PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Bốc ục của luận văn
2.4. Thực trạng về xu hướng hoàn thiện tổ chức sảnxuất và quan hệ với thị trường
2.4.4. Hình thức liên kết trong sảnxuất và tiêu thụ cam của các hộ
Trong điều kiện thị trường nông sản luôn biến động như hiện nay, yếu tốđảm bảo
ổn định đầu vào và đầu ra là vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam.
Liên kết trong khâu tiêu thụlà một nhu cầu thiết yếu đối với nhà nông trong bối cảnh thịtrường tiêu thịnông sản không ổn định, thiên tại, dịch bệnh, giá bấp bênh.
Bảng 2.27. Một sốhình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam của hộ
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung
1 Liên kết với các hộ khác
1.1 Cùng mua đầu vào 40 42,86 20 37,50
1.2 Trao đổi kỹ thuật 40 64,29 60 58,33
1.3 Trao đổi thông tingiá cả 80 71,43 100 79,17
2 Liên kết dọc
2.1 Liên kết với người cung cấp
đầu vào 20 28,57 40 29,17
2.2 Liên kết với người mua buôn 40 57,14 80 58,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018
Liên kết ngang với các hộnông dân khác
Tổ chức sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng có sự liên kết giữa các hộ nông dân đểcùng nhau mua vật tư đầu vào, trao đổi kỹ thuật, trao đổi thông tin giá cả
thị trường. Các mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam giữa các hộ với nhau chủ yếu bằng giao tiếp hàng ngày, trao đổi khi ra vườn làm, không qua giấy tờ hay văn bản gì. Các hộ liên kết chủ yếu để mua đầu vào 37,5 % số hộ điều tra; trao đổi kỹ thuật 58,33% hộ điều tra; trao đổi thông tin giá cả thị trường 80% hộ điều tra, các
hoạt động này thường được tổ chức hàng ngày, hàng tháng tại vườn khi đi làm hoặc bất
kì nơi đâu. Còn các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, trao
Liên kết dọc
Theo điều tra, có 29,17 % số hộliên kết với các doanh nghiệp là đơn vị cung cấp
đầu vào như: Phân bón, thuốc BVTV, giống cây. Hàng năm các công ty phân bón và các công ty thuốc BVTV tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc BVTV
cho nhân dân với mục đích chính là giới thiệu sản phẩm của công ty mình cho các hộ nông dân. Sựliên kết này giữa hộnông dân và các doanh nghiệp, công ty dễthay đổi vì đây chỉ là những thỏa thuận bằng miệng, không có văn bản hợp đồng, giá vật tư phụ
thuộc vào thịtrường, thay đổi theo mùa vụ của từng năm.
Trước khi thu hoạch cam, các thương lái trực tiếp đến thẳng vườn của các hộ xem
hàng, thương lượng giá cả và đi đến thống nhất thỏa thuận bằng miệng của hai bên và thương lái đặt cọc tiền trước mới tiến hành thu hoạch. Do chất lượng và giá cam ổn
định do đã thỏa thuận trước khi thu hoạch nên có tới 58,33 % số hộliên kết với thương lái mua buôn. Từđó cho thấy hình thành mối quan hệ hợp tác với các thương lái là rất quan trọng giúp các chủvườn mua đầu vào và bán sản phẩm ra một cách có hiệu quả.