PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Bốc ục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển sảnxuất cam
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển sảnxuất cam của một số địa phương
Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An xác định cam là một trong những cây trồng chính để đưa vào
quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020 năng suất tăng ít
nhất 10% và lợi nhuận tăng 35% so với cam truyền thống.
Với mục tiêu nêu trên, tỉnh Nghệ An tiến hành quy hoạch cụ thể vùng trồng cam; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, giống, đưa nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệcao vào áp dụng.
Hiện nay, diện tích cam ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An đã đạt trên 265
ha, chiếm gần 6% tổng diện tích sản xuất cam của tỉnh; trong đó, người dân đầu tư
200 ha, doanh nghiệp đầu tư 65 ha; năng suất bình quân từ 17-18 tấn/ha. Đã có một số mô hình, cách làm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam thành công, đơn
cửnhư ứng dụng công nghệtrong tưới nhỏ giọt cho cam với diện tích 220 ha tại các
huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghi Lộc; dựán sản xuất cam của xã Nghĩa Bình (huyện
Nghĩa Đàn) áp dụng công nghệtưới nhỏ giot kết hợp bón phân…
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam vẫn đang bộc lộ
nhiều bất cập. Nổi lên đó là mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống cam; công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao mới tập trung ở một số doanh nghiệp, người tiêu dùng khó phân biệt được sản
phâm cam ứng dụng công nghệ cam với sản phẩm thông thường.
Mặt khác, số doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cam
còn ít; hiện tại địa phương vẫn đang thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, các HTX và các doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất cam. Khắc phục tình trạng trên, tỉnh Nghệ An sẽ quản
lý chặt chẽcác vùng sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch đã được
phê duyệt; trong đó, chú trọng đến việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ để tập trung ruộng đất nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài về đất đai. Đồng thời, xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất cam; phấn đấu các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam đạt thu nhập trên 500 triệu đồng / ha.
Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
10 năm trở lại đây, cây cam trở thành cây trồng chủ lực chính, đem lại hiệu quả kinh tếcao cho người dân tỉnh Hưng Yên.
Phong trào trồng cam và các loại cây có múi bắt đầu nở rộ tại tỉnh Hưng Yên
từnăm 2004. Lúc đầu nhiều chủ hộ chỉ trồng thử nghiệm 1-2 sào cam. Sau khi thấy
cây cam phù hợp với đát trồng địa phương, hiệu quả thu nhập đạt gấp 5-6 lần so với
cây lúa, nhiều gia đình đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang
Thời kỳ đầu mới trồng cam, nhiều chủ vườn phải tự mình tìm hiểu các biện
pháp trồng và chăm sóc cây cam. Đồng thời tìm đến nhiều mô hình trồng cam ởcác
tỉnh NghệAn, Hòa Bình –địa phương đang phát triển cây cam làm thế mạnh để học tập và tích lũy kinh nghiệm áp dụng tại vườn nhà, do đó những cây cam luôn phát
triển tốt, được thịtrường đón nhận.
Với kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, cây cam Hưng Yên cho nhiều quả, đạt chất lượng về độ ngot, với giá bình quân từ 30.000 – 50.000đ/kg thu mua tại vườn. Đầu năm
2017, nhiều chủ vườn đã thành lập HTX nhằm mục đích canh tác và sản xuất cây
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, ổn định đầu ra cho cây cam cho các xã viên.
Hưng Yên vốn nổi tiếng là một tỉnh có hơn 1.400 ha diện tích trồng cam, quýt,
cho thu hoạch hơn 31.000 tấn quả mỗi năm. Sản phẩm cam Hưng Yên, đặc biệt là
hai giống cam Hưng Yên và cam đường canh Hưng Yên được thị trường đánh giá có chất lượng vượt trội so với các địa phương khác.
Nhà vườn và nông trại trồng cam tại Hưng Yên luôn cập nhật ứng dụng công
nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm cũng như độan toàn với người tiêu dùng.
Nhiều hộgia đình trên địa bàn đã thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, trong quá trình chăm sóc cây, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, như chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng đèn sinh học để bẫy côn trùng,
sử dụng các loại thuốc vi sinh… vườn cây ăn quả thực hiện việc phun thuốc trừsâu cách ly trước thu hoạch khoảng 2 tháng nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xác định thị trường đầu ra ổn định cho nông dân là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, sở Công thương Hưng Yên đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Trong đó chú trọng thành lập các HTX, tập hợp những xã viên HTX đểhướng dẫn quy trình,
sản xuất, chăm bón cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm.
