Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 tính đến ngày 31/12/2016, thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quỳnh Ngọc là 339,66 ha (giảm 2,42 ha so với số liệu thông kê năm 2014 là 342,08 ha do đo đạc lại bản đồ địa chính) và được thống kê theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường như sau:
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quỳnh Ngọc năm 2016
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
(1) (2) (3) (4)
Tổng diện tích tự nhiên 339,66
1 Đất nông nghiệp NNP 238,50
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 210,92 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 210,23 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 164,76 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 45,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,70 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9,93
1.3 Đất làm muối LMU 17,65
2 Đất phi nông nghiệp PNN 304,99
2.1 Đất ở OCT 30,07
2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 30,07 2.2 Đất chuyên dùng CDG 49,79 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan TSC 0,65 2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 3,21 2.2.3 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 45,93 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,19 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,04 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,65 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 10,43
3 Đất chưa sử dụng CSD 5,99
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,99
Theo số liệu thống kê của năm 2016 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 339,66 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp có 238,50 ha chiếm 70,22% tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp có 95,17 ha chiếm 28,02% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng có 5,99 ha chiếm 1,76% tổng diện tích tự nhiên. 4.2.2. Công tác chuyển đổi ruộng đất
Công tác chuyển đổi ruộng đất thực hiện theo Chỉ thị số 02/CT-TU ngày 5/4/2001 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về việc vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện nay tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-
CT/TU ngày 8/5/2012 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về việc dồn điền đổi thửa với đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An đang được xã thực hiện xong trong năm 2014.
4.2.3. Tình hình quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc
4.2.3.1. Công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính
Trước tháng 4 năm 2015, trên địa bàn xã Quỳnh Ngọc sử dụng bản đồ giải thửa 299 được đo đạc từ năm 1982 (theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính), Bản đồ địa chính đo đạc từ năm 1997 theo công nghệ toàn đạc bằng máy quang cơ, hệ tọa độ giả định để sử dụng cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn. Các loại tài liệu và bản đồ địa chính cũ không đầy đủ, không đồng bộ, số liệu không đúng với thực tế sử dụng đất, không phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
Năm 2013 xã bắt đầu tiến hành triển khai đo đạc lại bản đồ địa chính. Bộ bản đồ được đo vẽ bởi công ty cổ Tập đoàn Đất Việt, được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu và chính thức bàn giao đưa sử dụng từ ngày 24 tháng 4 năm 2015, gồm:
+ 7 tờ bản tờ bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1:2000; + 14 tờ bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1:1000.
4.2.3.2 . Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
* Trước năm 2015:
Trước tháng 4 năm 2015, chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào tài liệu hồ sơ địa chính cũ trong quản lý đất đai. Số liệu thu thập tại xã có 1399 hộ sử dụng đất, 1388 hộ được giao đất sản xuất nông nghiệp, tổng số có 3977 thửa đất, trong đó có 1399 thửa đất ở, 2161 thửa đất nông nghiệp, 417 thửa đất khác trong tổng diện tích tự nhiên của xã là 342,08 ha (diện tích trước khi đo đạc bản đồ địa chính dạng số). Các loại tài liệu, hồ sơ địa chính được thành lập từ lâu đến nay đã bị nhàu nát, không đầy đủ.
Các loại tài liệu như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy, sổ theo dõi biến động đất đai mới chỉ được lập cho bản đồ giải thửa. Đối với bản đồ địa chính chính quy thì chưa được lập.
Công tác đăng ký kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chủ yếu được thực hiện theo tài liệu
bản đồ địa chính cũ, đã có nhiều biến động (do quy hoạch, dồn điền đổi thửa, chia tách, chuyển nhượng…).
Bảng 4.2. Bảng thống kê số liệu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước tháng 4 năm 2015
Theo loại Đất ở Tỷ lệ (%) Đất SXNN Tỷ lệ (%) Tổ chức Tỷ lệ (%) Đã cấp Chưa cấp Đã cấp Chưa cấp Đã cấp Chưa cấp Số hộ 1.179 220 84,3 367 1032 26,2 Số GCNQSD đất 1.179 220 84,3 367 1032 26,2 5 2 71,4 Diện tích (ha) 23,07 4,27 84,4 60,13 170,22 26,1 2,76 0,5 84,5 * Từ tháng 4 năm 2015 đến nay:
Từ tháng 4 năm 2015 bản đồ địa chính chính quy dạng số xã Quỳnh Ngọc đã hoàn thành đo vẽ được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu, chính thức đưa vào sử dụng. Bộ bản đồ địa chính gồm 21 tờ, với 5060 thửa đất của 2964 chủ sử dụng, quản lý đất.
