Sơ đồ thiết kế chức năng trang Web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 95)

Hình 4.28. Sơ đồ tổ chức quản lý và chia sẻ thông tin trên ArcGIS Online

a. Chức năng người quản trị

Quản trị dữ liệu hệ thống: Người quản trị cung cấp tên tài khoản (username) và mật khẩu (password) cho người dùng, đồng thời cung cấp cho bản thân một tài khoản quản trị (admin). Tất cả dữ liệu được lưu trữ trong bảng tài khoản của HQTCSDL PostgreSQL. Nhờ đó mà người quản trị có quyền truy nhập để thay đổi, bổ sung, cập nhập tông tin thửa đất một cách liên tục và chính xác. Người quản trị hệ thống là cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu.

Phân quyền truy cập

Người quản trị Người sử dụng

Đăng nhập hệ thống

Quản lý dữ liệu

Cập nhập thông tin thửa đất, thông tin chủ sử dụng, quản lý, thông tin lịch sử thửa đất, thông tin pháp lý thửa đất (thêm, xóa, chỉnh sửa thông tin)

Tương tác bản đồ Tra cứu

thông tin cơ bản của Thửa đất (số tờ, số thửa, diện tích, địa chỉ thửa đất, tình trạng cấp giấy) Xem toàn bộ bản đồ Di chuyển bản đồ Phóng to, thu nhỏ bản đồ

Hiển thị thông tin bản đồ

b. Chức năng người sử dụng

Người sử dụng chỉ có thể có quyền truy cập, tương tác với bản đồ để truy vấn các thông tin cơ bản mà người quản trị đã cung cấp trên CSDL với mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình theo đúng quy định. 4.6.2. Tra cứu thông tin trên trang Web

CSDL địa chính không chỉ có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về đất đai mà còn thực hiện việc cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu thông tin cộng đồng. Từ đó tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất. Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng. Ví dụ nhờ nắm bắt được các thông tin cơ bản của thửa đất làm cho thị trường về quyền sử dụng đất trở nên công khai minh bạch hơn do người khai thác thông tin có thể nắm rõ vị trí, hình thể, diện tích và tình trạng pháp lý của thửa đất. Do đó, giải pháp triển khai cung cấp thông tin về CSDL địa chính trên mạng Internet cũng là một nhu cầu cấp thiết và hỗ trợ trở lại việc xây dựng CSDL địa chính về sau được chính xác và nhanh chóng hơn.

Việc triển khai đưa thông tin lên mạng cần có sự đầu tư hệ thống bao gồm: + Hạ tầng công nghệ thông tin: Máy chủ web, máy chủ CSDL…, hạ tầng mạng, thiết bị an ninh bảo mật…;

+ Dữ liệu phục vụ tra cứu: Dữ liệu được trích xuất từ dữ liệu nghiệp vụ bởi không phải toàn bộ đều có thể tra cứu;

+ Phần mềm phục vụ tra cứu: Cần có địa chỉ công khai để người dân biết đến. Trong đó có đầy đủ các thông tin của dữ liệu phục vụ cho người dân tra cứu như: Dữ liệu về chủ, về thửa đất, về hình thể thửa đất, về quyền và hạn chế quyền của người sử dụng đất…

+ Nhân lực triển khai: Cán bộ để quản lý hệ thống và trích xuất dữ liệu… cần có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý.

Để triển khai thử nghiệm cơ sở dữ liệu địa chính lên mạng Internet, đề tài đã sử dụng phần mềm ArcGIS online. WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên World Wilde Web. Về bản chất thì WebGIS chính là công nghê GIS chạy trên nền Internet. Để vận hành hệ thống trên mạng Internet, đề tài cần thiết lập thông

số. Kết quả đề tài đã xây dựng được một Webmap cung cấp thông tin CSDL địa chính dưới dạng bản đồ trực tuyến. Sau khi gõ địa chỉ trang Web map

(http://www.arcgis.com/home/webmap/viewer.html?useExisting=1). Tuy nhiên

ArcGIS Online là công cụ thương mại của ESRI, website xây dựng để thực hiện đề tài mang tính chất thử nghiệm và chỉ tồn tại được trong 1 thời gian ngắn (không quá 60 ngày) do hạn chế về kinh phí để mua bản quyền, do đó bản đồ cũng chỉ hạn chế số thửa và hạn chế về dữ liệu do phải tải lên máy chủ của ESRI.

