Hoàn thiện đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý NLCLC trong các đơn vị sự nghiệp của Sở

3.2.3. Hoàn thiện đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao

Kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá NLCLC của Sở đã cho thấy, Sở KH&CN luôn chủ động trong việc đánh giá NLCLC, việc đánh giá được thực hiện định kỳ hàng năm với những nội dung cụ thể, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đánh giá công chức. Tuy nhiên, việc đánh giá NLCLC của các đơn vị trong bộ máy HCNN của Sở còn mang tính chủ quan, chưa có sự đổi mới về mặt phương pháp, chưa thăm dò ý kiến đánh giá của các tổ chức bên ngoài và người dân. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, luận văn đề xuất giải pháp sau:

(1) Xây dự ng nộ i dung đánh giá riêng đố i vớ i NLCLC để phân biệ t đư ợ c rõ đố i tư ợ ng này vớ i độ i ngũ công chứ c nói chung trong bộ máy HCNN.

Trên thực tế, nhiều Sở ban ngành triển khai thực hiện đánh giá NLCLC cũng đang tồn tại vấn đề như của Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị, đó là việc đánh giá các đối tượng được tiếp nhận theo chính sách NLCLC giống như đánh giá đối với công chức nói chung trong các cơ quan thuộc bộ máy HCNN. Tuy nhiên, để duy trì NLCLC trong bộ máy HCNN, việc đánh giá đối tượng này cần phải có những nội dung đánh giá riêng, đòi hỏi ở mức cao hơn so với công chức nói chung. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn có thể đưa ra một số nội dung đánh giá cụ thể như sau:

- Đánh giá năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu. Đây là nội dung đánh giá phản ánh được những tiêu chí cơ bản của NLCLC.

- Đánh giá về năng lực giao tiếp: Đây là nội dung đánh giá thể hiện tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của những người làm trong các cơ quan HCNN trong bối cảnh hiện nay.Từ đó mới góp phần thực hiện được cải cách hành chính, góp phần bảo vệ chế độ nhà nước.

- Đánh giá về khả năng ngoại ngữ, tin học: Trình độ ngoại ngữ, tin học là một yêu cầu vừa là cơ bản, vừa là đòi hỏi cao đối với các công chức trong bộ máy HCNN, bởi vì, trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, các cơ quan HCNN cần có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với bên ngoài, cần thực hiện việc ứng dụng CNTT trong giải quyết các chế độ, chính sách, v.v. cho người dân. Chính vì thế, đánh giá khả năng ngoại ngữ, tin học của công chức hành chính nói chung, của các đối tượng được tiếp nhận vào bộ máy HCNN làm việc theo chính sách NLCLC là nội dung đánh giá quan trọng và cần thiết.

- Đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc: Để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân thì tinh thần, thái độ làm việc của các công chức trong bộ máy HCNN có vai trò rất quan trọng. Trong quá trình quản lý, các nhà hành chính luôn phải đề cao việc đánh giá ý thức, thái độ phục vụ của công chức. Do đó, việc đưa nội dung đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của công chức nói chung, của các đối tượng trong chính sách NLCLC là cần thiết.

Ngoài ra, các nhà quản lý cần chú ý đến một số nội dung khác như: đánh giá năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, đánh giá khả năng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn, đánh giá tác phong làm việc, trách nhiệm với công việc, với cộng đồng của các đối tượng NLCLC.

(2) Sử dụ ng kế t hợ p nhiề u phư ơ ng pháp đánh giá NLCLC nhằ m đả m bả o tính khách quan củ a hoạ t độ ng đánh giá.

Kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy, việc đánh giá NLCLC của các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Trị được thực hiện còn mang tính chủ quan; qua đó, các nhà quản lý chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chất lượng của các đối tượng này. Hàng năm, việc đánh giá NLCLC trong các đơn vị trực thuộc Sở được thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ về đánh giá công chức và được thực hiện trong nội bộ của từng cơ quan. Hầu hết các đơn vị sử dụng lao động vẫn chỉ duy trì phương pháp đánh giá bên trong đối với nhân lực, chưa áp dụng phương pháp đánh giá bên ngoài cũng như áp dụng nhiều phương pháp đánh giá kết hợp khác. Kết quả khảo sát ý kiến các nhà quản lý trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị cho thấy 91% ý kiến trả lời đều khẳng định việc đánh giá NLCLC được thực hiện trong nội bộ cơ quan, 9% khẳng định việc đánh giá NLCLC có sự kết hợp giữa đánh giá nội bộ với đánh giá của các cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Đánh giá con người là công việc rất phức tạp và trong mỗi tổ chức; việc đánh giá nhân lực nói chung, đánh giá NLCLC nói riêng cần đảm bảo nguyên tắc khách quan, có như vậy mới khuyến khích được tinh thần làm việc của mỗi cá nhân, đồng thời nhà quản lý mới có kết luận đúng về chất lượng nhân lực trong tổ chức mình. Do đó, trong quá trình hoạch định chính sách, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá: cả đánh giá bên trong và bên ngoài đối với nhân lực, để từ đó có được những thông tin đa chiều về quá trình làm việc của các cá nhân trong cơ quan, làm cơ sở để xác định năng lực làm việc và khả năng thích ứng, đáp ứng công việc của các đối tượng được đánh giá.

- Phương pháp đánh giá bên trong:Các nhà quản lý sử dụng phương pháp này để thực hiện việc đánh giá NLCLC trong nội bộ cơ quan.

- Phương pháp đánh giá bên ngoài: Các nhà quản lý sử dụng phương pháp này để thực hiện việc đánh giá NLCLC với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ví dụ như là ý kiến của người dân về năng lực và thái độ phục vụ của các đối tượng NLCLC trong cơ quan mình.

Trên thực tế, nhiều quốc gia cũng như nhiều tổ chức có quy mô lớn trên thế giới đã và đang thực hiện kết hợp cả hai phương pháp đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài đối với nhân lực; nhờ đó mới luôn duy trì được NLCLC trong bộ máy HCNN, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở KH CN tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)