Cùng với sản phẩm nhãn lồng nổi tiếng, cây cam cũng đang được coi là một
định hướng ưu tiên trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất Phố Hiến, với sản
Nhằm giúp giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng, các cơ quan
chức năng của tỉnh với sự chủtrì của sở Công thương tổ chức “Hội chợ cam Hưng Yên” để giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ trực tiếp với các doanh nghiệp,
người tiêu dùng là cơ hội cho cả hộ sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng.
Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang
Do sản lượng tiêu thụ ngày càng lớn mà cam sành trở thành “quảvàng”, giúp bà con tại huyện Hàm Yên hay Chiêm Hóa, Tuyên Quang làm giàu nhanh chóng.
Cam sành Hàm Yên vốn là giống cam địa phương, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên cho chất quả ngọt, thơm đặc biệt. Nhận thấy giá trị kinh tế của giống cây này, UBND huyện Hàm Yên đã hỗ trợ người trồng mở rộng diện tích, đưa cam trởthành cây trồng mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tếđịa phương. Bên
cạnh đó, mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được triển khai nhằm
nâng cao giá trịvà thương hiệu cam của vùng.
Cụ thể, trước năm 2000, diện tích trồng cam của toàn huyện chỉ gần 1.500 ha;
các vườn cam nhỏ lẻ do hộ gia đình tự trồng và chăm sóc dựa theo kinh nghiệm.
Tuy nhiên, từ năm 2005, với chủtrương phát triển cây cam sành, diện tích trồng đã
mở rộng nhanh chóng, lên tới hơn 2.000 ha vào năm 2012 và đến nay là trên 5.000
ha. Tổng sản lượng vụcam năm 2015-2016 đạt trên 43.000 tấn, 60% thịtrường tiêu
thụlà các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Vùng trồng cam tại Tuyên quang hiện tập trung ở 13 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã của huyện Chiêm Hóa. Trong đó, mô hình trồng cam VietGAP mới được triển khai từnăm 2013, chủ yếu tại xã Phù Lưu và Yên Phú –2 xã có sản lượng cam lớn của huyện Hàm Yên, với tổng trên diện tích 50 ha.
Cây cam VietGAP không chỉ cho quả đẹp, năng suất tốt mà còn giúp bảo vệ và gìn giữ chất đất đặc biệt. Theo chia sẻ của các hộ trong vùng, khi thu hoạch, giống cam này có giá cao hơn quảcam thường. Mỗi cây cam trung bình cho khoảng 3 tạ quả; thường bán tại vườn khoảng 7.000 –8.000đ/kg, cam VietGAP bán được từ 8.000 đến 9.000 đ/kg. Giá bán lẻ ra thị trường dao động 20.000 - 40.000đ/kg; giá trị
kinh tếtrung bình đạt khoảng 3 triệu đồng một cây. Nhờđó, nhiều làng, xã tại Hàm Yên được mệnh danh là làng triệu phú, xã triệu phú nhờcây cam.
Riêng tại xã Phù Lưu, trung bình mỗi năm, địa phương này đã cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn quả, đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng. Hơn nữa, Phù Lưu còn được biết đến là xã có 41 tỷ phú đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ
trồng cam và 50% hộgia đình trong xã là hộgiàu.
Hàng năm, tới vụ thu hoạch, hàng trăm lao động từ Yên Bái, Lào Cai đổ về Tuyên Quang để tham gia thu hái cam thuê. Trên những đồi cam bạt ngàn, tấp nập
người, ngựa thồ hàng tấn quả xuống chân đồi tại các điểm tập kết. Từ đây, cam được phân loại và bán đi khắp cảnước.
Để giữgìn thương hiệu cam sành Hàm Yên, UBND huyện cùng Hiệp hội cam
sành hỗ trợ bà con mở rộng vùng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP lên 1.000 ha vào năm 2020, đồng thời hướng đến thịtrường tiêu thụ quốc tế.
Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn
Kết quả sau gần 3 năm triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn” đã chọn được 60 cây cam Xã Đoài ưu tú để khai thác mắt phục vụ công tác nhân giống. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 225 lượt
người tại các địa phương triển khai dựán. Tiến hành sản xuất, thẩm định chất lượng
cây giống 16.000 cây phục vụ trồng mới 30 ha cam Xã Đoài tại các huyện ChợĐồn (20 ha); huyện Ba Bể(7ha) và huyện Na Rì (3ha).
