Giao diện đăng ký thông tin nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 84)

Trường hợp thửa đất đã được kê khai cấp Giấy chứng nhận tại tại Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Quỳnh Lưu bằng phầm mềm VILIS 2.0 thì cập nhật tính pháp lý của thửa đất (mã số GCN được cấp, ngày cấp, số vào sổ GCN) để hoàn thiện thông tin về thửa đất (Hình 4.17).

Ngoài các thông tin về chủ sử dụng - sở hữu, thửa đất, nhà – căn hộ, VILIS cũng cung cấp giao diện thông tin về Công trình xây dựng, Rừng và các Tài sản khác. 4.4.8. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Thu nhận, tổng hợp các thông tin cần thiết để nhập thông tin siêu dữ liệu địa chính cho xã Quỳnh Ngọc.

Các nhóm dữ liệu cấu thành siêu dữ liệu, bao gồm:

+ Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu, bao gồm: Mã tài liệu, ngôn ngư, bảng

ký tự, ngày lập, đơn vị lập, tên chuẩn, phiên bản;

+ Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai, bao gồm: Thông tin khái quát (trích

yếu, ngày nghiệm thu), kiểu mô hình dữ liệu không gian, phạm vi mô tả, thông tin liên hệ, thời gian có thể liên hệ…..;

+ Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ, bao gồm: mã hệ quy chiếu,

thông tin hệ quy chiếu (tên hệ quy chiếu, ngày ban hành), múi chiếu, kinh tuyến trục;

+ Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai, bao gồm: Phạm vi (mức đánh giá chất lượng, mô tả, giới hạnh theo tọa độ địa lý, giới hạn theo đường bao), nguồn gốc (mô tả), báo cáo (loại phương pháp, mô tả phương pháp kiểm tra, kết luận);

+ Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu đất

đai, bao gồm: Định dạng phân phối trao đổi (tên, phiên bản), cách thức phân phối (phân phối trực tuyến, phân phối phi trực tuyến).

Kết quả xây dựng được 1 bộ dữ liệu ở định dạng XML cho siêu dữ liệu địa chính theo đúng quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi Trường.

4.4.9. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

+ Dữ liệu không gian là kết quả kết xuất từ cơ sở dữ liệu không gian được xây dựng thông qua phần mềm VILIS 2.0. Sản phẩm được sao lưu, kết xuất ra định dạng bakup dữ liệu của hệ quản trị SQLserver. Cơ sở dữ liệu thuộc tính dạng số được lưu dưới dạng “_LIS.bak”, cơ sở dữ liệu không gian dạng số được lưu dưới dạng “_SDE.bak”.

+ Dữ liệu thuộc tính được nhập vào cơ sở dữ liệu phải đúng theo cấu trúc của chuẩn dữ liệu địa chính.

+ Dữ liệu thuộc tính phải lưu trữ đầy đủ thông tin về chủ sử dụng đất, thửa đất, về quyền (thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

+ Thông tin thuộc tính địa chính trong cơ sở dữ liệu phải đồng nhất với thông tin dữ liệu không gian và có sự liên kết với nhau.

+ Thông tin thuộc tính địa chính về quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản phải đồng nhất với thông tin kết xuất ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Siêu dữ liệu đất đai được mã hóa bằng XML. Cấu trúc và kiểu thông tin

của siêu dữ liệu đất đai được xây dựng theo đúng quy định tại phụ lục II , thông tư số 75/2015/TT-BTNMT.

+ Hồ sơ địa chính dạng giấy bao gồm: 06 quyển sổ địa chính, 21 tờ bản đồ địa chính đã được chỉnh lý biến động cho 325 thửa đất, 02 quyển sổ cấp giấy chứng nhận, 01 quyển sổ mục kê được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khai thác cơ sở dữ liệu để cấp đổi, cấp mới 1062 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xã Quỳnh Ngọc. GCN sau khi được cấp sữ được quét để lưu lập theo quy định.

