Đánh giá chung về thực trạng phát triển sảnxuất cam tại huyện Hải Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 87 - 89)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bốc ục của luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sảnxuất cam tại huyện Hải Lăng

2.6.1. Những kết quả đạt được

Cam là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất cam, cùng với đó là sự cần cù, chịu khó, tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất, chăm sóc cây ăn quả lâu năm của các hộ nông dân trồng trồng cam trên địa bàn huyện Hải Lăngvà giống cam Vân Du, Xã Đoài trên địa bàn huyện cho năng suất và chất lượng rất cao. Điều này đã giúp cho sản phẩm cam của huyện Hải Lăng có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng sản phẩm tốt.Ngoài ra, cam

Hải Lăng có đặc tính thơm, ngọt, nhiều nước và đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng theo cách gọi hiện nay là sản phẩm sạch - cam sạch.

Nhận thấy được những hiệu quả cao từ việc phát triển sản xuất cam mang lại cho địa phương, chính quyền địa phương đã ngày càng quan tâm đến việc phát triển sản xuất và tiêu thụ cam của huyện. Các cấp chính quyền địa phương đã có những chính sách và giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và tiêu thụ cam của địa phương như: Sản phẩm cam được nhiều người ưa chuộng, phổ biến, sử dụngnhiều; Đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác; Phát huy tiềm năng vốn có về sản xuất cây ăn quả tại địa phương; cam Hải Lăng đã được xuất bán đi nhiều nơi, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Đây chính là những cơ hội trong phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng.

2.6.2. Những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân

Bên cạnh những điểm mạnh thì trong phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăngvẫn còn tồn tại rất nhiều điểm yếu như: Đầu tư ban đầu lớn (phân bón, công

chăm sóc, thuốc BVTV...), nhiều hộ gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc không mạnh dạn đầu tư; cam là cây trồng nhiều sâu bệnh, cần nhiều biện pháp phòng trừ thích hợp, chất lượng giống sản xuất vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể; Trình độ dân trí của lao động còn thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống; Kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả.

Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, tuy phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu, thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, người sản xuất gặp áp lực, tâm lý bất an khi sản xuất, chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong thời gian lâu dài, chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến, nhà máy bảo quản nhằm đa dạng hóa sản phẩm cam, phần lớn chỉ để ăn tươi luôn là một trong những thách thức lớn đối với các hộ trồng cam trên địa bàn huyện. Ngoài ra, sản phẩm cam của huyện luôn phải cạnh tranh chất lượng, mẫu mã với các sản phẩm của địa phương khác. Do vậy, nếu không có các chính sách hợp lý, không bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế mới thì sản phẩm cam rất khó cạnh tranh với các sản phẩm khác, khó lòng đánh bại sản phẩm giả mạo và sản xuất sẽ khó có thể đi lên để phát triển vững mạnh.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM Ở HUYỆN HẢI LĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)