5. Bốc ục của luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sảnxuất cam tại huyện Hải Lăng
2.6.1. Những kết quả đạt được
Cam là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất cam, cùng với đó là sự cần cù, chịu khó, tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất, chăm sóc cây ăn quả lâu năm của các hộ nông dân trồng trồng cam trên địa bàn huyện Hải Lăngvà giống cam Vân Du, Xã Đoài trên địa bàn huyện cho năng suất và chất lượng rất cao. Điều này đã giúp cho sản phẩm cam của huyện Hải Lăng có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng sản phẩm tốt.Ngoài ra, cam
Hải Lăng có đặc tính thơm, ngọt, nhiều nước và đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng theo cách gọi hiện nay là sản phẩm sạch - cam sạch.
Nhận thấy được những hiệu quả cao từ việc phát triển sản xuất cam mang lại cho địa phương, chính quyền địa phương đã ngày càng quan tâm đến việc phát triển sản xuất và tiêu thụ cam của huyện. Các cấp chính quyền địa phương đã có những chính sách và giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và tiêu thụ cam của địa phương như: Sản phẩm cam được nhiều người ưa chuộng, phổ biến, sử dụngnhiều; Đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác; Phát huy tiềm năng vốn có về sản xuất cây ăn quả tại địa phương; cam Hải Lăng đã được xuất bán đi nhiều nơi, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Đây chính là những cơ hội trong phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng.
2.6.2. Những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân
Bên cạnh những điểm mạnh thì trong phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăngvẫn còn tồn tại rất nhiều điểm yếu như: Đầu tư ban đầu lớn (phân bón, công
chăm sóc, thuốc BVTV...), nhiều hộ gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc không mạnh dạn đầu tư; cam là cây trồng nhiều sâu bệnh, cần nhiều biện pháp phòng trừ thích hợp, chất lượng giống sản xuất vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể; Trình độ dân trí của lao động còn thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống; Kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả.
Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, tuy phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu, thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, người sản xuất gặp áp lực, tâm lý bất an khi sản xuất, chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong thời gian lâu dài, chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến, nhà máy bảo quản nhằm đa dạng hóa sản phẩm cam, phần lớn chỉ để ăn tươi luôn là một trong những thách thức lớn đối với các hộ trồng cam trên địa bàn huyện. Ngoài ra, sản phẩm cam của huyện luôn phải cạnh tranh chất lượng, mẫu mã với các sản phẩm của địa phương khác. Do vậy, nếu không có các chính sách hợp lý, không bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế mới thì sản phẩm cam rất khó cạnh tranh với các sản phẩm khác, khó lòng đánh bại sản phẩm giả mạo và sản xuất sẽ khó có thể đi lên để phát triển vững mạnh.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM Ở HUYỆN HẢI LĂNG
3.1. Định hướng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng
Phát triển sản xuất cam theo hướng sản xuất hàng hoá; xác định cơ cấu một số
giống cam chủ lực trong trong tất cả các loại cam trồng trên địa bàn; từng bước nâng
cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế một cách ổn định, trên cơ sở: Xây
dựng quy mô, cơ cấu phát triển sản xuất một cách hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, xu thếphát triển xã hội, nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của các nguồn nội lực, ngoại lực; sản xuất gắn với bảo vệmôi trường, nâng cao chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến sựphát triển của thế hệ tương lai; đồng thời chuyển hoá hiệu quả kinh tế của cây cam thành một
điều kiện quan trọng cho các ngành kinh tếkhác cùng phát triển, tạo việc làm, thu nhập
ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người.
3.1.1 Một sốquan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất
Quan điểm
- Phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao,
hình dáng, mẫu mã đẹp.
- Đẩy mạnh sựáp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất cam. - Phát triển sản xuất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học và chính bản
thân nhà nông.
Phương hướng
- Đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh với các vùng
sản xuất cam ngoài địa phương.
- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển cây cam như vốn, vật tư, đặt
Mục tiêu
- Khai thác triệt để thế mạnh của địa phương để sản xuất cam hiệu quảhơn.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, hệ thống kênh mương tiêu thoát nước,
giao thông. Quy hoạch vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm cam đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất cam, giúp người dân nắm chắc được quy
trình kỹ thuật sản xuất, đầu tư thâm canh.