4.5. CẬP NHẬT, KHAI THÁC CSDL PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

4.5.1. Tạo hồ sơ thửa đất

4.5.1.1. Tạo trích lục thửa đất

Để từng bước đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp theo hướng giảm bớt phiền hà cho người sử dụng đất trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Bộ TNMT hướng dẫn thống nhất việc lập bản vẽ trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính khu đất, thửa đất để thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký chuyển sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thực hiện việc chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính.

Nội dung trích lục thửa đất : Số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích, địa chỉ thửa đất, mục đích sử dụng, tên chủ sử dụng, bản vẽ thửa đất (gồm sơ đồ thửa và chiều dài cạnh thửa), tên của người trích lục và cơ quan xác nhận, chi tiết thể hiện ở phụ lục 7.

4.5.1.2. Hoàn thiện đơn đăng ký

Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận được thực hiện khi việc đăng ký chủ sử dụng, thửa đất và tài sản gắn liền với đất hoàn thành.

Sử dụng chức năng “Sửa đơn đăng ký” để sửa chữa thông tin với các trường hợp sai lệch về chủ sử dụng, thửa đất, tài sản gắn liền với đất.

Hoàn thiện đơn đăng ký bằng cách nhập các thông tin cần thiết gồm: mã biên nhận, ngày đăng ký, mã hồ sơ lưu.

Hình 4.19. Giao diện nhập đơn đăng ký

4.5.2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Người có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp hồ sơ Người có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp hồ sơ xin cấp giấy cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lời rõ lý do với những trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy. Với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy, thì sau khi xác nhận vào đơn kèm theo hồ sơ liên quan gửi cho Phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra lại hồ sơ và trình UBND cùng cấp quyết định cấp Giấy chứng nhận.

Sau khi có quyết định cấp giấy thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp bằng phần mềm VILIS, Tiến hành nhập bổ sung đối với một số thông tin còn thiếu. Sau khi đã kê khai đầy đủ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền đất, thông tin về tài sản gắn liền trên đất, căn cứ pháp lý,...

Hình 4.20. Giao diện cấp GCN

Sử dụng chức năng biên tập Giấy chứng nhận để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm có phiếu chuyển thông tin địa chính, tờ trình cấp Giấy chứng nhận, quyết định cấp Giấy chứng nhận.

In Giấy chứng nhận là bước cuối cùng để hoàn thành cấp GCN. Đối với những người có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận, phần mềm cho phép in Giấy chứng nhận trực tiếp cho người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Để có thể in được yêu cầu máy tính phải tích hợp với các máy in A3. (Sản phẩm Giấy chứng nhận xem tại Phụ lục 05).

Hình 4.21. Giao diện in GCN

Ngoài ra, phần mềm VILIS có khả năng cung cấp nhiều trường hợp cấp Giấy chứng nhận khác như: Một chủ - một thửa, một chủ - nhiều thửa, nhiều chủ - một thửa, một chủ - một thửa - nhiều nhà.

Sử dụng phần mềm VILIS để kê khai đăng ký có thể thấy quá trình kê khai nhanh chóng và thuận tiện, thông tin hồ sơ được bổ sung một cách đầy đủ, tránh được tình trạng thiếu thông tin hay thiếu hồ sơ. Hồ sơ được lưu trữ tìm kiếm một cách nhanh chóng, có hệ thống, giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý hồ sơ đăng ký, tránh tình trạng thất lạc, nhầm lẫn về thời gian đăng ký, nhầm lẫn về thông tin đăng ký...

4.5.3. Đăng ký biến động và quản lý biến động

4.5.3.1. Đăng ký biến động đất đai

a. Biến động hồ sơ

Chuyển quyền trọn GCN

Chuyển quyền trọn GCN là chuyển toàn bộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được chứng nhận ghi trên GCN cho cá nhân, tổ chức khác...

