Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 39)

Việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đến nay đã đạt 84,64 % diện tích cần cấp giấy chứng nhận (đất sản xuất nông nghiệp: Đến hết năm 2016, toàn tỉnh đã cấp được 618.191 GCN với diện tích 232.382,28 ha đạt 93,16 % so với tổng diện tích cần phải cấp; đất lâm nghiệp: toàn tỉnh đã cấp được 102.282 GCN, với tổng diện tích là 234.942,47 ha đạt 81,47 % so với tổng diện tích cần cấp; đất ở nông thôn: toàn tỉnh đã cấp được 558.921 GCN với diện tích 17.235,87 ha đạt 90,26 %; đất ở đô thị:toàn tỉnh đã cấp được 109.624 GCN với diện tích 2.389,52 ha đạt 92,55 %). Đối với các tổ chức đang sử dụng đất đạt

96,06 % diện tích cần phải cấp (đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 54 GCN với tổng diện tích cấp đươc là 22.788,59 ha; đất lâm nghiệp đã cấp được 165 GCN với tổng diện tích cấp đươc là 423.581,2 ha; đất chuyên dùng đã cấp được 11.124 GCN với tổng diện tích là 19.105,88 ha) (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An, 2015).

Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biên pháp để thực hiện trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 3690/QĐ-UBND.ĐC ngày 22 tháng 8 năm 2013. Kế hoạch đã vạch ra thời gian và tiến độ thực hiện cụ thể như sau:

* Năm 2013.

- Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng CSDL đất đai tỉnh Nghệ An trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Triển khai lập Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán và tổ chức thực hiện điểm việc "Xây dựng CSDL đất đai huyện Đô Lương và thành phố Vinh" để vận hành thử ngiệm; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình để triển khai tại tất cả các huyện, thị xã khác trong tỉnh.

* Năm 2014 đến năm 2015.

- Xây dựng Dự án tổng thể về "Xây dựng CSDL đất đai tỉnh Nghệ An trên địa bàn 19 huyện, thành phố, thị xã (trừ thành phố Vinh và huyện Đô Lương) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm: thiết bị phần cứng, phần mềm vận hành cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng thông tin…);

- Đầu tư lắp đặt hệ thống hạ tầng mạng thông tin; máy chủ; phần mềm vận hành cơ sở dữ liệu, đào tạo quản trị mạng cho quản trị CSDL trung tâm và các cán bộ khác có liên quan;

- Xây dựng CSDL đất đai tại thị xã Thái Hòa và Cửa Lò; các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu và Quỳnh Lưu;

- Xây dựng CSDL các thành phần gồm: CSDL giá đất; CSDL quy hoạch sử dụng đất; CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh.

* Năm 2015 đến năm 2020.

- Xây dựng CSDL đất đai tại các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh; - Hoàn thiện CSDL đất đai tỉnh Nghệ An;

- Vận hành, cập nhật, tích hợp CSDL đất đai tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên do vướng mắc về kinh phí, đến nay kế hoạch trên đã và đang được triển khai còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra.

Ngày 07/3/2016 tại huyện Đô Lương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Đô Lương tổ chức Hội nghị triển khai công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thí điểm cho huyện Đô Lương theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 9203/UBND.NN ngày 16/12/2015 (Phòng Đo đạc và Bản đồ-Sở TNMT, 2015).

Cho đến hết tháng 6 năm 2017, việc xây dựng CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn rất chậm, các địa phương trong toàn tỉnh đang trong quá trình thực hiện đo đạc chỉnh lý, số hóa bản đồ địa chính gắn với cấp đổi, cấp lại và cấp mới giấy chứng nhận, chưa có đơn vị nào hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chưa tạo ra được một hệ thống CSDL đất đai thống nhất theo mô hình chung. 2.6. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

2.6.1. Phần mềm Microstation

Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi Bentley Systems năm 1980. Tại thời điểm đó phần mềm có tên là PseudoStation. Qua gần 30 năm phát triển, Microstation đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau với những tính năng ngày càng cải tiến. Vào năm 1987, Microstation 2.0 ra đời và đó là phiên bản đầu tiên của Microstation đọc và tạo file *.dgn. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Microstation SE và là phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ được thể hiện qua màu sắc khác nhau, ngoài ra Microstation còn cung cấp một số công cụ làm việc qua Internet. Phiên bản mới nhất của Microstation là V8i (V8.11) ra đời năm 2008. Microstation V8i cho phép làm việc với định dạng file *.dwg mới nhất, đồng thời bao gồm cả Modul làm việc với dữ liệu GPS. Microstation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. (Trần Quốc Vinh, 2016).

