5. Bốc ục của luận văn
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Vịtrí địa lý
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý từ:
16033’40’’ đến 16048’00’’ độ vĩ Bắc và 107004’10’’ đến 107023’30’’ độ kinh
Đông. Thị trấn huyện lỵcách thành phốĐông Hà về phía Nam khoảng 21km, cách thành phố Huế về phía Bắc khoảng 50km. Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị; Phía Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Đông giáp Biển Đông;Phía Tây giáp huyện Đakrông.
Huyện Hải Lăng có 20 đơn vị hành chính với 19 xã và 01 thị trấn. Tổng diện
tích tự nhiên của huyện là 42.478,70 ha, chiếm 8,97% diện tích của tỉnh Quảng Trị
(Số liệu thống kê đất đai năm 2017).
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Đặc trưng của địa hình Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông. Vùng đồi núi và
ven biển bị chia cắt bởi các sông, suối, một số khu vực đồng bằng có địa hình thấp
trũng do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất gặp những khó khăn nhất định. Có thể chia địa hình ra 3 vùng: vùng đồi núi (55%
diện tích tự nhiên),đồng bằng (32%) vàvùng cồn cát, bãi cát ven biển (12%).
- Vùng đồi núi: Đa phần khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam gồm các xã:
Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, núi thấp có độ cao bình quân
100 - 150m, vùng gò đồi có độcao bình quân 40 - 50 m.
- Vùng đồng bằng: Nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát, gồm các xã: Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, thị trấn Hải Lăng và
một phần của các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải
Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba.
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đông, chủ yếu
phía Đông đường tỉnh lộ 68, gồm các xã Hải An, Hải Khê và một phần của xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, độ cao 6-7m, đất đai chủ yếu là cồn cát, bãi cát.
Hải Lăng có vị trí địa lý thuận lợi vềgiao thông có Quốc lộ1 A vàđường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn, trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, hệ thống giao
thông nội huyện tương đối hoàn chỉnh, có bờ biển dài 14 km. Đây là điều kiện thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vùng đồng bằng của huyện khá rộng chủ yếu canh tác lúa nước. Vùng gò đồi có tiềm năng phát triển trồng rừng, cây ăn quả và phát triển trang trại. Vùng cát ven biển từng bước được cải tạo vàđưa vào sử dụng, có tiềm năng phát triển nuôi thủy, hải sản trên cát.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn, sông ngòi
Hải Lăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,30
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,80
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối: - 0,30C. Tổng nhiệt bình quân năm:
8.5030C; tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm: 1.618 giờ; ngày nắng cao nhất 13 giờ, bình quân tháng 140 giờ, tháng thấp nhất 58 giờ, tháng 1 bình quân 79 giờ, tháng 7 bình quân 206 giờ.
Lượng mưa bình quân là 1.640,4mm, năm cao nhất 2.346mm, năm thấp nhất 1.268mm. Trong những năm gần đây, lượng mưa có xu hướng giảm dần, năm thấp nhất là 1.000mm. Lượng mưa bốc hơi trung bình trong các tháng mùa hè là 116mm, độẩm không khí bình quân là 84%.
Vụ đông xuân (tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau): lượng mưa 65mm (chiếm 4% tổng lượng mưa trong năm), độ ẩm giảm, thời kỳ này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng chính của huyện.
Vụ hè thu (tháng 6, 7, 8) nhiều ngày độ ẩm xuống còn 60 - 65% cùng với gió nóng và nhiệt độ cao, hạn không khí song hành với hạn đất ảnh hưởng đến gieo trồng của vụ hè thu.
Rét và hạn hán trong vụ Đông Xuân làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng cũng như đàn gia súc, gia cầm của huyện.
Lượng mưa 70 - 80% tập trung vào các tháng trong năm: tháng 8, 9, 10 gây lũ lụt cùng với gió bão, lốc, xoáy đã gây ra những tác hại nhất định đối với một số xã có địa hình dốc, các loại cây trồng lâu năm trong thời gian kiến thiết cơ bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 84,67%, phân bố không đều giữa các tháng, độ ẩm cao là từ tháng 1 đến tháng 4 độ ẩm không khí trung bình giao động từ
87 - 92%. Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 10 giao động từ 79- 83%. Nhìn chung đây là vùng có độ ẩm không khí trung bình tương đối cao và tương đối đồng đều, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào nguồn nước của sông Dinh và các khe suối ở các tiểu vùng trong huyện. Độ dốc lớn, lòng sông, suối hẹp là đặc điểm của nguồn
nước mặt ở Hải Lăng, do vậy, đòi hỏi phải có các biện pháp thích hợp để khai thác,
điều tiết, sử dụng nguồn nước.
Toàn huyện có 46 hồ, đập, bãi lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước có khoảng
200ha.Trên địa bàn Huyện có 04 hệ thống sông chính:
Hệ thống sông Ô Lâu nằm vềphía Nam của Huyện, có dòng chính dài khoảng
65 km và bao quát lưu vực có diện tích 855km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44m3/s, mật độdòng chảy là 0,81km/km2.