Việc thực hiện cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu Bản đồ địa chính dạng số đang còn diễn ra chậm, thiếu khoa học. Việc người dân chưa nắm bắt cụ thể những nội dung đầy đủ của hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận làm cho họ gặp nhiều khó khăn, không hoàn thành hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Tính đến hết tháng 6 năm 2017, đã cấp đổi được 636 giấy chứng nhận cho
636 thửa đất ở nông thôn với tổng diện tích 216.368,6 m2, 56 giấy chứng nhận
cho 96 thửa đất nông nghiệp với tổng diện tích 86.637,9 m2 và cấp mới 321 giấy
chứng nhận cho 581 thửa đất nông nghiệp với tổng diện tích 317.239,7 m2.
Ngoài ra, đến hết tháng 6 năm 2017 đã lập hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận QSD đất ở cho 18 trường hợp; chuyển nhượng cho 31 trường hợp; đính chính cho 5 trường hợp và xác nhận QSD đất cho 20 trường hợp.
4.2.3.3. Giải quyết vụ việc liên quan đến đất
Trong năm 2016 đã tiếp nhận 2 đơn, đã giải quyết 1 đơn (đơn tại xóm 6), còn 1 đơn đang tiếp tục giải quyết (đơn tại xóm 1).
Tiến hành lập biên bản, giao trách nhiệm cho hộ gia đình ông Hồ Hồng Hải xóm 6 tháo gỡ công trình, không để lấn chiếm sang khu vực không gian đất của tập thể.
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ QUỲNH NGỌC QUỲNH NGỌC
4.3.1. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian
Bản đồ địa chính chính quy của xã Quỳnh Ngọc gồm: 21 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định dạng file *.dgn.
Bộ bản đồ địa chính đã được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành và có chất lượng tốt để đưa vào sử dụng. Hiện tại, hệ thống bản đồ vẫn phát huy rất tốt chức năng nhiệm vụ, là công cụ quan trọng hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Tuy nhiên, từ khi hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, đến nay hiện trạng sử sụng đất đã biến động khá nhiều nên cần phải chỉnh lý, cập nhật biến động và biên tập lại bản đồ để đảm bảo tính thống nhất về hồ sơ địa chính với hiện trạng sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
4.3.2. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính
Hiện xã Quỳnh Ngọc đang lưu trữ: 13 quyển sổ địa chính, 01 quyền sổ cấp giấy chứng nhận; 01 quyển sổ mục kê; 01 quyển sổ đăng ký biến động được lập theo 10 tờ bản đồ địa chính thành lập từ năm 1995; 05 quyển sổ địa chính, 01 quyền sổ cấp giấy chứng nhận được lập theo 04 tờ bản đồ giải thửa (bản đồ 299); 03 quyển sổ mục kê tạm lập theo 21 tờ bản đồ địa chính được chính thức đưa vào sử dụng năm 2015, chưa lập sổ địa chính; bản lưu hồ sơ kê khai đăng ký, cấp GCN và bản phô tô GCN đã cấp qua các thời kỳ.
Hồ sơ địa chính tại xã được lưu trữ dưới dạng giấy, việc cập nhật hồ sơ địa chính theo phương pháp thủ công, lưu trữ theo sổ sách, bằng văn bản.
Hiện nay, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu đang sử dụng phần mềm VILIS để thực hiện việc in Giấy chứng nhận từ năm 2010, đã phần nào tạo được một số thông tin thuộc tính dạng số của một số thửa đất xin cấp giấy chứng nhận tại Văn phòng theo từng đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, những thông tin dữ liệu thuộc tính của một số thửa đất này còn rời rạc, chưa đầy đủ thông tin, không đồng loạt, những thửa đất nào thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận thì được tạo lập và quản lý dữ liệu trên phần mềm. Việc xuất các sổ trong hồ sơ địa chính dạng số không đầy đủ do không có thông tin của tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp xã.
