Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 91 - 92)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bốc ục của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển sảnxuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư áp

dụng kỹ thuật. Tiến hành xây dựng quy hoạch vùng sản xuất cam trên phạm vi toàn

huyện. Cam được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,

khí hậu, trình độthâm canh của nhân dân. Trên cơ sởđó, xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉđạo và tổ chức thực hiện.

Do được thiên nhiên ưu đãi về chất đất và thời tiết nên đây là cây trồng có lợi thế

tuyệt đối của vùng đất Hải Lăng. Và qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thể

thấy và khẳng định cây cam là cây trồng đã và đang làm giàu cho người dân trên địa

bàn huyện Hải Lăng. Vì vậy trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với

các Hợp tác xã, doanh nghiệp, các xã đẩy mạnh phát triển sản xuất cam. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh phát triển sản xuất cần phải chú ý không để phá vỡ quy hoạch, khôngđểngười dân trồng ồạt gây dư thừa nông sản, huyện cần có kế hoạch mở

rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa

phương. Vậy để đẩy mạnh phát triển sản xuất bền vững trong thời gian tới cần tiến

hành các biện pháp sau:

Thứ nhất: Huyện cần chỉ đạo sát sao việc phát triển diện tích cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi nhằm hạn chếtình trạng phát triển ồạt. Chú trọng tập trung vào các vùng trọng tâm, trọng điểm để khẳng định thương hiệu, bảo đảm cho cây ăn quả Hải

Lăng được thịtrường chấp nhận, tin dùng.

Thứhai: Tiến hành rà soát, phân loại diện tích đất phù hợp đối với các loại cây trồng

làm tiền đề quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho từng loại cây trồng.

Thứ ba: Để có thể hình thành các vùng sản xuất hànghóa điều cần thiết trong thời gian tới chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất cam bằng cách chọn những

vùng có diện tích lớn đang sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi đểhình thành các vùng sản xuất tập trung. Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải

kiện sản xuất cam. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất cam nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy

hoạch vào sản xuất cam.

Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để thị trường đất đai hoạt động linh hoạt, hình thành khung pháp lí để các hộ có thể chuyển đổi diện tích sản xuất, tạo điều kiện cho

người dân chuyển những chân ruộng không ăn chắc, không chủ động được nước tưới sang trồng cam, hình thành thửa vườn có diện tích lớn để các hộ tập trung ruộng đất

hình thành các khu sản xuất để thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, công cụ, dụng cụđể

sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất cam và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 91 - 92)