Sông Nhùng chảy từ vùng đồi núi của huyện, từ xã Hải Lâm chảy qua trung
tâm vùng đồng bằng, hàng năm cung cấp phù sa và nước tưới một phần diện tích canh tác cho cảvùng đồng bằng và gò đồi.
Sông Bến Đá có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn của xã Hải
Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất.
Sông Vĩnh Định (sông đào thời nhà Lê) chảy dọc theo hướng Bắc - Nam, qua
vùng đồng bằng của huyện, nối liền sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu, có chiều dài
khoảng 20 km. Đây là con sông có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng vềmùa lũ lụt, điều hoà lượng nước trong khu vực.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục vụ cho phát
triển sản xuất và đời sống dân sinh, góp phần cải tạo môi trường như: Khe Chanh,
Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rò, Phú Long, Khe Khế...
Hải Lăng có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển, nhưng cũng kéo theo sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc, gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản, hàng hóanói chung.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Lăng
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hải Lăng, tính đến năm 2017 toàn
huyện có 42.479,70ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm đến hơn 35 ngàn ha với tỉ trọng 83,46% trong cơ cấu đất đai, đất chưa sử dụng chiếm 3,72% và đất phi nông
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Lăng năm 2017
Chỉtiêu Sốlượng (ha) Cơ cấu (%)
1. Đất nông nghiệp 35.454,10 83,46 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.864,80 27,93 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 11.340,00 26,70 - Đất trồng lúa - Đất trồng cây hàng năm khác 7.393,20 3.946,80 17,40 9,29
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 524,90 1,24
1.2. Đất lâm nghiệp 22.990,90 54,12 - Đất rừng sản xuất - Đất rừng phòng hộ 15.805,10 7.185,80 37.21 16.92 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 565,70 1,33 1.4. Đất nông nghiệp khác 32,70 0,08
2. Đất phi nông nghiệp 5.443,30 12,81
2.1. Đất ở 711,30 1,67
- Đất ởnông thôn 665,60 1,57
- Đất ở tại đô thị 45,70 0,11
2.2. Đất chuyên dùng 2.326,20 5,48 - Đất xây dựng trụ sởcơ quan, công trình sự nghiệp
- Đất quốc phòng, an ninh
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp - Đất sử dụng vào mục đích công cộng 112,30 56,80 159,00 1.998,20 0,26 0,13 0,37 4,70
2.3. Đất cơ sởtôn giáo, tín ngưỡng 159,40 0,38
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.034,78 2,44
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.211,00 2,85
2.6. Đất phi nông nghiệp khác 0,60 -
3. Đất chưa sử dụng 1.582,29 3,72
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 1.151,22 2,71
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 431,10 1,01
Tổng diện tích đất tựnhiên 42.479,70 100,00
Đất nông nghiệp chiếm phần lớn cơ cấu với hơn 35 ngàn ha, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Với đặc điểm địa hình vùng đồi núi chiếm 55%, khí hậu phù hợp, quỹđất tại huyện Hải Lăng chủ yếu phục vụ cho hoạt động lâm nghiệp, bao gồm cảphát triển cây lâm
nghiệp vì mục đích kinh tếvà phát triển rừng phòng hộ.
Đất phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chủ yếu là đất xây dựng vì mục đích công cộng và các công trình sự nghiệp, quốc phòng. Với điều kiện kinh tế còn khó khăn và dân cư khá hạn chế, mang tính tập trung và cộng đồng cao nên diện tích đất
cho nhà ở chỉ chiếm 1,67% trong cơ cấu quỹđất.
Tuy nhiên, vẫn còn lãng phí một lượng tương đối lớn quỹđất bằng chưa được
đưa vào khai thác sử dụng, chiếm đến 2,71%.
2.1.2.2. Dân sốvà lao động của huyện Hải Lăng
Tính đến thời điểm năm 2017, dân số trung bình của huyện có 84.802 người với mật độ dân số 200 người/km2..Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn Hải
Lăng), phần lớn các xã có điều kiện kinh tếkhá khó khăn. Tỷ lệ hộnghèo (theo tiêu chí mới) năm 2017 còn khoảng 6,77% số hộ. Số hộnghèo trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhờcông tác xoá đói, giảm nghèo được chăm lo.