3.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng
Giải pháp phát triển bền vững diện tích cây ăn quả có múi, Nhà nước cần chú
trọng tới hoạt động hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm của nông dân; khuyến khích thúc đẩy thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp, trang trại trong nông
nghiệp. Phát huy các loại hình dịch vụ mà nông dân đang quan tâm như: vật tư phân bón, máy nông nghiệp, cây giống các loại, dịch vụ về vốn, hoạt động quảng
bá tiếp thị sản phẩm…Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của tập đoàn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Trong thời gian tới, huyện Hải Lăng cần tập trung vào một số việc mang tính
chiến lược như: Tập trung đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho người dân; tăng cường công tác quản lý, tổ chức sản xuất và cung ứng giống; đầu tư xúc tiến
thương mại, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm quảđặc sản; xây dựng liên kết sản xuất, sơ
chếvà kinh doanh; tổ chức thực hiện chínhsách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp
các hộnông dân trồng, thâm canh cây ăn quả.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh
doanh các sản phẩm cây ăn quả. Huyện Hải Lăng cần tiến hành kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, bảo quản quản, không để tình trạng sản xuất ra các loại quả kém chất lượng, sử dụng thuốc bảo quản ngoài danh mục không bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm lưu thông vào thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư áp
dụng kỹ thuật. Tiến hành xây dựng quy hoạch vùng sản xuất cam trên phạm vi toàn
huyện. Cam được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu, trình độthâm canh của nhân dân. Trên cơ sởđó, xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉđạo và tổ chức thực hiện.
Do được thiên nhiên ưu đãi về chất đất và thời tiết nên đây là cây trồng có lợi thế
tuyệt đối của vùng đất Hải Lăng. Và qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thể
thấy và khẳng định cây cam là cây trồng đã và đang làm giàu cho người dân trên địa
bàn huyện Hải Lăng. Vì vậy trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với
các Hợp tác xã, doanh nghiệp, các xã đẩy mạnh phát triển sản xuất cam. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh phát triển sản xuất cần phải chú ý không để phá vỡ quy hoạch, khôngđểngười dân trồng ồạt gây dư thừa nông sản, huyện cần có kế hoạch mở
rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa
phương. Vậy để đẩy mạnh phát triển sản xuất bền vững trong thời gian tới cần tiến
hành các biện pháp sau:
Thứ nhất: Huyện cần chỉ đạo sát sao việc phát triển diện tích cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi nhằm hạn chếtình trạng phát triển ồạt. Chú trọng tập trung vào các vùng trọng tâm, trọng điểm để khẳng định thương hiệu, bảo đảm cho cây ăn quả Hải
Lăng được thịtrường chấp nhận, tin dùng.
Thứhai: Tiến hành rà soát, phân loại diện tích đất phù hợp đối với các loại cây trồng
làm tiền đề quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho từng loại cây trồng.
Thứ ba: Để có thể hình thành các vùng sản xuất hànghóa điều cần thiết trong thời gian tới chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất cam bằng cách chọn những
vùng có diện tích lớn đang sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi đểhình thành các vùng sản xuất tập trung. Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải
kiện sản xuất cam. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất cam nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy
hoạch vào sản xuất cam.
Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để thị trường đất đai hoạt động linh hoạt, hình thành khung pháp lí để các hộ có thể chuyển đổi diện tích sản xuất, tạo điều kiện cho
người dân chuyển những chân ruộng không ăn chắc, không chủ động được nước tưới sang trồng cam, hình thành thửa vườn có diện tích lớn để các hộ tập trung ruộng đất
hình thành các khu sản xuất để thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, công cụ, dụng cụđể
sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất cam và giảm thiểu chi phí sản xuất.
3.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Giải pháp về giống
Giống được coi là yếu tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cam. Do đó cần ứng dụng khoa học công nghệvào khâu chọn giống mới
để tạo ra cây con thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu, từng bước tạo ra quảcam có năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cần tiếp tục khảo nghiệm, xây dựng những mô hình về giống đểđưa vào sản xuất đảm bảo các yêu
cầu sau:
Một là: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện cần phối hợp với Trung tâm giống
cây trồng tiến hành tuyển chọn và xây dựng vườn giống cam đầu dòng sạch bệnh, đạt chất lượng: duy trì những cây cam đầu dòng hiện có, tuyển chọn và bổsung cây giống
đểđảm bảo đáp ứng cho việc lấy mắt ghép nhân giống.
Hai là: Tăng cường năng lực cho cán bộ trong sản xuất, nhân nhanh giống cam chất lượng cao và trang bị các thiết bị cần thiết phục vụcông tác sản xuất giống, nhân
giống, kiểm định giống cây ăn quả.
