PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Trị và Sở KH&CN tỉnh Quảng trị
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Trị
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032 đến 107034 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành
lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.1.2. Kinh tế xã hội.
Ngày 22-7-1989 trong diễn văn tại cuộc mít tinh chào mừng tỉnh Quảng Trị lập lại, đồng chí Nguyễn Đức Hoan - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng Bộ, quân và dân Quảng Trị thời kỳ này là: “ Tích cực khai thác phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, ra sức xây dựng tỉnh Quảng Trị thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, lành mạnh, một địa phương có nền quốc phòng toàn dân an ninh chính trị và trật tự xã hội vững mạnh”.
Từ đó đến nay Đảng bộ quân và dân Quảng Trị đã kết thúc thực hiện Nghị quyết của 3 kỳ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ XI, XII, XIII và đang bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 – 2010). Trải qua 17 năm tái lập tỉnh cùng với cả nước trên con đường đổi mới, Quảng Trị đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và thiếu thốn đi lên lập được những thành tựu nổi bật.
Nông nghiệp khá toàn diện, diện tích các cây công nghiệp liên tục được mở rộng, năng suất sản lượng không ngừng được nâng cao. Từ chỗ trung ương phải trợ cấp lương thực nhưng đến nay không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn có sản phẩm hàng hoá bán ra ngoài địa bàn. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, đặc biệt là cao su, hồ tiêu, cà phê đã phát triển thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Công nghiệp những ngày đầu tái lập tỉnh chưa có gì đáng kể, đến nay đã được đầu tư phát triển đúng hướng, nhất là công nghiệp xây dựng, sản xuất chế biến Nông – lâm – Thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng... Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao, tỷ trọng đóng góp vào GDP có mức tăng trưởng đáng kể. Trên địa bàn toàn tỉnh đã hình thành các khu công nghiệp như khu công nghiệp nam Đông Hà, Quán ngang...
Thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Cơ chế chính sách đầu tư cho phát triển thương mại, dịch vụ tiếp tục được đổi mới, bước đầu thu hút được nhiều dự án cho đầu tư phát triển nhất là đối với khu vực kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
Cơ sở hạ tầng từ chỗ thấp kém, thiếu thốn đến nay đã có tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng như Đường 9, Đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, các khu dịch vụ hậu cần nghề cá các tuyến đường giao thông về trung tâm xã và cụm dân cư nông thôn, miền núi; hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê kè cầu cống được đầu tư làm mới, nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế, cải tạo môi trường sinh thái. Hệ thống chợ được đẩy mạnh xây dựng, điện quốc gia, bưu chính viễn thông, trường học, cơ sở y tế khám chữa bệnh, các di tích lịch sử và kết cấu cơ sở hạ tầng khác được tăng cường đáng kể góp phần nâng cao năng lực phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt được những tiến bộ đáng trân trọng, mặt bằng dân trí được nâng cao; Văn hoá - xã hội với nhiều hoạt động thiết thực đi vào chiều
sâu; Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" tiếp tục phát triển, công tác xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo thuộc các đội tượng khác trong xã hội, chính sách đối với gia đình có công, thương binh liệt sỹ, các bậc lão thành cách mạng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ... được toàn xã hội quan tâm,tích cực tham gia.
Sự nghiệp y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đẩy mạnh, các dịch bệnh nguy hiểm được phát hiện và dập tắt góp phần đảm bảo sức khoẻ, an ninh tính mạng của nhân dân.
Đời sống đại bộ phận được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị nông thôn có nhiều đổi thay, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quốc phòng được củng cố tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng được đẩy mạnh. Đoàn kết nội bộ có chuyển biến tích cực góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền nêu cao vai trò của mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấp tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, biến thành sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương.
Mặc dù đến nay tỉnh Quảng Trị vẫn là tỉnh nghèo nhưng nhìn toàn cảnh so với trước thời điểm thực hiện công cuộc đổi mới và ngày đầu lập lại tỉnh thì đã có những đổi mới to lớn và toàn diện. Những thành tựu đạt được trong gần 17 năm qua có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài và cũng đang tạo đà, tạo thế để Quảng Trị phát triển nhanh, bền vững, mở ra triển vọng và khả năng hội nhập kinh tế trong và ngoài nước.