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng qua 3 năm 2015 – 2017
STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1 Tổng dân số Người 85.625 84.839 84.802
Phân theo giới tính
+ Nam Người 42.211 41.588 41.691
+ Nữ Người 43.414 43.251 43.111
Phân theo khu vực
+ Nông thôn Người 82.640 81.811 81.736
+ Thành thị Người 2.985 3.028 3.066
2 Mức giảm tỷ lệ sinh % 1,06 1,01 0,3
STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
4 Tổng số lao động (15 tuổi trở lên) Người 42.783 43.626 42.868 + Nam Người 20.580 22.258 22.034
+Nữ Người 22.203 21.365 20.834
6 Lao động được tạo việc làmmới Người 1000 1200 1100
Xuất khẩu lao động Người 50 124 190
7 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,4 8,62 6,77
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hải Lăng,2017
Số liệu thống kê giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy mặc dù tỉ suất tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm trong 2 năm 2015-2016 song lại tăng lên vào năm 2017.
nhưng nhìn chung mức dân số trung bình vẫn cao và có chiều hướng gia tăng, với tỉ
lệ dân số nữ cao hơn nam. Tuy nhiên, lực lượng lao động nam vẫn cao hơn lực
lượng lao động nữ. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với tỉ lệ cao gấp 27 lần vùng thành thị. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút lượng lớn nguồn
lao động trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, chiếm 70-90% tổng sốlao động của huyện. Do đặc điểm về tự nhiên và truyền thống, nông nghiệp là ngành kinh tế
chủ yếu của huyện, chiếm trên 90% giá trị sản xuất, thu hút lượng lao động lớn nhất trong tất cảcác ngành.
Hàng năm trên địa bàn toàn huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 1000 - 1200 lao động, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên mới ra trường và giới thiệu việc làm, đi làm ở các tỉnh hoặc xuất khẩu lao động. Trong năm 2017, số người đi xuất khẩu lao động là
190 người, tăng 53,23% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực song còn chậm và bất cập, lao động nông nghiệp, lâm nghiệp - thuỷ sản vốn năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động đã được cải thiện nhưng chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp và chỉ tập trung tại thị trấncủa huyện.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông
Hải Lăng có mạng lưới giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó đường bộ giữ vai trò quan trọng. Toàn huyện có 792,87km đường bộ, bao
gồm tuyến đường Quốc lộ 1A (20,2km); 04 tuyến đường tỉnh (51,1km); 25 tuyến
đường huyện (184,43km); 30 tuyến đường nội thị (14,53km); 09 tuyến đường xã (34,8km) và 487,81 km đường thôn, xóm. Đường bê tông chiếm 22,87% với
180,59km; đường nhựa chiếm 14,854%, và đường đất chiếm 41,62%.
Đặc biệt, hệ thống đường tránh lũ cứu hộ, cứu nạn phục vụphát triển kinh tế-
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động với tổng chiều dài hơn 14,2 km, rộng 70 m với 06 làn xe, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của cảng biển Mỹ Thủy; nối hệ thống giao thông hành lang kinh tếĐông-Tây với cảng biển Mỹ Thủy, đồng thời
hoàn thiện hệ thống giao thông khu kinh tế biển Đông-Nam Quảng Trị.
Hệ thống điện
Huyện Hải Lăng được cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia qua 01 trạm 110 KV với dung lượng 25.000 KVA và 158 trạm biến áp phân phối với tổng dung
lượng là 34.730 KVA. Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ, gồm lưới điện trung áp, dài 176 km và lưới điện hạáp, dài 310 km.
Hệ thống cấp điện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, 100% số xã có điện, với gần 100% số hộ sử dụng; đã đầu tư hệ thống cấp điện đến các cụm Công
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dựán đầu tư vào địa bàn.
Hệ thống giáo dục
Huyện đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS với 100% xã, thị trấn đạt chuẩn. Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2
và mức độ 3 đạt 100%, trong đó mức độ 3 đạt 95%. Phổ cập giáo dục THCS mức
độ2 và mức độ3 đạt 95%, trong đó mức độ3 đạt 40%. Phổ cập giáo dục bậc Trung học đạt 55%.
Từ năm 2016 trên địa bàn huyện có thêm nhiều trường mới như trường THPT Hải Lăng, THCS Hải Sơn, THCS Hải Hòa và trường Mầm non Hải Thành được công nhận đạt chuẩn.
Hệ thống y tế
Đến nay, có 17/20 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 12 trạm có Bác sỹ,
12 trạm có cán bộ Đông y, 13 trạm có lò đốt rác thải, 10/20 trạm có đủ các chức danh công tác (5 chức danh).
Công tác khám chữa bệnh ở Bệnh viện và các Trạm y tế được cải thiện, số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa giảm so với những năm trước, số lượng bệnh nhân tại tuyến xã tăng lên, việc khám chữa bệnh phân tuyến, Luật Bảo hiểm y tế đã đi vào đời sống, góp phần giảm quá tải cho hệ thống y tế tuyến huyện. Công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, không đểphát sinh dịch bệnh trên địa bàn.
Bảng 2.3 Một số chỉtiêu về y tế, giáo dục, văn hóa của huyện Hải Lăng
ĐVT: %
Chỉtiêu 2015 2016 2017
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 8,3 6,7 6,1
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 55 85 85
Tỷ lệ xã có bác sỹ 55 60 60
Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG 61,6 68,3 72
Tỷ lệ gia đình văn hóa 90,3 90 91,3
Tỷ lệ làng, thôn, khómđạt chuẩnvăn hóa 93,8 97,9 97,9