Ba là: Hỗ trợcác hộáp dụng các qui trình kĩ thuật xây dựng vườn cam năng suất, chất lượng (VietGAP): từ kỹ thuật cải tạo, trồng mới, bón phân, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm,...Tổ chức các hộ sản xuất theo mô hình nhóm
nông hộcùng sởthích và hỗ trợnhóm phát triển các mối liên kết với các doanh nghiệp,
nhà khoa học; khai thác có hiệu quảnhãn hiệu hàng hóa đã được xây dựng.
Bốn là: Tiếp tục khảo nghiệm một số giống cam mới để bổ xung giống mới có
chất lượng, rải vụ cam như các giống cam chín sớm hơn hoặc chín muộn hơn để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Năm là: Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống
cây ăn quả, thuốc BVTV… để hạn chế các loại giống cây ăn quả, thuốc BVTV chất
lượng kém, ngoài danh mục làm thiệt hại cho người sản xuất.
. Giải pháp về kỹ thuật chăm sóc
Về bón phân, hiện nay phần lớn các hộ trồng cam sử dụng kết hợp phân bón
hữu cơ và phân vô cho cây cam. Đây là hai loại phân bón có hiệu quả cao, chất
lượng tốt. Qua điều tra thực tế, các hộ sản xuất sử dụng phân hữu cơ là nhiều nhất, họ chủ yếu sử dụng phân gia súc, phân gà, cung cấp một phần hữu cơ cho đất.
Ngoài phân hữu cơ, phân vô cơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh
trưởng và phát triển của cây. Vì vây, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân
trong việc đầu tư, chăm sóc thì các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân huyện phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức bán phân trả chậm cho nhân dân giúp đỡ các hộ
trong việc bón phân đúng và đủđểcây phát triển đúng với kỹ thuật đề ra.
Các ngành chức năng cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ lượng dư phân bón trong đất, dư thuốc bảo vệ thực vật, để có biện pháp kịp thời khuyến khích sử dụng
phân hữu cơ, chấn chỉnh thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...
Về kỹ thuật thu hoạch cần có hướng dẫn cụ thể biện pháp thu hoạch cùng với
phương phápchăm sóc cam sau thu hoạch.
3.2.3. Giải pháp vềlao động
Huyện Hải Lăng là huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quảnên các hộ có thuận lợi rất lớn về kinh nghiệm sản xuất. Song một điều thực tế không tránh khỏi đó là sâu bệnh hiện nay diễn biến rất phức tạp. Trong điều kiện đó,
các hộ sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn
nhiều hạn chế. Vì vậy vấn đề đào tạo kỹ thuật là yếu tố tất yếu khách quan và cần thiết
để tiến hành kịp thời.
Cán bộ Khuyến nông cơ sở cần thường xuyên tổ chức có hiệu quả các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, đưa thông tin về các tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, làm thế nào để người trồng hiểu được quy trình kỹ thuật, nhưng quan trọng hơn là
những kiến thức đó phải được người dân áp dụng vào thực tế sản xuất. Phải nâng cao
nhận thức của người dân là mục tiêu quan trọng của buổi tập huấn kỹ thuật.
Các chương trình đào tạo tập huấn chủ yếu bao gồm: Hướng dẫn quy trình sản xuất
cam; chăm sóc, phòng trừsâu bệnh hại đối với cam; cuối cùng cho nhân dân thăm quan mô hình tạo điều kiện cho bà con được thảo luận và trao đổi vấn đề.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho công tác
tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế,
người sản xuất cam. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất cam cho hộgia đình trong huyện.
3.2.4. Giải pháp phát triển thương hiệu
Chính quyền địa phương cần xây dựng thương hiệu cho cam Hải Lăng để tự
khẳng định chất lượng cũng như sự kiểm chứng từ thịtrường.
Hỗ trợxây dựng và phát triển thương hiệu với sản phẩm cam, sản phẩm đặc trưng
của huyện Hải Lăngđểnâng cao giá trịvà tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc
nâng cao chất lượng và ổn định vùng nguyên liệu và có doanh nghiệp chế biến liên kết
tiêu thụ sản phẩm.
Cam là cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh vì vậyviệc chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân
sản xuất theo chuỗi khép kín là rất cần thiết; lấy chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm làm mục tiêu phấn đấu mà nền tảng là VietGAP, các tiêu chuẩn khác chỉ thực hiện theo yêu cầu thịtrường được xác định.