Từ trang Web trực tuyến này, người sử dụng có thể tắt/bật các lớp thông tin chuyên đề mà mình quan tâm. Để xem chi tiết từng thửa đất người sử dụng cần

chức năng phóng to , thu nhỏ của trang web. Do hạn chế về việc thu thập

dữ liệu, các lớp thông tin cơ bản như thông tin về thửa đất, thủy hệ, giao thông đã được cung cấp. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế có thể bổ sung thêm lớp nhà, địa danh, địa giới hành chính, quy hoạch, vùng giá trị,…

Ngoài ra, bản đồ trực tuyến còn có chức năng dịch chuyển, xem toàn bộ bản đồ, đo khoảng cách, đo diện tích, vẽ phác thảo phục vụ cho nhiều mục đích của người truy nhập mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu.

Một trong những chức năng quan trọng nhất mà được người sử dụng quan tâm là truy vấn thông tin thuộc tính của các đối tượng bản đồ.

Bước đầu, hệ thống đã cung cấp được các thông tin cơ bản như: số hiệu thửa đất, chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng,…Ngoài ra, dựa vào bảng giá nhà nước ban hành và điều tra thực địa đề tài cũng đã bổ sung được thông tin về giá gồm có giá nhà nước và giá thị trường cho mỗi thửa đất phục vụ cho việc quản lý nghĩa vụ tài chính của các cán bộ địa chính và tra cứu thông tin của các đối tượng sử dụng đất.

Sử dụng công cụ truy vấn trên giao diện, bấm chuột vào đối tượng trên bản đồ ta sẽ thu được các thông tin về đối tượng đó (hình 4.29).

Hình 4.29. Truy vấn thông tin trên bản đồ trực tuyến

Thông tin thửa đất người tra cứu có thể tra cứu được bao gồm : số tờ bản đồ, số thửa, chủ sử dụng, diện tích pháp lí, địa chỉ thửa đất, tình trạng cấp GCN rất thuận tiện khi tra cứu thông tin thửa đất với mục đích mua bán, hay thế chấp vay vốn, chuyển nhượng...

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5. 1. KẾT LUẬN

1. Xã Quỳnh Ngọc là một xã đồng bằng thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có nền kinh tế đang trên đà phát triển, giao thông đi lại thuận tiện. Nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Đời sống nhân dân của xã ngày càng được nâng cao.

2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã tuân thủ theo 15 nội dung của Luật Đất đai, 98,24% diện tích đất được đưa vào sử dụng. Xã đã khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng với các lợi thế sẵn có của địa phương nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên toàn xã; chỉnh lý 325 thửa đất có biến động, biên tập, chuẩn hóa 21 tờ bản đồ địa chính, để chuyển sang phần mềm VILIS phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. CSDL thuộc tính bao gồm các sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, các mẫu đơn, báo cáo.... Nhập đăng ký cấp GCN cho 599 thửa đất, cấp đổi 636 thửa đất với đầy đủ các thông tin về thửa đất và các chủ sử dụng đất tương ứng trong các tờ bản đồ của một khu vực hành chính theo đúng quy phạm.

4. CSDL hồ sơ địa chính cũng đã được khai thác vào một số mục đích phục vụ công tác quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An như thực hiện tra cứu thông tin trên bản đồ và hồ sơ; tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất; cấp GCN; đăng ký các trường hợp biến động trên hồ sơ: chuyển quyền, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp lại, cấp đổi GCN và đăng ký biến động trên sơ đồ: tách thửa, gộp thửa; tạo và xuất các loại sổ sách của hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp GCN; thực hiện việc thống kê trên địa bàn xã.

5. Sau khi xây dựng CSDL địa chính đã tiến hành thử nghiệm chia sẻ thông tin CSDL địa chính lên Internet để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về đât đai của người dân.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. CSDL hồ sơ địa chính của đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” có thể được sử dụng để phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa bàn xã.