Giống cam Xã Đoài sau khi trồng tỷ lệcây sống đạt 98%, cây sinh trưởng phát
triển tốt, ít sâu bệnh, một sốvườn cây bắt đầu bói quả; Tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình…
Từ thành công của mô hình, đến nay các địa phương đã mở rộng trồng cây cam đặc sản này được trên 200 ha trong đó tại huyện Na Rì 50 ha, huyện Chợ Mới 100 ha, diện tích còn lại ởcác huyện Bạch Thông, ChợĐồn, Ba Bể, Ngân Sơn.
Các địa phương đã chủ động sử dụng kết quả nghiên cứu của dựán xây dựng kế hoạch phát triển diện tích trồng giống cam này theo hướng vùng tập trung tạo
thành sản phẩm hàng hóa, đa dạng giống cây ăn quả của địa phương. Viện Nghiên
cứu rau quả phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc cho các vườn cây trong mô hình của dựán và các diện tích đã được mở rộng.
Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình
Cam Cao Phong là một đặc sản lâu đời của tỉnh Hòa Bình. Tháng 11 năm
2014, tỉnh Hòa Bình đón nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao
Phong. Đây là bước đột phá mang tính chiến lược trong phát triển tài sản trí tuệ, là cơ hội lớn mở ra cho người dân trồng cam ở huyện Cao Phong, hướng tới tiếp cận thịtrường trong và ngoài nước.
Sau một năm được công nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cam Cao Phong đã
khẳng định giá trị thương hiệu, phấn đấu trở thành thương hiệu nông sản mang tầm
vóc quốc gia có sức vươn mạnh mẽ ra thịtrường lớn.
Hiện nay toàn huyện Cao Phong có trên 1.500 ha cam, với các loại cam chủ
yếu là cam Xã Đoài, cam V2, cam Canh… Vụcam năm 2015-2016, sản lượng cam
toàn huyện đạt khoảng 21.000 tấn. Mùa vụ thu hoạch kéo dài khoảng từtháng 9 đến
tháng 4 năm sau, bình quân mỗi ha cam cho thu nhập gần 2 tỷ đồng. Cam Cao
Phong đã trởthành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cảnước. Nhiều người trởthành tỉphú nhờ trồng cam.
Đểcây cam phát triển tốt, huyện đã quy hoạch vùng trồng cam, các thành viên
của HTX, doanh nghiệp sản xuất được cung cấp tem, nhãn thương hiệu.
Cán bộ kỷ thuật và người dân Cao Phong có những cách làm hay, kinh
nghiệm, kỷ thuật trồng, chăm sóc, xây dựng và bảo vệthương hiệu cam Cao Phong.
Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang hình thành và nhân rộng các vùng trồng cây đặc sản phát huy hiệu quả trong đó có mô hình trồng cam theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị…ởcác huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.
Huyện Nam Đông có75ha cam, trong đó diện tích đang cho thu hoạch khoảng
30 ha mang thương hiệu “cam Nam Đông”. Cam Nam Đông hiện có chỗđứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh bởi, giống cam này có chất lượng vượt trội
nên được người tiêu dùng ưa chuộng, cung không đủ cầu. Điều này đã thúc đẩy bà
Huyện tập trung chuyển đổi diện tích trồng keo trên đất ít dốc có tiềm năng,
diện tích cao su đổ gãy nhiều, diện tích cao su già cỗi đến thời kỳtái canh kém hiệu quả để trồng cam. Các ngành chức năng hướng dẫn bà con sản xuất cam theo tiêu
chuẩn VietGAP, quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất từkhâu sản xuất giống, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,thu hoạch, bảo quản và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị để trái cây đặc sản của địa phương thực sựvươn xa.
Thực tiễn tại địa phương cho thấy, để trồng cam thành công cần nhiều yếu tố,
trong đó việc chọn cây giống, bốtrí thời vụ, chếđộchăm sóc là đặc biệt quan trọng. Nhờ áp dụng kỹ thuật tổng hợp, dùng thiên địch diệt sau hại đúng thời điểm, chú
trọng thảm thực vật dưới gốc cây… mặc dù nhiều vườn cam rộng lớn nhưng mỗi
năm bà con sản xuất cam chỉ tốn rất ít tiền mua phân bón, diệt sâu, tiền công.
Qua quá trình chọn lọc và theo dõi, huyện đã lọc ra một số giống cam có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất địa bàn huyện. Cùng với đó, huyện hướng dẫn bà con trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và xây dựng thương hiệu “cam Nam Đông”.