Tình hình phát triển sảnxuất cam của hộ qua số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 61)

5. Bốc ục của luận văn

2.3. Tình hình phát triển sảnxuất cam của hộ qua số liệu điều tra

2.3.1.1. Đặc điểm ca hvà chủ h trng cam

Để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cam thì chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến phương hướng và kết quả sản xuất của hộ. Các yếu tố quyết định đến năng lực và trình độ quản lý của chủ hộ đó là: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu, số lao động tham gia sản xuất cam, số năm trồng cam, trình độ chuyên môn.

Huyện Hải Lăng mới chỉtriển khai mô hình trồng cam tại 5 xã Hải Phú, Hải Lâm,

Hải Sơn, Hải Thọ, Hải Thượng. Bởi vậy, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 24 hộ sản xuất cam trên địa bàn tính đến năm 2017.

Bảng 2.10 Một sốđặc điểm của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Sốlượng Cơ cấu (%)

1. Tổng số hộ Hộ 24 2. Tổng sốnhân khẩu

- Sốnhân khẩu bình quân hộ

Người Người 120 5 3. Tổng sốlao động - Lao động nam - Lao động nữ - Sốlao động bình quân hộ Người 77 100 Người 50 64,94 Người 27 35,06 Người 3,21 4. Độ tuổi bình quân chủ hộ Năm 50,54 5. Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 7,63 6. Kinh nghiệm sản xuất của hộ Năm 6,79 7. Giới tính chủ hộ - Nam - Nữ Người 24 100 Người 21 87,5 Người 3 12,5 8. Nghề nghiệp chủ hộ - Nông nghiệp - Phi nông nghiệp

Người 24 100

Người 17 70,83

Người 7 29,17

Một số đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện qua số liệu ở Bảng 2.10. Trình độ học vấn cao nhất của chủ hộlà tốt nghiệp đại học, tuy nhiên con sốnày chỉ

dừng ở 8,33% trong tổng số 24 chủ hộ.

Xét về lực lượng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp cho chính hộ,

vì gia đình đông con, nên đa phần trẻ em học hết phổ thông, đến độ tuổi lao động tham

gia vào hoạt động nông nghiệp cùng gia đình. Điều này lí giải cho việc gần 64,17% số nhân khẩu trởthành lực lượng lao động chính cho mỗi hộ kinh tế, với sốlao động bình quân của mỗi hộ là 3,21 người. Lao động nam chiếm chủ yếu với 64,94%, do khâu chăm sóc và thu hoạch cam đòi hỏi sức khỏe, phù hợp với nam giới hơn so với nữ.

Chủ hộ là nam chiếm tới 87,5%. Một điểm đáng chú ý là, trong khi các chủ hộ nam đa phần có trình độ học vấn bình quân còn thấp (6,54); thì đa phần các nữ chủ hộ đều có trình độ học vấn cao hơn (8,67), độ tuổi trung bình 50 tuổi. Những nữ chủ hộ này đều đóng vai trò chủ chốt trong các tổ chức thôn, xã. Ở một khía cạnh khác, yếu tố

về giới tính của chủ hộ có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, thông qua các quyết

định đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích hay áp dụng các tiến bộkĩ thuật.

Xét về kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, với độ tuổi trung bình là 50,54 nhưng số năm kinh nghiệm sản xuất cam trung bình chỉ 6,79 năm. Những năm gần đây do số hộ nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cam nhiều hơn. Ở địa bàn

huyện Hải Lăng, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thì kinh nghiệm sản xuất các

loại nông sản là tương đối phong phú. Với kinh nghiệm thực tiễn dày dạn, các hộ dễdàng

tiếp cận với các loại nông sản mới.

Xét về trình độ học vấn, mặc dù mức học vấn trung bình hoàn thành lớp 7 là chưa cao, tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nông thônthì mức học vấn này là tương đối khá. Khi

trình độ văn hóa của người sản xuất càng cao thì khả năng tiếp nhận khoa học công

nghệ từcác lớp tập huấn, sách báo, truyền hình sẽ tốt hơn; thêm vào đó, khảnăng ứng dụng công nghệkĩ thuật vào điều kiện cụ thể của những người có trình độkhác nhau sẽ đem lại hiệu quảkhác nhau.

