trên, có thể nói, Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị đã và đang thành công trong việc thu hút NLCLC vào bộ máy HCNN.
Bảng 2.4. Tỷ lệ NLCLC trong các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị Đơn vị tính: % Năm Tổng số Tỷ lệ NLCLC (ĐH, SĐH) trong tổng số nhân lực Đại học Thạc sĩ Tiến si 2014 22 18 3 1 2015 46 25 20 1 2016 64 35 28 1 2017 98 63,5 34,5 1
Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thông qua quá trình tự đào tạo và đào tạo lại đã phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ của tỉnh
Bên cạnh đó, Lực lượng đội ngũ NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng trị đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc tư vấn, phản biện, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng về KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, an ninh-quốc phòng, đặc biệt trong việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, Giáo dục- đào tạo.
Trình độ NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị chia theo ngạch công chức – viên chức: Khi đánh giá đến chất lượng nguồn nhân lực, thì việc phân tích, đánh giá ngạch công chức, viên chức là rất cần thiết, là tiêu chí quan trọng không chỉ nói lên trình độ cao, mà còn nói lên kinh nghiệm của họ trong công việc.
Bảng 2.5. Ngạch công chức, viên chức của nguồn NL Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Đơn vị tính: Người
Năm
Phân theo ngạch công chức - viên chức
Tổng số CVCC và tương đương CVC và tương đương CV và tương đương Cán sự và tương đương Còn lại 2014 47 1 8 15 23 25 2015 56 1 19 25 11 24 2016 70 2 25 34 9 23 2017 107 2 27 45 7 26
Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Nhìn vào Bảng 2.5, ta thấy Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị có đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính tăng dần qua các năm. Điều này nói lên chất lượng nguồn nhân lực của ngành ngày một tăng. Nếu như năm 2014, ngành mới chỉ có 8 chuyên viên chính, thì đến năm 2017 đã có 27 người, tăng gấp 4 lần; chuyên viên cao cấp tăng 2 lần. Do đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp có vai trò hết sức quan trọng trong công tác, nên trong thời gian tới, Sở cần quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và tạo điều kiện để cán bộ viên chức Ngành thi tuyển, phát triển đội ngũ này.
2.2.1.3. Trình độ chính trị của cán bộ, viên chức Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Trình độ chính trị cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ. Đây là tiêu chí quan trọng, có tính quyết định đến bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng của cán bộ, viên chức trước nhiệm vụ được giao của bản thân và toàn cơ quan. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích tiêu chí này là rất cần thiết.
Theo số liệu Bảng 2.6, nhận thấy rằng Sở đã luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức về mặt chính trị. Nếu như năm 2014, toàn Sở mới chỉ có 11 người có trình độ chính trị, thì đến năm 2017 đã có 44 người – tăng 33 người, tương đương 75%, đây là tỷ lệ tăng khá cao.
Bảng 2.6 Trình độ chính trị của NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Chính trị Cao cấp Trung cấp 2014 11 5 6 2015 18 7 11 2016 30 8 22 2017 44 10 34
Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Để có đội ngũ cán bộ, viên chức thực sự có chất lượng cao không chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn về trình độ chính trị này, trong những năm qua, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Sở đã luôn xem nâng cao chất lượng đối với NNL là nhiệm vụ trọng tâm và đã tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này
Để đánh giá tình hình quản lý nguồn NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị trong phần này tác giả đi sâu khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở qua một số tiêu chí cụ thể như: Trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Kinh nghiệm, thâm niên công tác và đạo đức công vụ; Kỹ năng và mức độ thành thạo công việc; Mức độ nhận thức và khả năng sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc; Mức độ hoàn thành công việc.
2.2.1.4. Bố trí công việc cho CBCCVC tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.7. Việc bố trí công việc cho CBCCVC của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Bố trí sử dụng Đơn vị tính Đúng chuyên ngành đào tạo Có liên quan đến chuyên ngành đào Chưa đúng chuyên ngành đào tạo Số lượng người 78 24 5 Tỷ lệ % 72,89 22,3 4,7
Bảng tổng hợp trên cho thấy hầu hết các phòng, ban đơn vị trực thuộc đã bố trí công việc phù hợp với trình độ được đào tạo. Tuy nhiên, số CBCCVC được bố trí công việc chưa hoàn toàn đúng với chuyên ngành đào tạo, chỉ liên quan một phần đến chuyên môn được đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao (22,3%), và vẫn còn một số phòng, ban, đơn vị bố trí chưa đúng chuyên ngành đào tạo (4,7%). Thực trạng hiện nay cho thấy, việc bố trí, sử dụng CBCCVC ở một số cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với CBCCVC còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ CBCCVC đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.
2.2.1.5. Phân bổ kinh phí nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.8. Nhân lực và tổ chức Khoa học và Công nghệ (Thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị Tên tổ chức nghiên cứu - phát triển Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN
Nhân lực hiện có đến 30/6/2017 Kinh phí nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2017 (tr.đ) Tổng số
Trong đó hưởng lương SNKH Tổng số NCV cao cấp và tương đuơng NCV chính và tương đương Kỹ thuật viên 1.Trung tâm Thông tin- Thống kê KH&CN Số 02/KHCN ngày 0/12/2008 18 10 10 1.600 2. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&C Số 01/KHCN ngày 10/10/2008 15 8 8 1.896 3. Trung tâm Kỹ thuật TC- ĐL-CL Số 01/KHCN ngày 29/8/2012 20 8 8 1 1.059 4. Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển Nấm Số 04/KHCN ngày 30/9/2016 7 1 1 450 Tổng số 60 27 26 1 5.005
Từ bảng trên ta thầy: Các đơn vị tự chủ trong xác định nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ khoa học công nghệ và biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, được tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh, chủ động các hoạt động liên kết, hợp tác, ký hợp đồng thực hiện các loại dịch vụ... thông qua đó giúp cho các đơn vị phát huy năng lực, thế mạnh của mình, tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo nguồn thu cho đơn vị đồng thời, giúp cơ quan quản lý đánh giá được năng lực thực sự của các tổ chức KH&CN công lập để có định hướng đầu tư hiệu quả.
