Tình hình phát triển sảnxuất kinh doanh của huyện Hải Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 56)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bốc ục của luận văn

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Tình hình phát triển sảnxuất kinh doanh của huyện Hải Lăng

Ngành công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và ngành nghềnông thôn

Bình quân 3 năm tổng giá trị sản xuất tăng 15,40%, trong đó giá trị sản xuất

năm 2015 đạt 1.545.948 triệu đồng, năm 2016 là 1.759.208 triệu đồng, tăng 213.261 triệu đồng. Năm 2017 tăng 299.070 triệu đồng so với năm 2016.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) năm

2017 đạt 730,912 tỷ đồng. Trong đó: khai khoáng đạt 12,360 tỷ đồng; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 710,03 tỷ đồng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 8,522 tỷđồng.

Huyện chủtrương chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng chú trọng phát triển CN - TTCN, thực hiện các giải pháp nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thếđể tạo ra

bước đột phá trong phát triển. Đến nay, Hải Lăng đã có 2 cụm công nghiệp là: cụm

công nghiệp Diên Sanh và cụm công nghiệp Hải Thượng, thu hút 16 dự án đầu tư

với tổng giá trị gần 366 tỷđồng. Có 6 làng nghề truyền thống gồm làng nghề rượu

Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, bánh ướt Phương Lang, nón lá Trà Lộc, thêu ren Văn Quỹ, nón lá Văn Trị. Các ngành nghề truyền thống hàng năm giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho hơn 2.000 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Dự án Cảng nước sâu Mỹ Thủy và Khu Đông Nam Quảng Trị đã được khởi

động trên địa bàn đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hải Lăng đang nỗ lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đến đầu

tư phát triển CN-TTCN. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án trọng

điểm như Nhà máy nhiệt điện than 1200MW, cơ sở hạ tầng Khu Đông Nam, dự án

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người huyện Hải Lăng qua 3 năm 2015 - 2017

ĐVT: triệu đồng

Chỉtiêu

2015 2016 2017 Tốc độphát triển (%)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2016/2015 2017/2016 BQ

A. Tổng GTSX 4.923.401 100 5.343.889 100 5.940.199 100 8,54 11,16 9,85

1. Nông – Lâm nghiệp– Thủy sản 1.782.271 36,2 1.794.478 33,58 1.824.829 30,72 0,68 1,69 1,19

2. Công nghiệp – Xây dựng 1.545.948 31,4 1.759.208 32,92 2.058.279 34,65 13,79 17,00 15,40 3. Thương mại –Dịch vụ 1.595.182 32,4 1.790.203 33,5 2.057.091 34,63 12,23 14,91 13,57

B.Thu nhập BQ đầu người 28,92 31,8 35,2

Ngành thương mại - dịch vụ

Bình quân 3 năm giá trị sản xuất ngành TM – DV tăng 13,57%, trong đó giá trị

sản xuất năm 2015 đạt 1.595 tỷ đồng, năm 2016 là 1.790 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng.

Năm 2017 tăng 267 tỷđồng so với năm 2016.

Toàn huyện có trên 3996 cơ sở cá thể kinh doanh thương mại với trên 1500 lao động tham gia. Mạng lưới các chợ từng bước được củng cốvà đầu tư xây dựng, nâng

cấp. Hiện có 10 chợđược phân bổ hợp lý trên địa bàn của 9 xã. Các chợ, các điểm dịch vụmua bán đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Dịch vụ vận tải phát triển nhanh và phân bố rộng rãi khắp trên địa bàn, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Hệ thống nhà nghỉ, khách

sạn, nhà hàng, bưu chính, viễn thông, internet phát triển nhanh. Hệ thống xúc tiến

thương mại ngày càng được quan tâm. Chú trọng và tổ chức tốt việc quảng bá sản phẩm, khẳng định được thương hiệu và uy tín của sản phẩm, nhất là một số mặt hàng

chủ lực của huyện như thiếc, cam quả, gạo, ném…

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Qua Bảng 2.4 cho thấy tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp – thủy sảntăng dần qua các năm, bình quân 3 năm giá trị sản xuất tăng 1,19%. Năm 2015 đạt 1.782.271 triệu đồng, năm 2016 là 1.794.478 triệu đồng, tăng 12.207 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2017 tăng 30.351 triệu đồng so với năm 2016.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có sự phát triển. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. Nhiều tiến bộ Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công tác giống, biện pháp thâm canh mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất…được ứng dụng góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Sản xuất cây công nghiệp (tràm, chè, cao su, hồ tiêu...) và cây ăn quả (cam, quýt,

chuối, mít...) có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường, hình thành một số vùng

hồ tiêu, némđược hình thành và mang lại thu nhập không nhỏ cho các hộ. Những loại cây này được tiếp tục mở rộng và thay thế dần diện tích vườn tạp.

Bảng 2.5: Diện tích một sốcây lâu nămchính trên địa bàn huyện Hải Lăng qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tăng trưởng

bình quân (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Cam, quýt 24,80 11,68 36,40 14,85 50,89 19,14 43,29 Mít 60,00 28,26 60,00 24,47 59,80 22,49 -0,17 Chè 34,30 16,16 47,40 19,33 49,90 18,77 21,69 Hồ tiêu 62,00 29,20 68,00 27,73 69,10 25,99 5,64 Chuối 31,20 14,70 33,40 13,62 36,20 13,61 7,72 Tổng cộng 212,30 100,00 245,20 100,00 265,89 100,00 78,17

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hải Lăng, 2017

Diện tích trồng cam tăng mạnh trong 3 năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,29% trong khi đó cơ cấu diện tích trồng các cây mít, hồ tiêu, chuối giảm dần. Điều này chứng tỏ cây cam đang từng bước đóng vai trò quan trọng trongchuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Hải Lăng.

ống kê huyệ ải Lăng, 201

19%

22%

19% 26%

14%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diện tích trồng cây lâu năm phân theo loại cây chủ yếu năm 2017 của huyện Hải Lăng

Cam, quýt Mít Chè Hồ tiêu Chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)