Lao động trong nông nghiệp là lao động giản đơn nhưng trong nền kinh tế thị trường muốn làm giàu từ nông nghiệp phải sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh. Vì

vậy lao động phải được đào tạo bài bản để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên

tiến phù hợp vào sản xuất cam.

Bảng 2.11.Hiệu quả kinh tế sản xuất cam theo mức độáp dụng KH-KT của hộ

ĐVT: lần

STT Chỉ tiêu Trồng theo kinh nghiệm Được tập huấn kỹ thuật

1 GO/IC 4,16 4,82 2 VA/IC 3,13 3,83 3 MI/IC 3,02 3,51

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018

Nhìn chung những hộ sản xuất hoàn toàn theo kinh nghiệm, không áp dụng kiến thức tập huấn một phần vì không có thời gian tham gia các buổi tập huấn do cơ quan chuyên môn tổ chức, một phần vì đã từng áp dụng thửnhưng không có hiệu quả. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất của các hộ theo từng quy mô thấp hơn so với các hộ tham gia tập huấn và áp dụng khoa học kỹ thuật.

2.3.1.2. Quy mô diện tích, sản lượng vànăng suất vườn cam ca các h

Kết quảkhảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích trồng cam của 24

hộ (có diện tích trồng từ 0,6 ha trở lên) là 50,89 ha, bình quân mỗi hộ trồng 2,12ha

(nhỏ nhất là 0,6 ha và lớn nhất là 7,09 ha). Kết quả khảo sát cũng cho thấy 100% là đất tự có của các nông hộ,chưa có trường hợp thuê đất để trồng cam.

Bảng 2.12: Quy mô vườn cam theo diện tích của các hộ điều tra

Nhóm Quy mô diện tích Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích BQ (ha) I Dưới1 ha 5 20,83 0,86 II Từ 1 đến 2,5 ha 14 58,33 1,71 III Trên 2,5 ha 5 20,83 4,52 Tổng cộng 24 100 2,12

Qua bảng số liệu Bảng 2.12cho thấy 20,83% sốhộ có diện tích trồng cam ở mức dưới 1ha. Loại nông sản này vẫn trong giai đoạn đầu phát triển, các nông hộ với tính thận trọng cao còn đang thử nghiệm thăm dò. Mặc dù trong những năm gần đây, các hộ gặp khá nhiều khó khăn với các nông sản hiện tại như ớt, cao su,…, dù rất muốn tìm loại nông sản mới thay thế nhưng với một loại nông sản đòi hỏidày công chăm sóc, họ cần thời gian để xem xét đến tính thích ứng và hiệu quả kinh tế trước khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, đa phần các nông hộ trên địa bàn huyện Hải Lăng có điều kiện tài chính hạn hẹp, khó khăn trong tiếp cận vốn vay, vì vậy khả năng đầu tư lớn vào cây camcòn hạn chế. Một số nông hộ tiên phong trồng thử nghiệm cam nay đã có những kinh nghiệm thực tiễn nhất định khi áp dụng mô hình tại địa phương, nhận được những kết quả khả quan trong sản xuất, nay đã tích cực đầu tư mở rộng diện tích trồng trọt từ 0,5 ha lên đến 7 ha. Thu nhập từ các đợt bán nông sản được tích lũy, có thêm điều kiện để các hộ này tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

Bảng 2.13: Cơ cấu diện tích trồng cam của các hộđiều tra

(Tính bình quân hộ)

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu

Theo quy mô vườn cam Bình quân chung Nhóm I Nhóm II Nhóm III Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích đất của hộ 1,37 100 2,03 100 4,88 100 2,49 100 1 Diệntích đất trồng cam 0,86 62,77 1,71 84,24 4,52 92,62 2,12 85,14 2 Diện tích đất trồng cây khác 0,51 37,23 0,32 15,76 0,36 7,38 0,37 14,86

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018

Qua bảng 2.13 ta thấy, diện tích trồng cam bình quân đối với các hộcó vườn cam

cam thuộc nhóm từ 1 đến 2,5ha mỗi hộ trồng bình quân 1,71ha chiếm 84,24% tổng diện tích đất, với quy mô nhỏ mỗi hộ trồng 0,86ha. Diện tích đất còn lại chủ yếu là

trồng các cây lâu năm truyền thống như: chè, hồtiêu…, đa số các hộ có quy mô lớn và quy mô trung bình đã chuyển đổi hết diện tích đất sang trồng cam. Diện tích trồng cam trung bình mỗi hộlà 2,12 ha, chiếm 85,14 % tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ.

