5. Bốc ục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển sảnxuất cam
Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng cam và mức tiêu
thụ quả trên thị trường thế giới cũng ngày càng tăng. Mặc dù nguồn gốc cam quýt
xuất phát từ vùng Đông Nam Á nhưng hiện nay cam được trồng ở nhiều vùng trên
thế giới với tổng số hơn 100 quốc gia. Các vùng trồng cam nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn hòa ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu Đại dương.
Trung Quốc và Thái Lan là hai nước gần với Việt Nam có ngành nông nghiệp trồng trọt phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu các kỹ thuật về tỉa,
ghép cây cũng như kỹ thuật chăm sóc, thâm canh góp phần phát triển sản xuất cam.
Trên thế giới cây có múi là một ngành lớn với diện tích 3,5 triệu ha, sản lượng 80 triệu tấn/năm. Hiện nay trên thế giới có 75 nước trồng cam với diện tích và sản
lượng tăng đáng kể.
Braxin và Mỹ là hai nước có sản lượng cam lớn nhất thế giới, năm 2011 sản
lượng cam đạt được lần lượt là hơn 19 triệu tấn và 8 triệu tấn. Nhưng đến năm 2013
Một sốnước khác như Trung Quốc đạt 6,2 triệu tấn năm 2011 và tăng lên 7,4
triệu tấn năm 2013, tiếp theo là Ấn Độcũng có sản lượng cam tăng từ 4,57 triệu tấn
năm 2011 lên 6,42 triệu tấn năm 2013, tăng 1,85 triệu tấn.
Một số nước khác như Mexico, Tây Ban Nha...Sảnlượng cam năm 2013 đều
tăng lên so với năm 2011, 2012.
1.2.2. Tình hình sản xuất Cam ở Việt Nam
Nhìn chung, cam cũng như nghề trồng cây có múi ở nước ta đã có từ lâu đời. Tuy
nhiên phải đến đầu thế kỷ XIX (trong thời kỳ thuộc Pháp thuộc 1884-1945), nghề trồng cây ăn quả nói chung và cam nói riêng mới được phát triển. Một số trạm nghiên cứu cây ăn quả được thành lập ở các tỉnh như: trạm Vân Du (Thanh Hóa), trạm Phủ Quỳ (Nghệ An), Đầm Lô (Hà Tĩnh)... vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong nước, vừa nghiên cứu nhập nội các giống cây ôn đới vànhiệtđới.
Có thể nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam nói chung và cam nói riêng được phát triển một bước so với tất cả các thời kỳ trước đây là từ sau những năm 1960. Những nông trường chuyên trồng cam quýt đầu tiên ra đời đầu tiên ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960) đến năm 1965 đã có trên 1.600 ha và sản lượng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 diện tích pháttriển tới 2.900ha, sản lượng đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn.
Sau ngày miền Nam giải phóng từ năm 1976 đến 1984 đã có 27 nông trường cam quýt, với diện tích xấp xỉ 3.500 ha. Sản lượng năm cao nhất (1976) đạt 22.236 tấn, trong đó xuất khẩu 20.916 tấn. Phải nói đây là thời kỳ huy hoàng nhất của ngành trồng cam nước ta. Ngoài ra do ảnh hưởng của các nông trường đã hình thành các vùng sản xuất cam tập trung trong nhân dân xung quanh các nông trường. Có thể nói sự thành lập các nông trường quốc doanh đã tạo một bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế vườn ở khắp các tỉnh trong cả nước- đặc biệt ở các vùng có truyền thống lâu đời trồng loại cây ăn quả này. Do vậy sau năm 1985 mặc dù diện tích và sản lượng ở các nông trường quốc doanh giảm đi, song tổng diện tích và sản lượng cam của nước vẫn tăng. Năm 1985, diện tích cam cả nước là 17.026 ha, năm 1990 tăngvà đạt19.062ha. trong đó có 14.499ha cho sảnphẩmvớisảnlượng 119.238
tấn.Từ năm 1990-1995 mức sản xuất cam tăng nhanh mặc dùgặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu, sâu bệnh phá hoại. Trên phạm vi cả nước, sản xuất cam, quýt đạt khoảng 87,2 ngàn ha, hàng năm cung cấp khoảng 606,5 ngàn tấn cho thị trường.
