Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 34 - 37)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao

1.1.4.1. Nhân tố bên ngoài

Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia có tác động trực tiếp đến chất lượng NNL về trình độ, sức khỏe và trình độ văn hóa, ứng xử trong quá trình hành nghề. Đối với nước kinh tế xã hội phát triển cao thì phải có NNL có chất lượng cao và ngược lại. Khi kinh tế - xã hội phát triển cao sẽ tạo điều kiện để thỏa mãn mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. Theo đó, con người được ăn uống đầy đủ, có điều kiện học tập, được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và được hưởng thụ văn hóa tinh thần, được chăm sóc sức khỏe và được tham gia thể dục thể thao nâng cao thể lực. Do đó, kinh tế - xã hội phát triển cao sẽ là yếu tố quyết định, tạo điều kiện cho chất lượng NNL cả nước nói chung và của mỗi ngành, cơ quan, tổ chức nói riêng được nâng lên.

Hai là, trình độ khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng NNL. Khi khoa học công nghệ phát triển thì đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL cũng được nâng lên để đáp ứng với công việc tương xứng với trình độ khoa học công nghệ đó. Vì vậy, phát triển khoa học – công nghệ là yếu tố để phát triển chất lượng NNL.

Ba là, phát triển giáo dục đào tạo của Nhà nước và của từng ngành là nhân tố quyết định trong chiến lược nâng cao chất lượng NNL. Người lao động không thể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, văn hóa xã hội khi không qua giáo dục – đào tạo. Chất lượng đào tạo quyết định chất lượng NNL. Hiện nay, để nâng cao chất lượng NNL, nghị quyết TW 8 khóa XI đã nêu rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Đây là chủ trương đúng, rất quan trọng làm cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng NNL nước ta cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH –HĐH.

Bốn là, trình độ phát triển văn hóa, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe: là yếu tố quan trọng để phát triển chất lượng NNL về thể lực. Các ngành thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe để phòng và chữa bệnh, nâng cao thể trạng, tạo sức dẻo dai, sức bền của người lao động. Vì vậy, khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành y tế, thể dục thể thao phát triển là yếu tố tạo điều kiện cho chất lượng NNL phát triển.

Năm là, cơ chế, chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng NNL. Trong cơ chế bao cấp, việc tuyển dụng vào cơ quan, được thực hiện theo biên chế suốt đời; nghĩa là, sau khi được tuyển vào làm việc, nếu không phạm pháp thì có thể yên tâm làm việc đến tuổi nghỉ hưu. Với cơ chế, chính sách này đã gây sức ỳ lớn cho NNL, họ không cần học tập để nâng cao trình độ, không cần lầm việc hiệu quả cao. Điều này đã làm cho chất lượng NNL nước ta thấp. Ngược lại trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cơ chế chính sách tuyển dụng lao động được thực hiện theo hợp đồng. Theo quy định tại Bộ luật Lao động, nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng, bị kỷ luật hoặc điều trị lâu ngày thì của sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng. Quy định này trong Bộ luật Lao động đòi hỏi NNL phải luôn học tập, nâng cao trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, phải chăm lo sức khỏe và có trách nhiệm với công việc và luôn trau dồi đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng để chất lượng NNL được nâng lên. Việc sử dụng lao động, nếu bố trí theo đúng chức danh, tiêu chuẩn từng vị trí công tác sẽ làm cho người lao động có cơ hội làm việc theo trình độ đào tạo, tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường, năng lực sẵn có. Đồng thời, bố trí sử dụng

hợp lý sẽ khuyến khích người lao động học tập, phấn đấu về mọi mặt để đủ tiêu chuẩn làm việc ở vị trí cao, có tiền lương và thu nhập cao hơn.

1.1.4.2. Nhân tố bên trong

Việc nâng cao chất lượng NNL của một tổ chức phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố trong nội bộ từng tổ chức. Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố, như chủ trương của lãnh đạo, khả năng tài chính của đơn vị và năng lực tổ chức thực hiện công tác tổ chức và hoạt động đào tạo bồi dưỡng của đơn vị.

Thứ nhất, chiến lược phát triển của tổ chức:

Chiến lược phát triển của tổ chức là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng NNL. Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra cho tổ chức ở một giai đoạn (đến năm 2020) đòi hỏi phải có cán bộ đủ số lượng và chất lượng để thực hiện mục tiêu đề ra. Trên cơ sở yêu cầu đó về chất lượng NNL, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng... theo nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng NNL.

Thứ hai,về chủ trương của lãnh đạo đơn vị:

Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và nhận thức của lãnh đạo mà việc nâng cao chất lượng NNL sẽ được mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện khác nhau. Nếu yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi luôn phải đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy và lãnh đạo có nhận thức đúng thì việc nâng cao chất lượng NNL được thực hiện tốt và ngược lại. Trong thực tế ở một số đông cơ quan, đơn vị, do được lãnh đạo quan tâm, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức được thực hiện thường xuyên, đều đặn và có hiệu quả; công tác tuyển dụng được quản lý, thực hiện chặt chẽ; xây dựng quy chế để thu hút nhân tài, đãi ngộ cho lao động làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, nên đã tạo được động lực lớn cho người lao động học tập nâng cao trình độ. Vì vậy, quan điểm, chủ trương của lãnh đạo cơ quan, đơn vị là yếu tố quyết định trong việc nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Thứ ba, công tác tổ chức và thực hiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng:

Ngoài vai trò, nhận thức của lãnh đạo, thì năng lực tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ cho cán bộ nhân viên cơ quan đều có vai

trò rất quan trọng. Vì vậy các đơn vị đều có phòng (ban) làm về công tác quản lý lao động. Nhiệm vụ phòng (ban) này là giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và tổ chức thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên cơ quan. Những cán bộ, công chức, viên chức phòng (ban) này là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan. Nếu họ thực hiện tốt, thì việc nâng cao chất lượng NNL cho cơ quan, đơn vị có hiệu quả cao. Do đó, việc bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo là rất quan trọng.

Thứ tư, khả năng tài chính của cơ quan, đơn vị:

Công tác nâng cao chất lượng NNL của cơ quan, đơn vị đòi hỏi phải có tài chính. Nếu cơ quan, đơn vị cấp kinh phí cho các công tác này đáp ứng yêu cầu kế hoạch về đào tạo, cũng như thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các quyền lợi khác đầy đủ và có hiệu quả, sẽ tác động tích cực đến nâng cao trình độ, chuyên môn, sức khỏe cho cán bộ. Vì vậy đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng NNL của đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)