PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thứ nhất, về tuyển dụng Tuyển nhân viên theo yêu cầu cụ thể, không giới hạn độ tuổi các ứng viên tham dự tuyển dụng để có nguồn lực phong phú. Tuyển nhân viên theo phương thức cạnh tranh mở trên thị trường, tạo cơ hội tuyển được số lượng và chất lượng theo phương châm “chọn số ít trong số nhiều”; coi trọng phỏng vấn từ khâu sơ tuyển cho đến các vòng kiểm tra cuối cùng để tăng chất lượng kiểm tra đánh giá, cho phép tuyển được nhân viên có chất lượng theo yêu cầu; tổ chức các lớp đào tạo và thực tập sau tuyển dụng với nội dung, yêu cầu phù hợp để sau một thời gian ngắn các nhân viên mới trở thành nhân viên chính thức.
Thứ hai, về luân chuyển cán bộ cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho cán bộ thực hiện được nhiều công việc khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là tăng năng lực của cán bộ va tăng chất lượng công việc.
Thứ ba, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Kế hoạch hóa, đa dạng các loại hình đào tạo và khuyến khích tự học trong điều kiện cho phép để tạo cơ hội tối đa bổ
sung cập nhật kiến thức cho cán bộ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, từ đó tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc đồng thời tạo nguồn cán bộ chất lượng cao.
Thứ tư, về chế độ đãi ngộ. Xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng kích thích động viên cán bộ nhân viên thi đua hăng say làm việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; có chính sách chi trả lương riêng cho những nhân viên giỏi, vị trí đặc biệt với mức đãi ngộ cao hơn nhân viên bình thường để khuyến khích tài năng, giữ chân nhân viên giỏi đồng thời thu hút nhân viên từ bên ngoài; xây dựng quy định thưởng theo kết quả công việc (khi vượt mức kế hoạch) tới từng cán bộ nhàm kích thích, khuyến khích tinh thần thi đua làm việc vượt mức kế hoạch được giao.
Tóm lại,chương 1 đã tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, cụ thể về lý luận nghiên cứu quản lý nguồn NLCLC cơ quan HCNN, đặc điểm của nguồn NLCLC; nội dung, đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn NLCLC và tiêu chí đánh giá công tác quản lý nguồn NLCLC trong cơ quan HCNN. Bên cạnh đó, tác giả đã tham khảo việc quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao chung của các cơ quan HCNN để thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và những kinh nghiệm, những bài học thực tế từ hoạt động của các địa phương, các nước trên. Đây là cơ sở để đề tài tiếp tục đánh giá thực trạng việc quản lý nguồn NLCLC tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG TRỊ