Sử dụng chức năng tìm kiếm GCN để tìm giấy chứng nhận cần chuyển quyền. Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, sử dụng chức năng tìm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận chuyển nhượng đã có trong CSDL) và thêm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận

thừa kế, tặng cho, chuyển đổi, chuyển quyền theo quyết định của tòa án, chuyển quyền theo quyết định giải quyết khiếu nại. Khi chọn được kiểu chuyển quyền, phần mềm sẽ tự động cập nhật lý do biến động, nội dung biến động, …

b. Biến động bản đồ

Để thực hiện các chức năng biến động như: Tách thửa hồ sơ, gộp thửa hồ sơ, tách thửa bản đồ.... ngoài yêu cầu các thửa tham gia phải đăng ký cấp GCN trong CSDL (trường hợp chưa có GCN trong CSDL thì phải đăng ký GCN cho thửa đất trước trong phần kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận) thì phải thực hiện chức năng quản lý số thửa. Việc thực hiện chức năng này nhằm mục đích quản lý số thửa mới được phát sinh trong quá trình biến động ở các cấp đơn vị thực hiện chỉnh lý biến động như: Sở TN&MT, phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký QSD đất, công chức địa chính cấp xã....

+ Gộp thửa

Thực hiện gộp hai hay nhiều thửa được thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng cũng như quản lý đất đai.

Để có sự thống nhất và liên thông giữa bản đồ và hồ sơ. Sau khi thực hiện gộp thửa trên bản đồ cần gộp thửa hồ sơ. Sự liên thông này thể hiện ở chỗ: khi thực hiện việc gộp thửa hồ sơ mà việc gộp thửa trên bản đồ đã được thực hiện thì có sự kế thừa kết quả gộp thửa từ bản đồ.

+ Tách thửa

Thực hiện tách thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế... một phần diện tích của thửa đất.

Chức năng này tương tự như biến động gộp thửa. Việc chia tách thửa trên bản đồ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau tùy theo hình dạng của các thửa đất

sau khi tách. Cần chú ý đảm bảo diện tích đất sau khi tách >= 80 m2 và các thửa

đất đều có lối đi.

4.5.3.2. Quản lý, cập nhật biến động

Chức năng quản lý, cập nhật biến động cho phép quản lý các biến động về thửa đất như chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, tặng cho, thế chấp, tách thửa, gộp thửa hoặc những biến động về người sử dụng, chủ sở hữu như thay đổi hoặc đính chính các thông tin về CMND, địa chỉ thường trú ... Chức năng này cho biết thông tin của thửa đất hiện tại sau khi thực hiện biến động. Ngoài ra còn giúp cán bộ quản lý hay người dân muốn biết trước khi có biến

động thửa đất có hình dạng và có những thông tin gì để giải quyết khi có tranh chấp, khiếu nại...

4.5.4. Lập hồ sơ địa chính

Ngoài bản đồ địa chính được thành lập từ phần mềm Microstation, Famis thì các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính đều được thành lập bằng các ứng dụng phần mềm VILIS. Bao gồm: Sổ địa chính, Sổ mục kê, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động.

4.5.4.1. Sổ địa chính

* Tạo sổ địa chính:

Sổ địa chính của xã Quỳnh Ngọc được tạo lập dựa vào danh sách các thửa đã được kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và quản lý bằng phần mềm VILIS.

Trên phần mềm VILIS hiện nay có tích hợp chức năng tạo sổ địa chính và chỉnh sửa sổ địa chính cho các thửa đất với đầy đủ các thông tin cần thiết của chủ sử dụng và thông tin của thửa đất.

Hình 4.22. Giao diện cập nhật sổ địa chính

Ngoài ra phần mềm còn tích hợp chức năng tạo sổ địa chính dạng giấy để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau. Kết quả in sổ địa chính được thể hiện ở phụ lục 3.

4.5.4.2. Sổ mục kê

* Tạo sổ mục kê:

Chức năng này giúp in sổ mục kê tạm thời để tiếp tục chỉnh lý hoặc sổ mục kê chính thức sau khi đã chỉnh lý dữ liệu. Điều kiện để in sổ mục kê là hệ thống phải có dữ liệu về thửa đất của địa phương đang được chọn làm việc.