Bảng 2.14: Diện tích, năng suất và sản lượng cam bình quân của hộ

STT Chỉ tiêu ĐVT Theo quy mô vườn cam BQC

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

1 Diện tích vườn cam Ha 0,86 1,71 4,52 2,12 - Diện tích SXKD Ha 0,43 0,85 2,24 1,05 - Diện tích KTCB Ha 0,43 0,86 2,28 1,07 2 Năng suất bình quân Tấn/ha 9,86 10,71 11,24 10,87 3 Sản lượng bình quân Tấn/hộ 4,20 9,09 25,15 11,42

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018

Kết quả tổng hợp tại Bảng 2.14 cho thấy bình quân mỗi hộ có 2,12 ha đất trồng cam trong đó 49,52% (25,2/50,89 ha) diện tích của các hộ trồng cam đã đi vào kinh doanh, còn 50,48% diện tích còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Kết quả điều tra cho thấy đất của các hộ điều tra đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là cơ sở quan trọng và thuận lợi để hộ có thể mở rộng diện tích đầu tư thâm canh cũng như vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Theo điều tra các hộ trồng cam về năng suất và sản lượng cam niên vụ 2017 khá ổn định, diện tích cam cho sản phẩm có sự biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Tương ứng với diện tích đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh và năng suất cácgiống cam tại các hộ điều tra.

2.3.1.3. Tình hình áp dng khoa hc - k thut trong sn xut cam ca h

người. Giống cam thích hợp giúp cây cam chống chịu được biến đổi của thời tiết,

kháng được sâu bệnh và cho năng suất cao. Đểđáp ứng được vấn đềnày đòi hỏi các cơ

quan quản lý nhà nước vềlĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn quản

lý nhà nước của huyện phối hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn huyện thường xuyên

tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng cam vềcác

biện pháp kỹ thuật nuôi và chăm sóc, phòng trừsâu bệnh cho cam.

Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy vẫn còn khá nhiều hộ chưa am hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừsâu bệnh trên cây cam, chỉlàm theo kinh nghiệm, không theo hướng dẫn của cán bộ tập huấn, không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn

đến hiệu quảkhông cao.

Bảng 2.15: Tình hìnháp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cam của hộ S

T T

Chỉ tiêu

Theo quy mô vườn cam Bình quân chung Nhóm I Nhóm II Nhóm III SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%)

1 Làm theo kinh nghiệm 1 20 5 35,71 1 20 7 29,17

2 Kết hợp kinh nghiệm và

tập huấn 3 60 8 57,14 4 80 15 62,50

3 Hoàn toàn theo tập huấn 1 20 1 7,14 - - 2 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra sơ cấp 2018

Qua số liệu cho thấy đa số các hộ trồng cam áp dụng biện pháp kết hợp kinh nghiệm và tập huấn vào sản xuất với 62,5%. Trong đó, tỷ lệ hộlàm theo kinh nghiệm cao nhất thuộc nhóm quy mô từ 1 đến 2,5ha 35,71%, tỷ lệ các hộ trồng cam kết hợp kinh nghiệm và tập huấn cao nhất là các hộcó quy mô trên 2,5 ha.

2.3.1.4. Tình hìnhđầu tư chi phí cho sn xut cam ca h

Đối với cây cam, thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài từ 2 đến 3 năm và yêu cầu một lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Đặc biệt, để xây dựng và duy trì vườn cam hộ cần có

một lượng vốn đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm các trang thiết bị, vật tư đầu vào,chăm sóc vườn cây. Vốn không chỉ là cơ sở để tạo ra năng lực sản xuất mà còn đảm bảo điều kiện tài chính để đầu tưchiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất cam.

Do điều kiện khó khăn về nguồn lực tài chính nên phần lớn các hộđược Hội nông dân các xã đứng ra tín chấp cho vay phân bón trả chậm cuối vụ sản xuất mới thanh

toán, nên phần nào giúp hộ chủ động được một lượng vốn lưu động nhất định đủ để mua phân chuồng, thuê lao động và trả tiền điện hàng tháng.