Với Microstation người sử dụng được cung cấp các công cụ số hóa các đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày bản đồ. Đồng thời, Microstaron còn là môi trường đồ họa cao cấp làm nền cho các ứng dụng khác như: FAMIS, Geovec, Irasb, Irasc, MSFC, MRFClean, MRFFlag,...(tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ địa hình, bản đồ địa chính).

Hiện nay, định dạng file *.dgn của Microstation là định dạng file chuẩn của ngành Tài nguyên và môi trường đối với Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính...dạng số ở nước ta (Trần Quốc Vinh, 2016).

2.6.2. Phần mềm Famis

“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ thành lập bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Famis)” có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến khi hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính đề thành một cơ sở dữ liệu vẽ bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất (Nguyễn Đăng Phương, 2013).

Chức năng của Famis được chia thành 2 nhóm lớn là chức năng làm việc với dữ liệu trị đo và chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.

* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:

a. Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong một khu có thể được lưu trong một hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.

b. Thu thập số liệu trị đo: Trị đo được lấy theo những nguồn tạo số liệu như sổ đo điện tử, thẻ nhớ hay phần mềm xử lý trị đo.

c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: Famis cung cấp hai phương pháp hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo là sửa trực tiếp qua tương tác đồ họa với màn hình và sửa từng đối tượng hoặc qua bảng danh sách các trị đo.

d. Công cụ tính toán: Famis cung cấp đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội, vẽ hướng vuông góc, giao điểm, dóng hướng, cắt cạnh thửa...Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác.

e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra bằng các thiết bị khác nhau như máy in, mãy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất sang các phần mềm khác.

f. Quản lý và xử lý các đối tượng của bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng thao tác với các trị đo. Famis cung cấp công cụ để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này (Trần Quốc Vinh, 2016).

* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:

a. Nhập dữ liệu bản đồ: Dữ liệu bản đồ có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như ARC của phần mềm ARC/INFO, MIF của MAPINFO, DXF, DWG của phần mềm AutoCAD, DGN của GISOFFICE.

Từ công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis cũng có thể giao tiếp trực tiếp với một số công vụ xây dựng bản đồ hiện nay như ảnh số, ảnh đơn, vector hóa bản đồ.

b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp được thực hiện theo đúng quy phạm của Tổng cục Địa chính.

c. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa chữa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector.

d. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng của bản đồ: Chức năng này được thực hiện dựa trên các công cụ sửa chữa có sẵn của Microstation nên rất dễ dàng thao tác, sử dụng.

e. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính, đánh số thửa tự động. (Trần Quốc Vinh, 2016).

2.6.3. Phần mềm VILIS

VILIS là một sản phẩm của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu tổng quát là tạo ra môi trường làm việc mới và hiện đại cho các mặt của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu xã hội.

2.6.3.1. Công nghệ nền

Theo kế hoạch phát triển phần mềm VILIS, sau khi phát hành phiên bản phần mềm VILIS 1.0, Trung tâm viễn thám Quốc gia đã tiến hành xây dựng phiên bản 2.0. Phiên bản 2.0 được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, ASP.NET.

+ Phiên bản VILIS 2.0 xây dựng trên môi trường .NET của Microsoft, có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt, dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng.

+ Phiên bản VILIS 2.0 sử dụng chuẩn Unicode cho CSDL thuộc tính, hệ tọa độ chuẩn VN 2000 cho CSDL bản đồ.

+ Phiên bản VILIS 2.0 cho phép người sử dụng tự định nghĩa quy trình làm việc.

+ Phiên bản VILIS 2.0 được cấu thành từ rất nhiều phân hệ đáp ứng được đặc thù của các địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng và lĩnh vực GIS nói chung.

2.6.3.2. Công nghệ CSDL

VILIS 2.0 sử dụng công nghệ ánh xạ cơ sở dữ liệu đối tượng tới cơ sở dữ liệu quan hệ. Công nghệ này cho phép thay đổi quan hệ quản trị CSDL nền mà không ảnh hưởng tới ứng dụng chạy trên nó. Do đó VILIS 2.0 có khả năng chạy trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Oracle, SQL Server, My SQL, Postgre SQL rất phù hợp với nhu cầu triển khai ở các địa phương trên toàn quốc.

