PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ:
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có nền khoa học – công nghệ tiên tiến nhất. Năm 2012, dân số của Mỹ là 314,07 triệu người. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2011 là 0,910, GDP năm 2011 là 15.094 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2011 là 48.386 USD. Để có kết quả như trên, Mỹ đã trải qua hơn 200 năm phát triển với triết lý thực dụng và phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi phát triển”. Mỹ đã đưa ra chiến lược xây dựng nguồn nhân lực với hai hướng chủ lực: tập trung cho đầu tư giáo dục – đào tạo và thu hút nhân tài. Về phát triển giáo dục – đào tạo: Mỹ được xem là quốc gia không thành công trong giáo dục phổ thông nhưng lại là một điển hình cần được nhân rộng trong giáo dục đại học. Hệ thống giáo dục đại học của Mỹ được xây dựng với hai đặc trưng cơ bản là tính đại chúng và tính khai phóng. Với hơn 324 triệu dân nhưng Mỹ có tới hơn 4.200 trường
đại học. Theo kết quả đánh giá và xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới thì Mỹ có tới 88/200 trường đại học hàng đầu thế giới, chiếm 44%. Mỹ phát triển rộng rãi hệ thống đại học cộng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ThS. Cảnh Chí Hoàng ThS. Trần Vĩnh Hoàng Trường Đại học Tài chính – Marketing Bài viết này khảo sát kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc gia phát triển có nguồn nhân lực chất lượng cao như Mỹ, Nhật và một số nước phát triển ở trình độ thấp hơn, có những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa gần giống VN như Trung Quốc, Singapore đã đề ra được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước trên sẽ giúp VN rút ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích, đặc biệt trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực. 78 Số 12 (22) - Tháng 09-10/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tham Khảo đồng (nơi đào tạo đại trà, giải quyết số lượng), tỷ lệ là 1/30. Tức là cứ có một trường đại học nghiên cứu thì có 30 trường đại học cộng đồng. Mức học phí cũng khác nhau phù hợp với mọi đối tượng, học phí trường đại học cộng đồng rẻ hơn nhiều so với đại học nghiên cứu. Với hệ thống giáo dục đại học đa dạng (trường công lập, trường tư thục, trường cộng đồng …), nước Mỹ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng cao đồi dào, chiếm tới 40% tổng số lực lượng lao động quốc gia. Về thu hút nhân tài: Chính phủ Mỹ không chỉ chú ý đến việc đào tạo mà còn chú trọng việc thu hút và sử dụng nhân lực, đặc biệt là người tài từ các quốc gia khác. Những nhân tài kiệt xuất của nước Đức, những nhà khoa học lỗi lạc của Nga và châu Âu, những chuyên gia tầm cỡ quốc tế của Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển khác đã “hội tụ” về Mỹ. Hiện nay toàn cầu có 1,5 triệu lưu học sinh và học giả đang học tập hoặc làm công tác nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó có 500.000 người tập trung ở Mỹ. Con số này làm cho Mỹ trở thành quốc gia của người nhập cư. Trong quá trình thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nước Mỹ đặc biệt chú trọng thu hút đội ngũ các nhà khoa học sáng chế và đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghệ cao, tạo điều kiện tốt về lương, chỗ ở, điều kiện đi lại…để các chuyên gia làm
việc và cống hiến. Như vậy, nhờ có chiến lược và chính sách đúng qua hơn 200 năm phát triển, nền giáo dục Mỹ đã phát triển mạnh và là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Nền giáo dục này đã tạo ra một lớp công dân có trình độ học vấn cao, tay nghề vững và kỹ năng giỏi, góp phần đưa đất nước lên vị trí siêu cường về kinh tế và khoa học – công nghệ
1.2.1.2. Kinh nghiệm cúa Singapore a) Tình hình chung
Là đất nước được xây dựng bởi những người nhập cư nên Singapore luôn chào đón lao động nước ngoài, nhất là lao động có kỹ năng. Cuối những năm 1990, Singapore thành lập tổ chức “Contact Singapore” – “Kết nối Singapore” với nhiều văn phòng đại diện đặt tại Úc, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ và Bắc Mỹ để cung cấp thông tin về cuộc sống và công việc tại Singapore cho người nước ngoài và người Singapore đang định cư ở nước ngoài. Tổ chức này là cầu nối giữa nhân lực trình độ cao và các cơ quan tuyển dụng trong nước, thực hiện chức năng thu hút nhân lực cho quốc gia và kêu gọi những người Singapore đang học tập, làm việc ở nước ngoài hồi hương. Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho nhân lực trình độ cao nước ngoài được cư trú dài hạn, thậm chí trao quốc tịch cho họ. Giới lãnh đạo Singpore luôn đánh giá cao vai trò của lao động nước ngoài, xem đây là “vấn đề sống còn của đất nước”. Quốc gia này được đánh giá là một trong số quốc gia có chính sách quản lý người tài thân thiện nhất trên thế giới (theo điều tra của Công ty PriceWaterhouse năm 2005) và là nước đứng đầu trong việc thu hút nhân lực trình độ cao trong số 29 nền kinh tế có dân số dưới 20 triệu người. Thành công của Singapore được lý giải bằng 5 nguyên nhân chính. Đó là: cam kết kiên định của các nhà lãnh đạo đối với chính sách thu hút; việc thực hiện chính sách nhanh gọn, linh hoạt; chi phí đời sống không quá đắt đỏ, chất lượng đời sống cao và an toàn; chính sách thuế thu nhập nhiều ưu đãi; ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Anh; một xã hội đa sắc tộc và ngày càng được quốc tế hóa.