4.3.3. Phầm mềm quản lý, sử dụng và liên kết dữ liệu
Hiện nay, một số phần mềm đang được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu sử dụng, bao gồm:
+ Phần mềm MicroStation: Quản lý và cập nhật file bản đồ địa chính;
+ Phần mềm VILIS được sử dụng để thực hiện để in giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu chưa sử dụng hết các chức năng của phần mềm VILIS mang lại như chưa xây dựng được hệ thống CSDL địa chính, chưa tạo kho hồ sơ số, chưa scan lưu được Giấy chứng nhận và các hồ sơ khác vào hệ thống phần mềm…
+ Việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo quy trình ISO nhưng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu không thực hiện trên phần mềm một cửa của VILIS mà thực hiện trên một phần mềm khác đồng bộ với Văn phòng UBND huyện. Đây chính là một bất cập trong việc xây dựng CSDL và vận hành CSDL sau này.
+ Chưa thực hiện chức năng cung cấp thông tin qua SMS.
+ Về sự liên kết dữ liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ chưa được kết với cơ sở dữ liệu thuộc tính khi viết GCN trên phần mềm VILIS. Việc lấy sơ đồ thửa đất để đưa vào giấy chứng nhận vẫn thực hiện 1 cách thủ công thông qua một phần mềm khác trung gian.
4.3.4. Người sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu
Về nhân sự, đối với các cán bộ thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu cơ bản đã biết sử dụng, khai thác dữ liệu bản đồ địa chính trên phần mềm MicroStation, nhập dữ liệu phục vụ cho việc in Giấy chứng nhận trên phần mềm VILIS. Tuy nhiên, còn rất nhiều chức năng trên phần mềm VILIS vẫn chưa được sử dụng, khai thác, chưa kiểm soát được người dùng do trình độ tin học còn yếu.
Đối với Công chức địa chính của xã Quỳnh Ngọc mới biết sử dụng phần mềm để khai thác thông tin trên bản đồ địa chính.
4.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ QUỲNH NGỌC
Xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An là xã đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số, đã thực hiện kê khai đăng ký, phần lớn các hộ dân trước đây đã được cấp GCN, do đó khi tiến hành xây dựng CSDL cho xã Quỳnh Ngọc
áp dụng quy trình xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2017/TT-BTNMT. Theo đó, quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Ngọc được thể hiện ở hình 4.2 dưới đây.
Hình 4.2. Quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Ngọc 4.4.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu
Các số liệu thu thập tại địa phương bao gồm: + Dữ liệu không gian:
- Bản đồ địa chính mới nhất dạng số: Bao gồm 07 tờ bản tờ bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1:2000 và 14 tờ bản đồ địa chính được thành lập tỷ lệ 1:1000.
- Bản đồ Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất phục vụ đền bù, GPMB và thu hồi đất dự án Bổ sung hạng mục xây dựng nút giao khác mức giữa QL1 với QL48B nối từ nút giao đến cảng Lạch Quèn vào dự án QL1 đoạn Km 368+400 (Nghi Sơn) – Km 402+300 (Cầu Giát) theo hình thức hợp đồng BOT: Bao gồm 03 tờ được thành lập với tỷ lệ 1:1000.
- 59 tờ Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính thửa đất phục vụ cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quỳnh Ngọc khi thửa đất có sự thay đổi ranh giới do BĐĐC đo vẽ sai ranh giới, hiến 1 phần diện tích thửa đất mở rộng đường giao thông nông thôn và do tách thửa, hợp thửa đất khi tực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
+ Dữ liệu thuộc tính:
- Các loại sổ sách: 01 quyển Sổ cấp giấy chứng nhận, 02 quyển sổ mục kê tạm, chưa có sổ địa chính.
- Có 25 Quyết định cấp giấy chứng nhận; 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 18 hộ gia đình, cá nhân theo hình thức đấu giá QSD đất; 06 Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Các loại đơn: 5176 đơn xin đăng ký, cấp mới, cấp đổi GCN QSD đất; 121 đơn xin tách thửa, hợp thửa, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, Văn bản phân chia di sản thừa kế.
- 5679 bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan của người sử dụng đất.
- 1551 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục thửa đất. 4.4.2. Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
4.4.2.1. Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu
Sau khi thu thập tài liệu, dữ liệu tiến hành rà soát, đánh giá, phải xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, khả năng liên kết của các thửa đất liền kề trên một nền không gian, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất. Phải xác định được từng loại tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định sau:
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính lả bản đồ địa chính; + Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính. Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.
Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất....
Đối với hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được thu thập phải được làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo quy định về hồ sơ địa chính.