Ở nước ta từ vùng đồng bằng đến vùng trung du miền núi tỉnh nào cũng có thể trồng được cam. Tuy nhiên, do ưu thế của từng địa phương về điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai khác nhau mà cam được trồng tập trung nhiều hay ít. Có thể dễ nhận thấy 3 vùng trồng cam lớn nhất nước ta là: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền núi các tỉnh phía Bắc và vùng Bắc TrungBộ.
Lịch sử trồng cam ở Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời được hình thành từ những ngày đầu khai phá vùng đất Nam bộ dưới triều đại nhà Nguyễn. Theo Đại Nam nhất thống chí, ở Gia Định đã có trồng các thứ cây ăn quả như: cau, dừa, mơ, đào, cam, bưởi, chanh... Do quá trình lịch sử lâu đời nên người dân ở vùng này rất có kinh nghiệm trồng trọt chăm sóc các loại cây ăn quả này. Chủ yếu cam được trồng trên các vùng đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu nông dân thường liên tiếp trồng cam để tránh mực nước ngầm cao và những tháng lũ (tháng 9, tháng 10), hay hiện nay người ta áp dụng những biện pháp kỹ thuật "ép trái" để tránh thu hoạch vào thời kỳ mưa nhiều, trái ít ngọt, giá bán rẻ bằng cách ngưng tưới nước vào tháng 2,3 qua tháng 5 mới xới xáo, bón phân, tưới nước nước để có trái chín tập trung vào dịp bán Tết dương lịch và Tết nguyên đán. Trước đa số nông dân nhân giống cam bằng cách chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, song hiện nay họ đã biết áp dụng kỹ thuật nhân giống tốt hơn bằng cách ghép. Đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc, người ta đã biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao của cây để sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước, không khí, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi trường sinh thái vùng đồngbằng.
Ở vùng miền núi phía Bắc, nhìn chung điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai thích hợpcho việc trồng cây ăn quả có múi. P.L.Ghighinheixvili (1980), chuyên gia Liên Xô (cũ) về cam viết: "...Việt Nam so với các nước nhiệt đới khác có ưu thế phát triển cam. Việt Nam ở miền nhiệt đới bắc từ vĩ tuyến 22 đến vĩ tuyến 23; theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là về chế độ nhiệt hàng năm thì gần với vành
đai á nhiệt đới. Trong miền nay có các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Ở những tỉnh trên có nguồn đất đai khai thác chưa lớn thích hợp đầy đủ cho việc phát triển cam...Việc nghiên cứu những tỉnh lớn phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, đã chứng minh rằng, cam phát triển rất tốt ở đây và cho một năng suất cao phẩm chấttốt...
Vùng Bắc Trung Bộ: gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Hà Tĩnh cam trồng rải rác ở các hộ gia đình miền núi Hương Sơn và Hương Khê với diện tích khoảng 200 ha, chủ yếu là giống cam bù chín rất muộn, khoảng tháng 2, 3 dương lịch. Ở Thanh Hóa tổng diện tích có khoảng 852 ha tập trung chủ yếu ở nông trường: Thống Nhất, Vân Du, Thạch Quảng, Hà Trung... Trọng điểm trồng cam ở Bắc Trung Bộ là Phủ Quỳ (Nghệ An) gồm một cụm các nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 1.600 ha.Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về tiềm năng đất đai đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo các cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất quả có múi.
Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có những ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật nhưng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn không ổn định. Năm 1965 các nông trường trồng cam mới thành lập, diện tích còn ít, cam mới bước và kinh doanh năm thứ nhất đạt 54,5 tạ/ha, sau 10 năm (1975) năng suất tăng lên đạt 83,03 tạ/ha. Năm 1976 là năm cam có năng suất cao nhất đạt 126,3 tạ/ha, những năm về sau năng suất giảmdần.
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam của một sốđịa phương
Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An xác định cam là một trong những cây trồng chính để đưa vào
quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020 năng suất tăng ít
nhất 10% và lợi nhuận tăng 35% so với cam truyền thống.
Với mục tiêu nêu trên, tỉnh Nghệ An tiến hành quy hoạch cụ thể vùng trồng cam; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, giống, đưa nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệcao vào áp dụng.
Hiện nay, diện tích cam ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An đã đạt trên 265
ha, chiếm gần 6% tổng diện tích sản xuất cam của tỉnh; trong đó, người dân đầu tư
200 ha, doanh nghiệp đầu tư 65 ha; năng suất bình quân từ 17-18 tấn/ha. Đã có một số mô hình, cách làm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam thành công, đơn
cửnhư ứng dụng công nghệtrong tưới nhỏ giọt cho cam với diện tích 220 ha tại các
huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghi Lộc; dựán sản xuất cam của xã Nghĩa Bình (huyện
Nghĩa Đàn) áp dụng công nghệtưới nhỏ giot kết hợp bón phân…
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam vẫn đang bộc lộ
nhiều bất cập. Nổi lên đó là mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống cam; công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao mới tập trung ở một số doanh nghiệp, người tiêu dùng khó phân biệt được sản
phâm cam ứng dụng công nghệ cam với sản phẩm thông thường.
Mặt khác, số doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam
còn ít; hiện tại địa phương vẫn đang thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, các HTX và các doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất cam. Khắc phục tình trạng trên, tỉnh Nghệ An sẽ quản
lý chặt chẽcác vùng sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch đã được
phê duyệt; trong đó, chú trọng đến việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ để tập trung ruộng đất nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài về đất đai. Đồng thời, xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất cam; phấn đấu các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam đạt thu nhập trên 500 triệu đồng / ha.
Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
10 năm trở lại đây, cây cam trở thành cây trồng chủ lực chính, đem lại hiệu quả kinh tếcao cho người dân tỉnh Hưng Yên.
Phong trào trồng cam và các loại cây có múi bắt đầu nở rộ tại tỉnh Hưng Yên
từnăm 2004. Lúc đầu nhiều chủ hộ chỉ trồng thử nghiệm 1-2 sào cam. Sau khi thấy
cây cam phù hợp với đát trồng địa phương, hiệu quả thu nhập đạt gấp 5-6 lần so với
cây lúa, nhiều gia đình đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang
Thời kỳ đầu mới trồng cam, nhiều chủ vườn phải tự mình tìm hiểu các biện
pháp trồng và chăm sóc cây cam. Đồng thời tìm đến nhiều mô hình trồng cam ởcác
tỉnh NghệAn, Hòa Bình –địa phương đang phát triển cây cam làm thế mạnh để học tập và tích lũy kinh nghiệm áp dụng tại vườn nhà, do đó những cây cam luôn phát
triển tốt, được thịtrường đón nhận.
Với kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, cây cam Hưng Yên cho nhiều quả, đạt chất lượng về độ ngot, với giá bình quân từ 30.000 – 50.000đ/kg thu mua tại vườn. Đầu năm
2017, nhiều chủ vườn đã thành lập HTX nhằm mục đích canh tác và sản xuất cây
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, ổn định đầu ra cho cây cam cho các xã viên.
Hưng Yên vốn nổi tiếng là một tỉnh có hơn 1.400 ha diện tích trồng cam, quýt,
cho thu hoạch hơn 31.000 tấn quả mỗi năm. Sản phẩm cam Hưng Yên, đặc biệt là
hai giống cam Hưng Yên và cam đường canh Hưng Yên được thị trường đánh giá có chất lượng vượt trội so với các địa phương khác.
