Kết quả và hiệu quả sảnxuất cam của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 74)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bốc ục của luận văn

2.3. Tình hình phát triển sảnxuất cam của hộ qua số liệu điều tra

2.3.2. Kết quả và hiệu quả sảnxuất cam của hộ

Xét ở góc độ, kếtquả sản xuất tính trên 1 ha diện tíchvà tính bình quân trên 1 hộ trồng cam có thể nhận những hộ trồng cam với diện tích lớn, nhỏ khác nhau thì hiệu quảcó sự khác nhau.

Bảng 2.19. Kết quả sản xuất cam của hộđiều tra năm 2017

(Tính bình quân cho 1 ha)

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ

1 Giá trị sản xuất (GO) 197,20 214,20 224,80 217,47 2 Chi phí trung gian (IC) 44,56 45,81 47,09 45,69 3 Giá trị gia tăng (VA) 152,64 168,39 177,71 171,78 5 Thu nhập hỗn hợp (MI) 142,52 157,79 166,72 161,25

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2018

. Qua Bảng 2.19 cho thấy, nhóm hộ có quy mô trên 2,5 ha có giá trị sản xuất (224,80 triệu đồng/ha) và thu nhập hỗn hợp (166,72 triệu đồng/ha) trên 1 ha cam là lớn nhất và giảm dần theo quy mô diện tích của các nhóm hộ. Do quy mô sản xuất, mức đầu tư thâm canh khác nhau và các hộ trên địa bàn hầu hết trồng cam trong giai đoạn thời kỳ đầu và giữa của thời kỳ sản xuất kinh doanh nên mẫu mã đẹp, cam có vị ngọt

thanh, giá bán cao, ổn định nên đã dẫn đến sự chênh lệch về các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp giữa các nhóm. Thông qua chỉ tiêu thu nhập hỗn hợpbình quân các hộ khảo sát là 161,25 triệu đồng/ha có thể khẳng định cây cam đang là cây trồng mang lại thu nhập đáng kể cho người dântrên địabàn.

Bảng 2.20. Kết quả sản xuất cam của hộđiều tra năm 2017

(Tính bình quân 1 hộ)

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ

1 Giá trị sản xuất (GO) 83,98 181,83 502,93 228,34 2 Chi phí trung gian (IC) 19,16 38,94 105,48 47,98 3 Giá trị gia tăng (VA) 64,82 142,89 397,45 180,36 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 60,47 133,89 388,46 169,31

Kết quả khảo sát cho thấy, nếu tính bình quân trên hộ trồng cam thì những hộ có

diện tích trên 2,5 ha có kết quả sản xuất cao nhất, với tổng doanh thu bình quân đạt trên

502 triệu đồng/hộ, trong đó thu nhập hỗn hợp của hộ đạt mức 388,46 triệu đồng/hộ (sau khi tính đến lao động thuê và chưa kểđến lao động gia đình). Trong khi đó đối với những hộ sản xuất dưới 1 ha, con sốnày chỉ với 83,98 triệu đồng/hộvà mức thu nhập hỗn hợp chỉđạt xấp xỉ 60,47 triệu đồng/hộ. Điều đó cũng cho thấy rằng, đối với những hộcó quy mô diện tích lớn hơn, kết quả cho thu nhập lớn hơn và ngược lại. Đây cũng là kết quả phản ánh hướng mở rộng diện tích trồng cam hiện tại của Hải Lănglà hoàn toàn phù hợp và có cơ sở trong việc phát triển sản xuất.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong ngắn hạn của mô hình được thể hiện

thông qua Bảng 2.21 dưới đây:

Bảng 2.21 : Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộđiều tra STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III quânBình

1 Hiệu quả sử dụng lao động gia đình GO/LĐ Tr.đ/LĐ 27,99 59,20 132,35 71,17 MI/LĐ Tr.đ/LĐ 20,16 43,59 102,23 52,77 2 Hiệu quả sử dụng đất GO/ha Tr.đ/ha 197,20 214,20 224,80 217,47 MI/ha Tr.đ/ha 142,52 157,79 166,72 161,25 3 Hiệu quả sử dụng chi phí GO/IC Lần 4,43 4,68 4,77 4,76 MI/IC Lần 3,20 3,44 3,54 3,53

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2018

Về hiệu quả sử dụng lao động gia đình, bình quân một lao động gia đình có tham gia trồng cam tạo ra 71,17 triệu đồng giá trị sản xuấtvà 52,77 triệu đồng thu nhập/năm.

Có thể thấy, phát triển sản xuất cam đã đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho người

lao động, góp phần nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người nông dân.

Về hiệu quả sử dụng đất, bình quân một hecta đất được canh tác tạo ra được 249,88 triệu đồng giá trị sản xuất trong đó có193,66 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Điều

Về hiệu quả sử dụng vốn, tương ứng với mỗi đồng chi phí bỏ ra, hộ thu được 5,47

đồng giá trị sản xuất; 4,24 đồng thu nhập hỗn hợp. Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn của

các nông hộtrong mô hình là rất tốt.

Như vậy, xét trong ngắn hạn, câycam đã mang lại những tín hiệu tích cực và khả quan cho các nông hộở huyện Hải Lăng.

Nâng cao kết quả kinh tế trong nông nghiệp được thực hiện ở hai hình thức, thứ

nhất là nâng cao kết quả dựa vào tăng quy mô sản xuất và nâng cao kết quả dựa vào thâm canh. Nếu ở những vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai hạn chế thì nâng cao kết quả sản xuất dựa vào thâm canh được lựa chọn thì ở những vùng như Hải Lăng, khi mà

khoa học kỹ thuật chưa thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất kết hợp với điều kiện tự nhiên ưu đãi về diện tích đất tựnhiên thì hướng mở rộng quy mô là lựa chọn phù hợp.

Điều đó cũng dược khẳng định trong kết quả của nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)