5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế xã hỗi ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Việt Nam mới trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi tạo điều kiện phát triển công bằng trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo đó, thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam sẽ phải chịu sự tác động và cạnh tranh mạnh mẽ của tự do hoá dịch vụ tài chính. Trong những năm qua, khung pháp lý cho ngành ngân hàng đã tưng bước được cải thiện. Mốc quan trọng đầu tiên là năm 1990, hai pháp lệnh ngân hàng đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi ngân hàng sang hệ thống hai cấp. Vào năm 1997, hai pháp lệnh ngân hàng được cải tiến để trở thành Luật ngân hàng nhà nước và Luật các TCTD có hiệu lực vào năm 1998. Hai luật này đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các TCTD, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên hai bộ luật này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2003 và 2004.
Ngân hàng Nhà nước cần phải đảm bảo chức năng là cơ quan quản lý tiền tệ của Nhà nước, cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc phát triển và ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn của các biến động về kinh tế xã hội quốc tế, đặc biệt là trên thị trường tài chính, đòi hỏi sự linh hoạt của các công cụ tài chính - tiền tệ khi thực hiện điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu và ban hành các văn bản, hướng dẫn các NHTM phát triển hoạt dộng dịch vụ Ngân hàng.
Mặt khác, các Ngân hàng nước ngoài được phép thành lập các Ngân hàng liên doanh với NHTM Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng
làm tăng áp lực cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của các NHTM nhà nước Việt Nam trong đó có BIDV, đề nghị ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục và sớm thực hiện những giải pháp sau đây:
- Cải cách căn bản cơ chế cấp phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng của các TCTD: Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng dịch vụ cụ thể của các TCTD theo hướng: (i) Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng dịch vụ (trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, TCTD sẽ được cung cấp dịch vụ và Ngân hàng Nhà nước chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của TCTD trên cơ sở sự tuân thủ các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định; (ii) Ngân hàng Nhà nước không quy định cụ thể các loại dịch vụ ngân hàng mà TCTD được phép cung cấp trong giấy phép của từng TCTD, mà quy định nhóm các dịch vụ TCTD sẽ được cung cấp tuỳ thuộc vào loại hình cung cấp dịch vụ.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức dịch vụ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong các lĩnh vực tín dụng, phi tín dụng, gây sức ép đổi mới và tăng hiệu quả lên các NHTM Việt Nam như giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, có khả năng tự bảo vệ trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tiến hành mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ dần các hạn chế về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động,
tỷ lệ góp vốn bên nghiệp vụ nước ngoài hoặc tổng giao dịch nghiệp vụ ngân hàng, mức huy động vốn VND, các loại hình dịch vụ, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương.
- Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò hiệu quả điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
- Hỗ trợ và khuyến khích các NHTM Quốc doanh nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ, phát triển các dịch vụ phù hợp với chức năng và xu hướng chung trên thị trường tài chính quốc tế.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống giám sát từ xa, chuẩn hóa các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật (hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin) thì mới có thể thực hiện được đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển hiện nay của ngành ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng của BIDV trong giai đoạn 2008-2010, định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ của BIDV đến 2015, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại BIDV như phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, chính sách và cơ chế điều hành, quản lý và phát triển thương hiệu.
KẾT LUẬN
Chất lượng dịch vụ NHTM đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM. BIDV đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp hàng loạt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để phát triển và đảm bảo năng lực cạnh tranh, BIDV phải hoàn thiện các dịch vụ hiện, từng bước tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ và có một số đóng góp chính yếu sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và dịch vụ của NHTM, từ đó nêu rõ vai trò của NHTM trong nền kinh tế, đặc trưng của dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng như tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
Hai là, làm rõ chất lượng dịch vụ ngân hàng của BIDV trong những năm gần đây, qua đó đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng của BIDV, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của BIDV.
Ba là, luận văn đã trình bày một số đề xuất có tính khả thi theo ý kiến cá nhân, mong muốn hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng hiện có của BIDV, đồng thời phát triển dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, duy trì thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV trong giai đoạn tới.
Như trên đã đề cập, đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng không mới nhưng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển
của NHTM. Với những vấn đề đã được nghiên cứu trong luận văn, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý Ngân hàng cũng như những ai quan tâm tới lĩnh vực này. Hy vọng rằng vấn đề nay sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
2. Feredric S.Minskin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường Tài chính,
NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng
của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật sửa đổi, bổ sung luật
các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
5. NHNN Việt Nam (2001), Quyết định số 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.
6. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại,
NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
7. PGS. TS Nguyễn Văn Nam (2005), Giáo trình Thị trường chứng
khoán, NXB. Tài chính, Hà Nội
8. BIDV (2009), Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