Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng NLCLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 99 - 101)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý NLCLC trong các đơn vị sự nghiệp của Sở

3.2.4. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng NLCLC

Kết quả nghiên cứu như đã phân tích ở Chương 2 cho thấy, chính sách đào tạo và phát triển NLCLC của Sở có sự đa dạng về hình thức và nội dung đào tạo. Các tiêu chuẩn đào tạo được xác định cụ thể, làm cơ sở, mục tiêu phấn đấu cho các đối tượng là NLCLC và các công chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN Quảng Trị. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: (1) Việc thẩm định và định hướng cơ sở đào tạo nước ngoài còn chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn tới việc lựa chọn các cơ sở đào tạo còn dàn trải, ít chú trọng vào các cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu, ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu; (2) Việc thành lập và phân cấp quản lý cho cơ quan chuyên trách làm đầu mối thực hiện chưa bài bản, dẫn tới việc tham mưu về đào tạo và phát triển NLCLC còn chưa phát huy hiệu quả thực sự. Để khắc phục mặt hạn chế này, luận văn đề xuất một số giải pháp khi xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và phát triển NLCLC như sau:

- Thứ nhất, thành lập hội đồng thẩm định các chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo và phát triển NLCLC.

Việc thẩm định các chương trình đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện đào tạo và phát triển NLCLC là thực sự cần thiết, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý trong quá trình cử công chức đi đào tạo. Thẩm định chương trình và cơ sở đào tạo nước ngoài gồm các nội dung như: thẩm định uy tín, thương hiệu, pháp lý của các cơ sở đào tạo, khung

chương trình và mức độ phù hợp của khung chương trình đào tạo với thực tiễn. Tất cả những công việc trên được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của các chuyên ngành mà đơn vị cử người đi học.

Để làm tốt khâu thẩm định này, thiết nghĩ, cần phải thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo. Hội đồng này hoạt động mang tính chuyên trách, có thể là độc lập hoặc lồng ghép trong cơ quan tham mưu hoạch định chính sách của Tỉnh. Các thành viên của Hội đồng thẩm định phải là những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, chuyên gia về hoạch định chính sách và hợp tác quốc tế. Làm tốt khâu này, các nhà quản lý có thể chủ động kiểm soát được chất lượng đào tạo trong quá trình tổ chức thực đào tạo và phát triển NLCLC của địa phương.

- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp quản lý đối với cơ quan chuyên trách làm đầu mối thực hiện chính sách đào tạo và phát triển NLCLC nhằm phát huy hiệu quả của việc nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách.

Trên thế giới, các quốc gia tiến tiến như Hàn Quốc, Nga, Singapore, v.v. từ rất lâu đã thành lập cơ quan chuyên trách giúp các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách NLCLC, trong đó xác định nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu chính sách, đầu mối thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và hợp tác quốc tế về đào tạo NLCLC.

Từ thực tiễn của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách NLCLC, Sở KH&CN nên thành lập Phòng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị với vai trò là cơ quan chuyên trách tham mưu cho các nhà lãnh đạo trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách này. Một số nhiệm vụ chính của phòng chuyên trách trên là:

(1) Tiến hành các hoạt động nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến NLCLC và chính sách NLCLC để tham mưu cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chính sách của đơn vị mình. Để thực hiện các hoạt động nghiên cứu trên, phòng ban này phải được bố trí đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giỏi có kinh nghiệm để có thể đưa ra các sản phẩm nghiên cứu có chất lượng tốt để tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình ra quyết định chínhsách.

(2) Làm đầu mối đào tạo và hợp tác quốc tế về đào tạo NLCLC phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương. Hiện nay, khi pháp luật của nhà nước chưa cho phép tuyển các chuyên gia là người ngoại quốc vào các vị trí chính thức trong bộ máy HCNN, thì có lẽ giải pháp nhất là thuê chuyên gia, nhà quản lý giỏi là người nước ngoài để thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo NLCLC.Giải pháp này tuy có thể tốn nhiều kinh phí nhưng sẽ tạo ra được sự đột phá trong việc đào tạo NLCLC.

(3) Xây dựng quy trình tuyển dụng, tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các cá nhân có tài năng để hình thành NLCLC cho bộ máy Sở. Để xây dựng được quy trình tuyển dụng một cách khoa học, Sở KH&CN phải chuẩn bị một đội ngũ là các nhà nghiên cứu, chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm để các sản phẩm nghiên cứu của họ là những sản phẩm tốt nhất phục vụ cho các lãnh đạo trong việc ra quyết định chínhsách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)