2.6.3.3. Công nghệ bản đồ

+ VILIS 2.0 sử dụng công nghệ bản đồ ARCGIS Engine của hãng ESRI lập trình trên môi trường .NET nên có khả năng triển khai trên các máy cài hệ điều hành Windows, Linux.

+ Giải pháp sử dụng công nghệ ARCGIS Engine kết hợp với các sản phẩm khác của ESRI tạo thành một giải pháp toàn diện, dễ dàng triển khai và mở rộng.

2.6.3.4. Công nghệ bảo mật

Phiên bản VILIS 2.0 có khả năng bảo mật rất cao. Các dữ liệu nhạy cảm đều được mã hóa bằng thuật toán RSA đảm bảo tính an toàn, không để lộ thông tin. Việc truy cập vào hệ thống được phân thành nhiều lớp kiểm tra do đó đảm bảo an ninh mạng. Một số thuật toán áp dụng cho VILIS 2.0:

+ Sử dụng chính sách mã hóa mật khẩu của Windows Server 2003, 2005. Sử dụng xác thực khi truy cập VILIS Portal bằng phương pháp RSA Token. + Riêng phiên bản VILIS 2.0 chạy với hệ quản trị Oracle được sử dụng thêm công nghệ mã hóa dữ liệu trong suốt (Transparent Data Encryption) (Nguyễn Đăng Phương, 2013).

2.6.3.5. Chức năng phần mềm

+ Quản lý CSDL lớn, đa dạng, phù hợp với các đơn vị quản lý dữ liệu thông tin địa lý (GIS) hoặc triển khai cấp quốc gia.

+ CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL Oracle trên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

+ Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ Arc SDE của hãng ESRi đảm bảo khả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn.

+ Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Cilent/Server, tuân theo các chuẩn quốc tế.

+ VILIS là công cụ thống nhất cho phép, xây dựng, cập nhật và bảo trì CSDL đất đai và đồng bộ dữ liệu giữa 3 cấp, hướng tới một hệ thống hồ sơ địa chính số thay thế cho hồ sơ địa chính giấy hiện nay.

+ VILIS là một hệ thống mở sẵn sàng tích hợp với các hệ thống thông tin khác: bất động sản, thuế, tài nguyên môi trường.

* Phần mềm VILIS 2.0 có nhiều phiên bản như: VILIS 2.0 Express, VILIS 2.0 Standard, VILIS 2.0 Enterprise. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ứng dụng phiên bản VILIS 2.0 Enterprise.

* Phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise chạy trên nền các công nghệ:

+ Oracle;

+ ArcGIS Engine; + ArcSDE for Oracle.

* Ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise:

+ Quản lý CSDL lớn, đa dạng, phù hợp với các đơn vị quản lý dữ liệu thông tin địa lý (GIS) hoặc triển khai cấp quốc gia.

+ CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL Oracle trên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

+ Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ ArcSDE của hãng ESRI đảm bảo khả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn.

+ Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Client/Server, tuân theo chuẩn quốc tế.

+ CSDL được bảo mật tốt nhất bằng thuật toán Transparent Data Encryption.

* Hạn chế của phần mềm:

+ Quản trị CSDL phức tạp, cần các bộ quản trị hệ thống có trình độ cao (Nguyễn Đăng Phương, 2013).

2.6.4. ArcGIS online

2.6.4.1. WebGIS

Web – GIS được xem như là một hệ thống thông tin địa lý được phân bố qua môi trường mạng máy tính để tích hợp, phân phối và truyền tải thông tin địa lý trực tuyến trên Internet”.

Công nghệ GIS trên nền Web (hay còn gọi là WebGIS) là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên mạng Internet. WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên thế giới. Với việc sử dụng bản đồ trực tuyến, giải pháp này sẽ giúp khách hàng có thể cập nhật dữ liệu lên bản đồ để phục vụ cho mục đích quản lý. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến được các nhà phát triển đưa ra như Mapbender, MapBuilder, MapGuide Open Source, MapServer, OpenLayers, Geoserver chúng đều là các phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng các ứng dụng về bản đồ trên nền web. Nếu kết hợp xây dựng WebGIS trên phần mềm mã nguồn mở thì sẽ có được các lợi ích mà phần mềm mã nguồn mở mang lại như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 39)