PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý NLCLC trong các đơn vị sự nghiệp của Sở
3.2.5. Hoàn thiện chínhsách đãi ngộ NLCLC
Như đã phân tích ở Chương 2, chế đãi ngộ NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị vẫn còn mang tính cào bằng, chưa tạo ra động lực phấn đấu cho nhiều đối tượng, chưa thu hút được các chuyên gia, nhà quản lý giỏi. Để khắc phục được những hạn chế trên, luận văn đề xuất một số giải pháp là:
(1) Thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ so với các đối tượng tài năng khác;
(2) Thực hiện việc khen thưởng, tôn vinh tài năng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng nhằm khuyến khích nỗ lực phấn đấu của nhiều cá nhân tài năng đến với Sở.
- Về giải pháp thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ so với các đối tượng tài năngkhác.
Thực tế, chính sách đãi ngộ NLCLC của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị có sự đa dạng về hình thức đãi ngộ, linh hoạt trong việc đãi ngộ, không chỉ đãi ngộ đối với người của các đơn vị mà còn là đãi ngộ đối với các cá nhân tài năng bên ngoài nhưng tài năng của họ có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Sở. Chế độ đãi ngộ của Sở
cao so với một số Sở ban ngành khác nên đã tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho các đối tượng chính sách, trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thu hút được NLCLC cho bộ máy của Sở. Tuy nhiên trong số các cá nhân tài năng đến với Sở theo diện thu hút NLCLC nêu trên, mới chỉ có 01 TS (chiếm 0,1%), 13 Thạc sĩ (chiếm 1,3%) là những chuyên gia, nhà quản lý giỏi. Tỷ lệ trên là quá thấp so với số lượng các cá nhân tài năng đến với Sở, quá thấp so với mục tiêu “thu hút được nhiều chuyên gia, nhà quản lý giỏi ở tầm chiến lược” mà Sở đề ra.
Kết quả khảo sát của luận văn cũng đã cho thấy, một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là việc thiết kế các chế độ đãi ngộ, mặc dù cao so hơn một vài Sở trong cả tỉnh, song lại chưa tạo được tạo được yếu tố “mũi nhọn” hướng vào các chuyên gia, nhà quản lý giỏi
Từ thực tế trên, để thu hút được nhiều chuyên gia, nhà quản lý giỏi ở tầm chiến lược đến với mình, các nhà lãnh cần chú ý tới việc thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ so với các đối tượng tài năng khác. Việc thiết kế các mức đãi ngộ sẽ phụ thuộc vào điều kiện thực tế của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị cũng như của mỗi địa phương, song cần cân nhắc để việc thu hút các chuyên gia, nhà quản lý giỏi trở thành một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình.
- Về giải pháp thực hiện việc khen thưởng, tôn vinh tài năng đảm bảo sự bình đẳng, công bằng nhằm khuyến khích nỗ lực phấn đấu của nhiều cá nhân tài năng đến với Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
Như đã phân tích trong Chương 2, việc khen thưởng, tôn vinh tài năng trong chính sách NLCLC của Tỉnh vẫn chưa thật sự bình đẳng. Qua khảo sát công tác thi đua khen thưởng của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị, đã phát hiện vấn đề mang tính lặp lại hàng năm, đó là, việc tôn vinh, khen thưởng của Sở vẫn còn mang tính cào bằng, chủ yếu tập trung vào các danh hiệu thi đua bậc thấp: “lao động tiến tiến”, theo đó, đại đa số (85.2%) những người trả lời đều khẳng định được khen thưởng với hình thức “lao động tiên tiến”, rất ít người được khen thưởng ở mức chiến sỹ thi đua hay
bằng khen của Giám đôc Sở. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời khuyến khích được những nỗ lực phấn đấu của các cá nhân tài năng đến với Sở trong diện thu hút NLCLC, các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chính sách cần đảm bảo việc khen thưởng một cách minh bạch, công bằng, đúng người, đúng công trạng, không phân biệt người quản lý với người thực thi nhiệm vụ trực tiếp để dần xóa bỏ quan niệm “nước sông-công lính”