Thực trạng về xu hướng hoàn thiện tổ chức sảnxuất và quan hệ với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 77)

5. Bốc ục của luận văn

2.4. Thực trạng về xu hướng hoàn thiện tổ chức sảnxuất và quan hệ với thị trường

trường của các hộ trồng cam

Bảng 2.22. Các chỉtiêu phản ánh hoàn thiện tổ chức sản xuất và quan hệ với thị trường của các hộ trồng cam tại huyện Hải Lăng

ĐVT: hộ ST T Chỉ tiêu SL Không (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Thuê thêm đất để mở rộng sản xuất 0 0,00 24 100,00

2 Thuê thêm lao động 24 100,00 0 0,00

3 Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cơ khí 24 100,00 0 0,00 4 Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam 0 0,00 24 100,00 5 Sản xuất theo mô hình VietGAP 0 0,00 24 100,00 6 Được vay vốn hỗ trợ sản xuất 16 66,67 8 33,33 7 Tham gia lớp tập huấn, đào tạo 24 100,00 0 0,00 8 Tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ

sản phẩm cam 24 100,00 0 100,00

Kết quả điều tra nghiên cứu, cho thấy đất của các hộ điều tra đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất100%, không có hộ nào phải thuê đất để sản xuất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trồng cam mở rộng diện tích đầu tư thâm canh và vay vốn các tổ chức tín dụng.

Cây cam là cây trồng lâu năm đòi hỏi nhiều công sức lao động và nhiều thời gian chăm sóc. Ngoài tận dụng lao động gia đình, các hộ điều tra đều phải thuê thêm lao động tùy thuộc vào quy mô diện tích sản xuất cam của mỗi hộ. Các hộ trồng cam

thường thuê lao động để làm cỏ, phun thuốc BVTV và bón phân cho cam.Trong thời kỳ thu hoạch nhằm đảm bảo bán đúng thời vụ để thu được giá ổn định, 100% hộ trồng

cam đều thuê thêm lao động ngoài.

Đầu tư tài sản là những đầu tư cơ bản để hộ có thể sản xuất và tái sản xuất cam. Các công cụ, máy móc phục vụ phát triển sản xuất cam là rất quan trọng, với diễn biến sâu bệnh gây hại ngày càng phức tạp và với diện tích lớn không thể phun thuốc trừ sâu theo kiểu đeo bình mà cần phải đầu tư máy phun thuốc hàng trăm, nghìn lít một lần, việc đầu tư máy móc hiện đại cũng giúp giảm công lao động, giảm các loại chi phí.Nghiên cứu cho thấy hiện nay bình quân mỗi hộ đầu tư các công cụ, máy móc vào sản xuất cam đạt 49,59 triệu đồng/hộ. Hộ quy mô lớn có đầu tư nhiều nhất với 60 triệu đồng/hộ. Hộ quy mô nhỏ có đầu tư thấp nhất với 45,50 triệu đồng/hộ.(Phụ lục 1)

Tuy 100% hộ trồng cam được điều tra đều đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất nhưng chưa có hộ nào ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam. Với chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt ban đầu khoảng gần 50 triệu đồng / ha là không nhỏ, khiến các hộ trồng cam chưa mạnh dạn đầu tư.

Mặc dù các hộ trồng cam ở huyện Hải Lăng tuyệt đối không phun bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào trước khi thu hoạch từ 3- 4 tháng, các biện pháp kỹ thuật,

chăm sóc bón phân cũng tuân thủ nghiêm ngặt cho đến khi thu hoạch; nhưng chưa có

hộnào đạt theo tiêu chuẩn VietGAP. Khó khăn lớn nhất trong việc áp dụng VietGAP

là việc triển khai quy hoạch vùng sản xuất ởđịa phương còn chậm, diện tích quy hoạch

giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ,

công nghệ sau thu hoạch yếu kém, đầu ra còn bỏ ngỏ là thách thức lớn đối với việc thực hiện cũng như mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, giá chứng nhận VietGAP cao, phức tạp, cũnggóp phần gâykhó khăn cho các hộ.

Số hộ trồng cam được vay vốn hỗ trợ sản xuất chiếm 66,67%, những hộ còn lại gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội không đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong khi đó người dân muốn vay vốn của các ngân hàng thương

mạikhác cần phải có tài sản thế chấp. Đây là một vấn đềtương đối khó khăn, đặc biệt

đối với những gia đình khó khăn, hộ nghèo khi họ muốn vay các khoản tiền lớn đểđầu

tư phát triển sảnxuất.

100% các hộ trồng cam đều đã được tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng cam. Song chỉ có 70,83% hộđược khảo sát áp dụng kiến thức được tập huấn vào sản xuất của hộ nhà mình, 29,17% hộ cho rằng chỉ sản xuất theo kinh nghiệp từ thời xưa truyền lại và

của bản thân không áp dụng kiến thức buổi tập huấn một phần vì không đủ điều kiện, một phần vì đã từng thửáp dụng song không cho hiệu quả.

Điều đáng mừng là những hộ trồng cam trên địa bàn huyện đã có sựliên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong kỹ thuật, kinh nghiệm trồng chăm sóc, chia sẻ thịtrường tiêu thụ...

Để phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, nhằm tạo việc làm, nâng

cao thu nhập cho người dân và cung cấp sản lượng quả cam cho thị trường trong và ngoài nước. Khi được hỏi về mong muốn mở rộng diện tích cam trong thời gian tới thì có 62,5%

các hộ sẵn sàng mở rộng diện tích trồng cam, 37,5 % số hộ còn lại lo sợ về đầu ra bấp

Bảng 2.23: Xu hướng phát triển sản xuất cam của hộ trong thời gian tới

STT Chỉ tiêu SL Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung

(hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tăng diện tích trồng cam 4 80 9 64,29 2 40 15 62,50

2 Áp dụng giống cam mới 1 20 2 14,29 1 20 4 16,67

3 Thâm canh cao hơn 2 40 8 57,14 4 80 14 58,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018

Về xu hướng phát triển sản xuất cam trong thời gian tới của hộđược thể hiện qua số liệu ở Bảng 2.23. Chỉ có một số ít hộ (16,67% số hộ) có ý định chuyển đổi sang trồng các giống cam khác. Giống cam hiện tại là phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao và dễchăm sóc. Có 58,33 % số hộ cho rằng trong thời gian tới khi mà diện tích đất có hạn và vườn cam mới đi vào sản xuất kinh

doanh để tăng năng suất và chất lượng cam quảcác hộ tiến hành đầu tư thâm canh cao hơn so với hiện nay. Không có một hộ nào đã trồng cam trên địa phương có ý định giảm diện tích trồng cam hay phá cam trồng các loại cây ăn quảkhác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 77)