5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Dịchvụ kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm phái sinh
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ và chênh lệch thu chi hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV có mức tăng trưởng đều qua giai đoạn 2008-2010. Năm 2009, hoạt động này đã có bước tăng trưởng vượt bậc do BIDV đã tận dụng được cơ hội biến động tỷ giá USD trên thị trường và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng.
798,5 tỷ đồng, tăng gần 7 lần so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng lên tới 42% trong tổng thu dịch vụ rịng của tồn hệ thống (trong khi năm 2008 chỉ chiếm 19%). Năm 2010, chênh lệch thu chi đạt 572 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2008, nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Thời gian qua, BIDV đã phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh tiền tệ, từ 2 nghiệp vụ cơ bản là kinh doanh ngoại tệ và đầu tư tiền gửi, đến nay BIDV đã có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều sản phẩm liên quan như: các sản phẩm giao dịch mua bán ngoại tệ gồm mua bán giao ngay (spot), mua bán kỳ hạn (forward), hoán đổi tiền tệ (swap), thu đổi tiền mặt ngoại tệ với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như USD, EUR, JPY, GBP, CHF, AUD, SGD, HKD... các sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hoán đổi lãi suất (IRS), hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), các sản phẩm đầu tư tiền gửi cơ cấu (structure deposit), các sản phẩm hàng hóa tương lai (commodities future), sản phẩm kinh doanh trái phiếu v.v...
Việc triển khai các sản phẩm mới này góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hình ảnh và vị thế của BIDV, tăng nguồn thu dịch vụ và tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nghiệp vụ tự doanh trong thời gian tới.
> Các sản phẩm phái sinh lãi suất, tỷ giá
Bắt đầu từ năm 2008, trên cơ sở Quy chế 62/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hoán đổi lãi suất, BIDV đã tiến hành triển khai mạnh mẽ các sản phẩm này trên toàn hệ thống bằng việc xây dựng và ban hành Quy chế Hoán đổi lãi suất; thực hiện chương trình đào tạo chi nhánh và các chiến lược marketing trực tiếp khách hàng về các sản phẩm phái sinh Hoán đổi lãi suất. BIDV là NHTM Việt Nam đi tiên phong trong việc nghiên cứu, triển khai cung cấp dịch vụ này đến các khách hàng doanh nghiệp trong nước.
Đồng thời, để tạo thuận lợi và chuẩn bị cho một chiến lược dài hạn về phát triển các sản phẩm phái sinh ở trong nước, BIDV đã đi đầu trong việc đàm phán Hợp đồng khung của Hiệp hội Phái sinh và hoán đổi quốc tế
2008 258 1,3
2009 128 8,3
2010 445 78.2
(ISDA) và đến năm 2008 đã ký kết được với 3 đối tác ngân hàng lớn trên Thế Giới.
Trong năm 2010, với chính sách cấp bù lãi suất của Chính phủ Việt nam, việc Fed duy trì lãi suất cơ bản mức thấp kỷ lục 0,25% trong thời gian dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh triển khai giao dịch phái sinh hoán đổi lãi suất (IRS, CCS). Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN đã hạn chế khả năng giải ngân tín dụng của BIDV, giảm doanh số các giao dịch hoán đổi lãi suất của BIDV. Đồng thời chênh lệch tỷ giá thị trường kéo dài làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm CCS.
Tổng doanh số giao dịch các sản phẩm phái sinh lãi suất, tỷ giá năm 2008 đạt: 128,26 triệu USD mang lại lợi nhuận 1,3 tỷ VND; Năm 2008, doanh số giao dịch của hoạt động này là 258,25 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với 2008 song tổng thu nhập lên tới 8,3 tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần so với năm trước. Năm 2010, có thể nói BIDV đã đẩy mạnh hoạt động phái sinh, doanh số tăng trưởng 247% so với năm 2009, thu phí đạt 78,2 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4 lần so với năm 2009.
> Sản phẩm giao dịch hàng hóa tương lai
Theo ước tính hiện nay, BIDV chiếm 40% thị phần hàng hoá tương lai (sau techcombank) với 02 mặt hàng cà phê, cao su, với khoảng 80 khách hàng thường xuyên hoạt động. Trong năm 2010, doanh số giao dịch đối với 02 mặt hàng cà phê, cao su đạt khoảng 140.000 lots, phí thu được là 11,4 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước.