Mô hình tác nghiệp và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 55)

2.4.3. Các hình thức khai thác hệ thống thông tin đất đai

+ Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.

+ Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.

2.5. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM VÀ TỈNH NGHỆ AN VÀ TỈNH NGHỆ AN

2.5.1. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam

Tính đến năm 2016, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và thu được nhiều kết quả khả quan. Công tác này đang góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được Đảng và Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo, đặc biệt là Nghị Quyết số 19-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khoá XI có nêu: “Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai”; Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số16/NQ-CP ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ- TW, trong đó, Chính phủ giao Bộ TN&MT xây dựng “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ TN&MT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng CSDL đất đai (Tuyết Nhi, 2016).

Theo Quyết định 714/ QĐ-TTg, của Chính phủ về việc ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. CSDL đất đai quốc gia được xác định là một trong sáu CSDL quốc gia ưu tiên triển khai tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử. Theo đó, nhiệm vụ xây dựng CSDL đất đai quốc gia được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I, từ tháng 9 năm 2013 và kết thúc vào tháng 12 năm 2015; Giai đoạn II, sau khi hoàn thành giai đoạn I, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả giai đoạn I và triển khai các nội dung còn lại (xây dựng hệ thống thông tin đất đai và giao dịch điện tử, nhiệm vụ đã được xác định tại Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020).

Các dự án liên quan đến CSDL đất đai quốc gia, gồm: (1). Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP), gồm 9 tỉnh: Hà Nội (địa bàn Hà Tây cũ), Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long; (2). Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai: Triển khai ở 63 tỉnh, thành nhằm hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuẩn hóa đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính trên cả nước; (3). Dự án xây dựng CSDL quốc gia về tài nguyên và môi trường: Thực hiện theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 do Cục Công nghệ thông tin chủ trì;(4). Dự án xây dựng CSDL quốc gia về đất đai (giai đoạn I 2013- 2015): Dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án xây dựng CSDL quốc gia về đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, 2016). Theo Quyết định 1954/QĐ-TTg năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản dự án. Dự án được thực hiện từ nay tới năm 2018. Giai đoạn 1 (từ nay tới tháng 12-2015) sẽ xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cho 3 huyện của 3 tỉnh đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam có đủ điều kiện cơ bản đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất; tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai của 41 huyện điểm thuộc Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các ngành có nhu cầu, trước mắt ưu tiên các ngành: Ngành thuế, ngân hàng, xây dựng và ngành Giao thong vận tải.

Kết thúc từng giai đoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết dự án để hoàn thiện hệ thống, triển khai hiệu quả vào năm 2020. (Đỗ Đức Đôi, 2014).

Song song với Cơ sở dữ liệu (CSDL) bản đồ, CSDL thông tin đất đai (LIS) được tích hợp để kết nối dữ liệu không gian (bản đồ) với thông tin thuộc tính của từng chủ sử dụng đất tạo nên thông tin đầy đủ về thông tin đất đai. LIS cho chúng ta quản lý chi tiết về nguồn gốc, diện tích, loại đất, giá đất… của từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Đồng thời với chức năng tìm kiếm, chỉnh lý, cập nhật

bổ sung thuận lợi của LIS đã giúp người quản lý xử lý nhanh chóng trong công việc thuê đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và in các loại hồ sơ, bản vẽ, bảng biểu thống kê … thay thế công tác lập bảng biểu, sao lục theo phương pháp cổ truyền.

Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 là đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụngđất tại các địa phương trong cả nước; đồng thời triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 1474 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu đất ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.

Về dữ liệu đất đai, kết quả dự án tổng thể xây dựng bản đồ và hồ sơ địa chính toàn quốc, chủ yếu là dữ liệu số phục vụ đắc lực cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chưa hình thành CSDL. Riêng có tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc xây dựng CSDL địa chính và đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả dự án VLAP, đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ cho 58 huyện thuộc 9 tỉnh của dự án, trong đó tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành việc xây dựng CSDL địa chính và đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả xây dựng CSDL đất trồng lúa, đang thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đến nay cơ bản hoàn việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo yêu cầu của Chính phủ (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, 2016).

Phần lớn các địa phượng đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế hồ sơ địa chính dạng giấy. Trong đó, 2 tỉnh Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã. Nhiều tỉnh khác đã xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính cho một số huyện, như Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An.

Tại Vĩnh Long, hiện trên địa bàn tỉnh đã có 6/8 huyện, thị xã, thành phố thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai qua đó cho thấy, việc liên thông cơ sở dữ liệu (CSDL) về đất đai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã đã chấm dứt tình trạng dữ liệu phân tán dẫn đến nhiều sai sót như: trùng thửa; cập nhật biến động không thường xuyên, không kịp thời, dẫn đến những sai sót trong quá trình quản lý đất đai.

Tại Quảng Ninh, một trong những địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình này và có nhiều kết quả khả quan. Ông Nguyễn Ngọc Thu, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, trong thời gian qua, Sở đã phối hợp với 2 thành phố là Uông Bí và Cẩm Phả thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các phường, xã trên địa bàn. Hiện, Sở đã nghiệm thu dự án này. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai của 2 thành phố đang được vận hành trên hạ tầng Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh và đường truyền mạng toàn tỉnh. Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai 2 thành phố được chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn, xử lý hồ sơ trên cơ sở dữ liệu. Dự án được hình thành sẽ duy trì cập nhật thông tin về đất đai, biến động đất đai và các nghiệp vụ liên quan.

Tại Long An, tính đến ngày 15/9/2016, toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính của 55 xã, phường, thị trấn; trong đó có 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ được thực hiện theo mô hình tập trung (xây dựng bằng phần mềm ViLIS 2.0) – CSDL đất đai được tích hợp tập trung tại Sở TN&MT, kết nối trực tiếp đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện thông qua đường truyền mạng Internet tốc độ cao, việc sử dụng, vận hành, khai thác, cập nhật, chỉnh lý cơ sở dũ liệu đất đai tại cấp huyện được thực hiện trên cơ sở được phân quyền cho người có thẩm quyền để thực hiện (Tuyết Nhi, 2016).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là một bộ dữ liệu đặc biệt quan trọng nhằm quản lý và xác định rõ ràng hơn về tiềm năng tài nguyên đất của mỗi quốc gia. Trong thời gian qua việc xây dựng CSDL đất đai đã được lãnh đạo các cấp quan tâm và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc xây dựng CSDL đất đai ở các địa phương hiện nay vẫn còn chậm, chưa tạo ra được một hệ thống CSDL đất đai thống nhất theo mô hình chung (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, 2016).

2.5.2. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Nghệ An

Việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đến nay đã đạt 84,64 % diện tích cần cấp giấy chứng nhận (đất sản xuất nông nghiệp: Đến hết năm 2016, toàn tỉnh đã cấp được 618.191 GCN với diện tích 232.382,28 ha đạt 93,16 % so với tổng diện tích cần phải cấp; đất lâm nghiệp: toàn tỉnh đã cấp được 102.282 GCN, với tổng diện tích là 234.942,47 ha đạt 81,47 % so với tổng diện tích cần cấp; đất ở nông thôn: toàn tỉnh đã cấp được 558.921 GCN với diện tích 17.235,87 ha đạt 90,26 %; đất ở đô thị:toàn tỉnh đã cấp được 109.624 GCN với diện tích 2.389,52 ha đạt 92,55 %). Đối với các tổ chức đang sử dụng đất đạt

96,06 % diện tích cần phải cấp (đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 54 GCN với tổng diện tích cấp đươc là 22.788,59 ha; đất lâm nghiệp đã cấp được 165 GCN với tổng diện tích cấp đươc là 423.581,2 ha; đất chuyên dùng đã cấp được 11.124 GCN với tổng diện tích là 19.105,88 ha) (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An, 2015).

Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biên pháp để thực hiện trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 3690/QĐ-UBND.ĐC ngày 22 tháng 8 năm 2013. Kế hoạch đã vạch ra thời gian và tiến độ thực hiện cụ thể như sau:

* Năm 2013.

- Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng CSDL đất đai tỉnh Nghệ An trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Triển khai lập Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán và tổ chức thực hiện điểm việc "Xây dựng CSDL đất đai huyện Đô Lương và thành phố Vinh" để vận hành thử ngiệm; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình để triển khai tại tất cả các huyện, thị xã khác trong tỉnh.

* Năm 2014 đến năm 2015.

- Xây dựng Dự án tổng thể về "Xây dựng CSDL đất đai tỉnh Nghệ An trên địa bàn 19 huyện, thành phố, thị xã (trừ thành phố Vinh và huyện Đô Lương) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm: thiết bị phần cứng, phần mềm vận hành cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng thông tin…);

- Đầu tư lắp đặt hệ thống hạ tầng mạng thông tin; máy chủ; phần mềm vận hành cơ sở dữ liệu, đào tạo quản trị mạng cho quản trị CSDL trung tâm và các cán bộ khác có liên quan;

- Xây dựng CSDL đất đai tại thị xã Thái Hòa và Cửa Lò; các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu và Quỳnh Lưu;

- Xây dựng CSDL các thành phần gồm: CSDL giá đất; CSDL quy hoạch sử dụng đất; CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh.

* Năm 2015 đến năm 2020.

- Xây dựng CSDL đất đai tại các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh; - Hoàn thiện CSDL đất đai tỉnh Nghệ An;

- Vận hành, cập nhật, tích hợp CSDL đất đai tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên do vướng mắc về kinh phí, đến nay kế hoạch trên đã và đang được triển khai còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra.

Ngày 07/3/2016 tại huyện Đô Lương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Đô Lương tổ chức Hội nghị triển khai công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thí điểm cho huyện Đô Lương theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 9203/UBND.NN ngày 16/12/2015 (Phòng Đo đạc và Bản đồ-Sở TNMT, 2015).

Cho đến hết tháng 6 năm 2017, việc xây dựng CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn rất chậm, các địa phương trong toàn tỉnh đang trong quá trình thực hiện đo đạc chỉnh lý, số hóa bản đồ địa chính gắn với cấp đổi, cấp lại và cấp mới giấy chứng nhận, chưa có đơn vị nào hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chưa tạo ra được một hệ thống CSDL đất đai thống nhất theo mô hình chung. 2.6. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

2.6.1. Phần mềm Microstation

Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi Bentley Systems năm 1980. Tại thời điểm đó phần mềm có tên là PseudoStation. Qua gần 30 năm phát triển, Microstation đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau với những tính năng ngày càng cải tiến. Vào năm 1987, Microstation 2.0 ra đời và đó là phiên bản đầu tiên của Microstation đọc và tạo file *.dgn. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Microstation SE và là phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ được thể hiện qua màu sắc khác nhau, ngoài ra Microstation còn cung cấp một số công cụ làm việc qua Internet. Phiên bản mới nhất của Microstation là V8i (V8.11) ra đời năm 2008. Microstation V8i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 55)