2. Do bản đồ địa chính chính quy mới thành lập, công tác cấp đổi và cấp mới giấy chứng nhận theo số liệu bản đồ mới còn chậm, do đó xã cần đẩy tiến độ cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận; kê khai đăng ký cho những trường hợp không có nhu cầu cấp đổi, cấp mới hoặc không đủ diều kiện cấp giấy chứng nhận làm cơ sở cho việc hoàn thiện những thông tin còn thiếu và đảm bảo tính pháp lý trong hệ thống hồ sơ địa chính trên cơ sở cơ sở dữ liệu địa chính đã được hoàn thiện.

3. Đề tài đã xây dựng thành công trang WebGIS CSDL địa chính và thử nghiệm kết nối internet để chia sẻ thông tin trực tuyến. Để đảm bảo triển khai vận hành trang “Hệ thống thông tin đất đai” này một cách thường xuyên, liên tục trên mạng internet thì cần phải có kinh phí để duy trì trang Web phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Mặt khác, huyện Quỳnh Lưu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung chưa xây dựng được CSDL địa chính, để xây dựng được cổng thông tin về hệ thống thông tin đất đai theo đúng nghĩa phục vụ việc tra cứu thông tin của người dân thì cần phải đầu tư kinh phí để hoàn thiện được hệ thống CSDL đất đai cho toàn tỉnh Nghệ An.

4. Nâng cao trình độ công nghệ thông t n cho ngườ dân để cho ngườ dân dễ t ếp cận và tra cứu thì g ả pháp đưa thông t n lên mạng Internet được co là tố ưu và h ệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư số 24/2014/TT-BTMMT ngày 19/05/2014 Quy định về hồ sơ địa chính.

2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về bản đồ địa chính.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 Quy định về xây dựng, quản lý khai thác hệ thông thông tin đất đai. 5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2015). Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày

28/12/2015 quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.

6. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2017). Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

7. Chính phủ (2014a). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

8. Đỗ Đức Đôi (2014), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu – thực trạng và giải pháp. 9. Nguyễn Văn Ba (2003). Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Bồng (2005). Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản Việt Nam, ĐTKH cấp Nhà nước, Mã số 02-15.

11. Nguyễn Đăng Phương (2013). Phần mềm biên tập thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính Famis, https:// sites.google.com/site/vpdkqsddtpct/download / phan-mem- chuyen-nganh.

12. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An (2015). Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam (2016). Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, http://tnmthanam.gov.vn/index.php/vi/news/Quan-ly-dat-dai/Tiep-tuc-dieu-chinh- bo-sung-Du-an-xay-dung-co-so-du-lieu-dat-dai-quoc-gia-1842/ truy cập ngày 03/01/2017.

14. Quốc Hội (2013a). Hiến pháp năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Thái Văn Nông (2015). Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Luận án Tiến sĩ khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

17. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản ở Việt Nam, NXB Bản Đồ, Hà Nội.

18. Trần Quốc Vinh (2016). Giáo trình Tin học ứng dụng vẽ bản đồ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính (2013). Hướng dẫn cài đặt và thực hành sử dụng phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

20. Tuyết Nhi (2016). Xây dựng hệ thống cơ sở đất đai đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, http://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song, truy cập ngày 03/01/2017.

21. Tuyết Nhi (2016). Đẩy nhanh xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, http://www.baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201611/day- nhanh-xay-dung-co-so-du-lieu-ve-dat-dai-2751465/, truy cập ngày 03/01/2017. 22. UBND huyện Quỳnh Lưu. Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về Tài nguyên và

Môi trường năm 2016, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

23. UBND huyện Quỳnh Lưu. Báo cáo Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Quỳnh Lưu.

24. UBND xã Quỳnh Ngọc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

25. UBND xã Quỳnh Ngọc. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2016, kế hoạch sử dụng đất năm 2017.

26. Vũ Thị Ngọc Hà_Nông Thị Quế Anh, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Trang và Trần Quốc Vinh (2014). Ứng dụng phần mềm VILIS phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, số 45. 27. Vũ Văn Quang (2017). Tài liệu tập huấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tháng 3

năm 2017.

Tài liệu tiếng Anh

28. TommyÖ (2011). Experiences Report of Sweden and international Land administation System.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)