Tuy vậy từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, thiên nhiên hết sức khắc nhiệt, địa bàn thiếu hấp dẫn thu hút đầu tư và những hạn chế yếu kém trong quy hoạch chưa có tầm bao quát toàn diện; quản lý điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch còn có khuyết điểm, thiếu những doanh nghiệp có quy mô, có khả năng ảnh hưởng lớn và chi phối dẫn dắt; thiếu những doanh nhân giỏi, chất lượng lao động còn chưa bảo đảm yêu cầu phát
triển, hội nhập, tâm lý e ngại đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh còn phổ biến ...đã ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội trong những năm vừa qua.
Xét trên bình diện chung thì Quảng Trị vẫn là tỉnh nghèo, chậm phát triển, tụt hậu xa hơn về kinh tế so với bình quân chung của cả nước.
Để khắc phục tình trạng tụt hậu, phấn đấu rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong nước, cần tạo bước đột phá đi lên từ tiềm năng lợi thế, huy động tối đa nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển trên tất cả các lĩnh vực, sớm hoà nhập nhịp độ phát triển của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1.2 Giớ i thiệ u về Sở Khoa họ c và Công nghệ tỉ nh Quả ng Trị
2.1.2.1. Quá trình hình thành của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Cách đây 28 năm, ngày 1/7/1989 tỉnh Bình Trị Thiên tách thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Quảng Trị được lập lại và trong thời gian này, Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị được thành lập.
Ngày 1/11/1993, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1221/QĐ-UB về việc đổi tên Ban Khoa học và Kỹ thuật thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, quy định về chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường.
Ngày 16/9/2003, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1946/2003/ QĐ-UB Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị thành Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị. [14]
2.1.2.2. Chức năng của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo,
hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ. [15]
2.1.2.3. Nhiệm vụ của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Trình các cấp có thẩm quyền các dự thảo: Quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch, đề tài, dự án... và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh; các cơ chế chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường KH&CN, phát triển tiềm lực và ứng dụng tiến bộ KH&CN.... Quyết định thành lập, sáng lập các đơn vị thuộc Sở; các Hội đồng tư vấn KH&CN theo quy định; quyết định về giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật và các văn bản liên quan khác.
Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, rà soát... các văn bản pháp luật về KH&CN của địa phương. Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp, điều chỉnh,thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận... thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch và dự toán chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp KH&CN từ ngân sách nhà nước hàng năm thuộc lĩnh vực KH&CN của địa phương; theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực KH&CN theo quy định.
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN và tiềm lực KH&CN.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; khai thác, tuyên truyền kết quả nghiên cứu KH&CN và các hoạt động KH&CN khác...
Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn.
Quản lý nhà nước về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân. Quản lý nhà nước về thông tin, thống kê KH&CN.
Hướng dẫn các tổ chức sự nghiệp thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn;...
Quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hợp tác quốc tế về KH&CN theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của pháp luật.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định.
Quản lý tổ chức bộ máy của Sở và thực hiện các chế độ khác như: Tiền lương, các chính sách đãi ngộ, khen thưởng... thuộc phạm vi quản lý của Sở;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.[20]
2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Quảng trị.
- Lãnh đạo Sở
a) Sở Khoa học và Công nghệ có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ; thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của Giám đốc Sở được quy định tại Điều 7, Nghị định số24/2014/NĐ-CPngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với
Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ a) Văn phòng.
b) Thanh tra.
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính. d) Phòng Quản lý khoa học.
đ) Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ. e) Phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở. g) Phòng Quản lý chuyên ngành.
h) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và được thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quy định.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
a) Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ b) Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ c) Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: dostquangtri.gov.vn)
2.1.3. Thuậ n lợ i và khó khăn củ a quả n lý nguồ n nhân lự c chấ t lư ợ ng cao củ a tỉ nhQuả ng Trị