Nhà vườn và nông trại trồng cam tại Hưng Yên luôn cập nhật ứng dụng công
nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm cũng như độan toàn với người tiêu dùng.
Nhiều hộgia đình trên địa bàn đã thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, trong quá trình chăm sóc cây, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, như chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng đèn sinh học để bẫy côn trùng,
sử dụng các loại thuốc vi sinh… vườn cây ăn quả thực hiện việc phun thuốc trừsâu cách ly trước thu hoạch khoảng 2 tháng nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xác định thị trường đầu ra ổn định cho nông dân là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, sở Công thương Hưng Yên đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Trong đó chú trọng thành lập các HTX, tập hợp những xã viên HTX đểhướng dẫn quy trình,
sản xuất, chăm bón cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm.
Cùng với sản phẩm nhãn lồng nổi tiếng, cây cam cũng đang được coi là một
định hướng ưu tiên trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất Phố Hiến, với sản
Nhằm giúp giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng, các cơ quan
chức năng của tỉnh với sự chủtrì của sở Công thương tổ chức “Hội chợ cam Hưng Yên” để giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ trực tiếp với các doanh nghiệp,
người tiêu dùng là cơ hội cho cả hộ sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng.
Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang
Do sản lượng tiêu thụ ngày càng lớn mà cam sành trở thành “quảvàng”, giúp bà con tại huyện Hàm Yên hay Chiêm Hóa, Tuyên Quang làm giàu nhanh chóng.
Cam sành Hàm Yên vốn là giống cam địa phương, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên cho chất quả ngọt, thơm đặc biệt. Nhận thấy giá trị kinh tế của giống cây này, UBND huyện Hàm Yên đã hỗ trợ người trồng mở rộng diện tích, đưa cam trởthành cây trồng mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tếđịa phương. Bên
cạnh đó, mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được triển khai nhằm
nâng cao giá trịvà thương hiệu cam của vùng.
Cụ thể, trước năm 2000, diện tích trồng cam của toàn huyện chỉ gần 1.500 ha;
các vườn cam nhỏ lẻ do hộ gia đình tự trồng và chăm sóc dựa theo kinh nghiệm.
Tuy nhiên, từ năm 2005, với chủtrương phát triển cây cam sành, diện tích trồng đã
mở rộng nhanh chóng, lên tới hơn 2.000 ha vào năm 2012 và đến nay là trên 5.000
ha. Tổng sản lượng vụcam năm 2015-2016 đạt trên 43.000 tấn, 60% thịtrường tiêu
thụlà các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Vùng trồng cam tại Tuyên quang hiện tập trung ở 13 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã của huyện Chiêm Hóa. Trong đó, mô hình trồng cam VietGAP mới được triển khai từnăm 2013, chủ yếu tại xã Phù Lưu và Yên Phú –2 xã có sản lượng cam lớn của huyện Hàm Yên, với tổng trên diện tích 50 ha.
Cây cam VietGAP không chỉ cho quả đẹp, năng suất tốt mà còn giúp bảo vệ và gìn giữ chất đất đặc biệt. Theo chia sẻ của các hộ trong vùng, khi thu hoạch, giống cam này có giá cao hơn quảcam thường. Mỗi cây cam trung bình cho khoảng 3 tạ quả; thường bán tại vườn khoảng 7.000 –8.000đ/kg, cam VietGAP bán được từ 8.000 đến 9.000 đ/kg. Giá bán lẻ ra thị trường dao động 20.000 - 40.000đ/kg; giá trị
kinh tếtrung bình đạt khoảng 3 triệu đồng một cây. Nhờđó, nhiều làng, xã tại Hàm Yên được mệnh danh là làng triệu phú, xã triệu phú nhờcây cam.