b) Chính sách thu hút nhân lực cho khu vực công
- Cấp học bổng Tổng thống để đào tạo các cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực Nhà nước từ 4 - 6 năm;
- Quy trình tuyển dụng bao gồm các bước: nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập, đánh giá của hiệu trưởng đối với ứng viên, báo cáo hoạt động xã hội, báo cáo tâm lý ứng viên, phỏng vấn trực tiếp để tuyển chọn những người thông minh, có kết quả học tập tốt, say mê, nhiệt tình với công việc, có động cơ làm việc phù hợp vị trí tuyển dụng và cả sự cân bằng trong cuộc sống;
- Trả lương tháng thứ 13 cho công chức như tiền thưởng của khu vực tư nhân; - Áp dụng tiêu chuẩn thị trường để xác định lương cho đội ngũ công chức. Ví dụ: lương của bộ trưởng và công chức cao cấp tương đương với mức bình quân của sáu nhóm người có lương cao nhất trong xã hội (chủ ngân hàng, doanh nhân, giám đốc điều hành các công ty xuyên quốc gia, luật sư, kế toán trưởng và công trình sư);
- Tin tưởng và giao trọng trách cho đội ngũ trẻ. Tại Singapore, cán bộ trẻ ở độ tuổi 30 thường được bổ nhiệm vào đội B để hỗ trợ chuyên môn cho các bộ trưởng (đội A) thường ở độ tuổi 40. Những cán bộ trẻ có triển vọng được phân công quản lý một lĩnh vực kỹ thuật trong vài năm, sau đó chuyển sang vị trí quản lý để tích lũy kinh nghiệm, kết hợp với nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản, họ sẽ trở thành những hạt nhân xuất sắc cho các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước.
- Mạnh dạn thay thế những cá nhân lỗi nhịp trong bộ máy công quyền.
Nhờ những chính sách trên Singapore đã thu hút được rất nhiều người giỏi phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
c) Bài học kinh nghiệm
Bài học đầu tiên mà Việt Nam có thể tham khảo từ kinh nghiệm của Singapore chính là cách thức thu hút người tài. Với những biện pháp quảng bá rộng rãi, thuyết phục, tổ chức “Contact Singapore” đã truyền tải được hình ảnh một Singapore là điểm đến hấp dẫn cho trí thức trình độ cao với cơ hội nghề nghiệp đa dạng, môi trường sống tốt, chính trị ổn định, quan điểm rộng mở và kết nối với thế giới bên ngoài, xã hội năng động – một nơi lý tưởng để sống, làm việc và có “một tương lai tươi sáng”. Bên cạnh đó, Singapore còn có hơn 20 website quảng bá cơ hội nghề nghiệp để kết nối với nguồn nhân lực bên ngoài. Ngoài ra, việc phát triển các cơ hội nghề nghiệp trong khu vực công của đất nước này cũng rất đáng xem xét như cơ hội
học tập, cơ hội thăng tiến và có thu nhập cao. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng chính là việc mạnh dạn thay thế những cá nhân không đáp ứng yêu cầu. Đây là điều mà Việt Nam hầu như rất ít áp dụng.