Các đơn vị chú trọng các giải pháp tăng thu, đặc biệt là thu từ các hoạt động sự nghiệp,dịch vụ.Tất cả các đơn vị đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm mục đích tăng thu, tiết kiệm chi, tuy nhiên do nguồn thu thấp nên việc tăng thêm thu nhập cho viên chức và người lao động không đáng kể.
2.2.1.6. Kinh phí đào tạo CBCCVC qua các năm của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.9. Kinh phí đào tạo qua các năm của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị 2014 2015 2016 2017 Tổng chi phí đào tạo Triệu đồng 215 220 232 556
Tổng số CBCCVC Lượt người 478 590 541 896 Chi phí đào tạo/người Triệu đồng/lượt người 0,45 0,45 0,43 0,62
Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Sở dĩ kinh phí đào tạo năm 2017 cao hơn hẳn là do trong năm nay Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị đã phối hợp mở lớp nâng cao nghiệp vụ cho toàn bộ viên chức trong toàn Sở và các cán bộ vừa trúng tuyển vào ngành nhằm bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
2.2.2. Đánh giá tình hình quả n lý nguồ n nhân lự c chấ t lư ợ ng cao qua phiế u điề u tra
2.2.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Luận văn đã tiến hành điều tra khảo sát đối với 10 phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị. Theo đó, có 72 bảng khảo sát dành cho đối tượng NLCLC và 33 nhà quản lý đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích.
Nội dung phỏng vấn các chuyên gia:
- Cơ quan bố trí sử dụng CBCCVC như thế nào? Môi trường làm việc có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng CBCCVC?
- Trình độ CBCCVC có phù hợp với yêu cầu công việc không? - Kinh nghiệm, thâm niên công tác của CBCCVC ?
- Đánh giá thực trạng về phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBCCVC? - Kỹ năng và mức độ thành thạo công việc của CBCCVC?
- Mức độ nhận thức và khả năng đáp ứng sự thay đổi công việc của CBCCVC? - Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBCCVC như thế nào?
Nội dung khảo sát công chức từ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đến các chuyên viên tham mưu:
Nội dung khảo sát gồm 27 câu hỏi, nội dung cốt lõi của bảng câu hỏi dùng để khảo sát về chất lượng công chức, bảng câu hỏi chia làm 4 nhóm:
- Nhóm câu hỏi đánh giá mức độ đáp ứng chuyên môn được đào tạo, yêu cầu công việc hiện tại, mức độ hài lòng của CBCCVC.
- Nhóm câu hỏi đánh giá chất lượng CBCCVC theo kỹ năng và mức độ thành thạo công việc.
- Nhóm câu hỏi đánh giá chất lượng CBCCVC theo mức độ nhận thức và khả năng sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc.
- Nhóm câu hỏi đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Để đánh giá một cách toàn diện về chất lượng CBCCVC, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia là các Trưởng, phó phòng các đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng trị thấy: 8/10 ý kiến đồng ý cho rằng CBCCVC khối cơ quan
chuyên môn hầu hết có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Các đơn vị đã chú trọng đến việc bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn. Nhưng do mức lương hiện hưởng thấp nên ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của CBCCVC. 6/10 ý kiến cho rằng cơ cấu ngạch công chức là chưa hợp lý, số lượng CBCCVC giữ ngạch CVCC, CVC thấp. Việc phân bổ cơ cấu ngạch CBCCVC trong các phòng, ban, đơn vị là chưa có cơ sở, các cơ quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao đề xuất UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế. Sau đó đăng ký thi tuyển công chức theo ngành nghề được đào tạo và CBCCVC theo định kỳ lại được thi nâng ngạch. Hiện nay các đơn vị vẫn chưa xác định được vị trí việc làm, việc giao biên chế còn thể hiện cách xin cho, dưới đề nghị lên, trên phân bổ xuống. 6/10 ý kiến gần giống nhau cho rằng cần phải xác định vị trí việc làm thì mới xác định được nhu cầu ngạch công chức cho đơn vị. Từ đó mới có kế hoạch tuyển dụng và bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo. Căn cứ để xác định biên chế ở cơ quan là ngoài vị trí, việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngành còn căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong thực tế khi giao biên chế chưa thực sự căn cứ vào điều kiện trên mà việc giao biên chế còn theo kiểu “bốc thuốc”, do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của CBCCVC.
Qua khảo sát thực tế đội ngũ công chức tham mưu ở 10 phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN, kết quả cho thấy
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát việc bố trí sử dụng CBCCVC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
STT Nội dung/Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ %
1
Bố trí làm việc ở cơ quan thông qua hình thức: - Thi tuyển
- Xét tuyển
- Điều động, luân chuyển - Hình thức khác 88 12 6 1 83 11 5 1 2 Được bố trí sử dụng: - Theo yêu cầu công việc - Theo chuyên môn đào tạo