Bảng 2.16: Tình hìnhvốn đầu tư sản xuất cam của hộ

(Tính bình quân/hộ) ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu

Theo quy mô vườn cam

Bình quân chung Nhóm I Nhóm II Nhóm III Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I Vốn SX cam 72,50 100 98,00 100 260,00 100 127,30 100 1 Phân theo mục đích 1.1 Vốn dành cho thời kỳ KTCB 37,50 51,72 50,00 51,02 140,00 53,85 66,83 52,50 1.2 Vốn dành cho thời kỳ SXKD 35,00 48,28 48,00 48,98 120,00 46,15 60,47 47,50

2 Phân theo nguồn vốn

2.1 Vốn tự có 50,50 69,66 90,00 91,84 220,00 84,62 107,17 84,19 2.2 Vốn đi vay 22,00 30,34 8,00 8,16 40,00 15,38 20,13 15,81

II Mức đầu tư

bình quân/ha 84,30 76,75 70,82 75,03

Hộ có quy mô diện tích càng lớn thì vốn đầu tư càng nhiều vì diện tích của các hộ đó lớn hơn và cần phải đầu tư trang thiết bị đầy đủ hơn. Nhìn chung, vốn đầu tư trong sản xuất cam của các hộ là tương đối lớn, trung bình cho vườn cam là 127,30 triệu đồng/hộ, trong đó vốn cho thời kỳ KTCB là 66,83 triệu đồng/hộ, vốn cho thời kỳ SXKD là 60,47 triệu đồng/hộ.

Vốn tự có là 107,17 triệu đồng/hộ và vốn đi vay là 20,13 triệu đồng/hộ. Về cơ bản các hộ đã chủ động được nguồn vốn của mình để phục vụ cho sản suất cam của gia đình (vốn tự có chiếm gần 84,18%). Trên 15,82% số vốn còn lại các hộ vay ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn với lãi suất 10% hoặc một số hộ vay các ngân hàng chính sách với lãi suất 6,6%.

Đối với các hộ sản xuất cam có quy mô càng nhỏ vốn đầu tư bình quân/ha càng lớn. Do vốn đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, vật tư đầu vào là cố định nên diện tích trồng càng lớn thì vốn đầu tư bình quân/ha càng giảm.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Cây cam là cây trồng trải qua 2 giai đoạn là thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và

thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ KTCB kéo dài khoảng 3 năm, sau đócây bước vào thời kỳ

kinh doanh trong khoảng 10 năm tiếp theo. Ở thời kỳkinh doanh có thểchia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn năng suất thấp tuổi cây từ 4-6 (năm đầu đi vào kinh doanh đến năm

kinh doanh thứ 4); giai đoạn năng suất cao nhất tuổi từ 7-10 (năm thứ 5- năm thứ 8

kinh doanh); giai đoạn năng suất giảm dần tuổi từ 12-14. Với mỗi thời kỳđó yêu cầu mức đầu tư khác nhau.

Chi phí vật tư đầu tư cho quá trình sản xuất là chi phíphân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí cho các dịch vụ như chi phí điện cho máy bơm tưới nước…và chi phí công lao động.

Bảng 2.17: Các khoản mục chi phí trồng cam thời kỳ KTCBcủa hộ

(Tính bình quân cho 1 ha)

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉtiêu

Theo quy mô vườn cam Bình quân chung

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Làm đất 14,91 10,92 15,89 11,39 16,32 11,55 15,66 11,28 2 Giống 17,50 12,82 17,50 12,55 17,50 12,39 17,50 12,60 3 Phân bón 12,18 8,92 13,14 9,42 13,56 9,60 12,92 9,30

4 Thuốc BVTV 12,04 8,82 12,07 8,66 12,09 8,56 12,06 8,69 5 Chi phí LĐ thuê ngoài 47,24 34,61 47,50 34,06 47,94 33,93 47,52 34,21 6 Chi phí khác 12,34 9,04 12,40 8,89 12,42 8,79 12,38 8,92

Chi phí trung gian 116,21 85,13 118,50 84,98 119,83 84,82 118,05 84,99

7 Chi phí LĐ gia đình 20,30 14,87 20,95 15,02 21,45 15,18 20,85 15,01

Tổng chi phí KTCB 136,51 100 139,45 100 141,28 100 138,90 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)