Tiến hành tạo sổ mục kê cho như sau: - Chọn tờ bản đồ: Chọn một số tờ bản đồ - Quyển số: 1 - Ngày tạo sổ: 30/6/2017 - Trang bắt đầu: 01

- Tách đất giao thông, thủy

văn

Hình 4.23. Giao diện tạo sổ mục kê

* In sổ mục kê:

Sau khi tạo xong sổ mục kê, tiến hành in sổ mục kê với các thông tin như sau:

Quyển số: 001 Ngày tạo sổ: 30/12/2016 Tờ bản đồ: Tất cả Bắt đầu từ trang: 03 In tờ, thửa cũ Kiểu xem: Tất cả

Hình 4.24. Giao diện in sổ mục kê Kết quả in sổ mục kê được thể hiện ở phụ lục số 4. Kết quả in sổ mục kê được thể hiện ở phụ lục số 4.

4.5.4.3. Sổ cấp Giấy chứng nhận * Tạo sổ cấp Giấy chứng nhận: Chức năng này cho phép tạo sổ cấp giấy chứng nhận, tiến hành nhập các thông tin cần thiết như sau:

- Đối tượng tạo sổ: Lập theo đơn

vị xã - Quyển số: 1 - Ngày tạo sổ: 30/10/2017 - Bắt đầu từ trang: 1 - Số trang: 200 - In đầy đủ chủ.

Hình 4.25. Giao diện tạo sổ cấp GCN

* In sổ cấp Giấy chứng nhận:

Tạo sổ cấp Giấy chứng nhận xong, tiến hành in sổ cấp Giấy chứng nhận. Nhập các thông tin cần thiết như sau:

- Đối tượng tạo sổ: Lập theo

đơn vị xã (Địa chính Huyện lập)

- Quyển số: 1

- Ngày tạo sổ: 30/6/2017

- Từ trang 1 tới trang 20

- In trang chẵn, lẻ.

Hình 4.26. Giao diện in sổ cấp GCN

Kết quả in sổ cấp Giấy chứng nhận được thể hiện ở phụ lục số 6. 4.5.5. Thống kê đất đai

Trên thanh menu kê khai đăng ký sử dụng chức năng thống kê, kiểm kê đất đai sẽ in được biểu mẫu 01, 02, 03 về thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật. Báo cáo thống kê được in tại Phụ lục 10.

4.6. XÂY DỰNG TRANG WEBGIS CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH KẾT NỐI MẠNG INTERNET ĐỂ CHIA SẺ THÔNG TIN TRỰC TUYẾN NỐI MẠNG INTERNET ĐỂ CHIA SẺ THÔNG TIN TRỰC TUYẾN

4.6.1. Sơ đồ thiết kế chức năng trang Web

Hình 4.28. Sơ đồ tổ chức quản lý và chia sẻ thông tin trên ArcGIS Online

a. Chức năng người quản trị

Quản trị dữ liệu hệ thống: Người quản trị cung cấp tên tài khoản (username) và mật khẩu (password) cho người dùng, đồng thời cung cấp cho bản thân một tài khoản quản trị (admin). Tất cả dữ liệu được lưu trữ trong bảng tài khoản của HQTCSDL PostgreSQL. Nhờ đó mà người quản trị có quyền truy nhập để thay đổi, bổ sung, cập nhập tông tin thửa đất một cách liên tục và chính xác. Người quản trị hệ thống là cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu.

Phân quyền truy cập

Người quản trị Người sử dụng

Đăng nhập hệ thống

Quản lý dữ liệu

Cập nhập thông tin thửa đất, thông tin chủ sử dụng, quản lý, thông tin lịch sử thửa đất, thông tin pháp lý thửa đất (thêm, xóa, chỉnh sửa thông tin)

Tương tác bản đồ Tra cứu

thông tin cơ bản của Thửa đất (số tờ, số thửa, diện tích, địa chỉ thửa đất, tình trạng cấp giấy) Xem toàn bộ bản đồ Di chuyển bản đồ Phóng to, thu nhỏ bản đồ

Hiển thị thông tin bản đồ

b. Chức năng người sử dụng

Người sử dụng chỉ có thể có quyền truy cập, tương tác với bản đồ để truy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)