6. Kết cấu của đề tài
1.6. Phương pháp thanhtra, kiểm tra thuế
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện theo kỹ thuật quản lý rủi ro: Chuyển h n từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện hành sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có dấu hiệu vi phạm về thuế mới tiến hành thanh tra, khơng có dấu hiệu vi phạm về thuế thì khơng thanh tra nhằm khơng gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của NNT cũng như không làm tốn kém về nguồn lực, các chi phí khơng cần thiết cho cơ quan thuế. Theo các mơ hình sau:
Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.
Theo mơ hình 1
Hình 1.4: Chuyển từ thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo tiêu chí phân loại
Chuyển hoạt động kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sơ kinh doanh sang kiểm tra chủ yếu tiến hành ở cơ quan thuế.
Theo mơ hình 2
Hình 1.5: Chuyển từ thanh tra ch yếu tại cơ sở sang kiểm tra tại cơ quan thuế
Kiểm tra tại cơ quan thuế
Kiểm tra tại trụ sở NNT
1.Vi phạm nghiêm trọng
2. Có vi phạm khơng nghiêm trọng 3. Chấp hành tốt
Cơ sở không thanh tra
Cơ sở thanh tra
Cơ sở thanh tra 1 2 3 2 1 3 2
Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm: Loại hình doanh nghiệp (các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ), Ngành nghề kinh doanh đặc thù (điện, xi măng, ơtơ, các tổ chức tín dụng du lịch....), lĩnh vực và sắc thuế (chuyển giá, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản).
Màu đỏ là nội dung thanh tra, kiểm tra thuế
Hình 1.6: Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm
Theo quy định này, kiểm tra thuế có hai hình thức: kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT. Đây là biện pháp nghiệp vụ thường xuyên của cơ quan thuế để đánh giá chất lượng kê khai thuế của NNT và giám sát việc tuân thủ của NNT. Trong các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, thủ trưởng cơ quan thuế có quyền ban hành quyết định tranh tra thuế và công chức thanh tra thuế là thanh tra viên sẽ tiến hành công việc thanh tra tại trụ sở NNT. Khi thanh tra thuế các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì cơ quan thuế được quyền áp dụng một số biện pháp mạnh như tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế này đã được cải tiến đáng kể, hạn chế được những tồn tại của công tác thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý thuế trước đây. Từ đó tạo điều kiện để NNT tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm bớt phiền nhiễu.
Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo được thực hiện tốt hơn và khách quan hơn. Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Những phương pháp được sử dụng trong công tác thanh tra, kiểm tra bao gồm:
1.6.1. Phương pháp v n dụng kỹ thu t quản lý r i ro
Xét riêng trong lĩnh vực quản lý thuế, rủi ro được hiểu là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong một môi trường, hoàn cảnh cụ thể.
Quản lý rủi ro có thể được hiểu là quá trình lựa chọn và thực hiện các giải pháp trong bối cảnh nguồn lực có hạn để giảm thiểu nguy cơ xấu đe doạ đến sự thành công của một tổ chức. Quản lý rủi ro cũng là một quá trình đo lường hay đánh giá về qui mơ và tính chất nghiêm trọng của một sự việc, một hiện tượng, một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lược quản lý rủi ro. Như vậy, điều quan trọng trong quản lý rủi ro là dành ưu tiên mọi nguồn lực vào quản lý những rủi ro có thể gây ra tổn thất lớn và những rủi ro có nhiều khả năng xẩy ra nhất, tiếp đến là quản lý những rủi ro có tổn thất thấp hơn và ít có khả năng xảy ra hơn.
Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế thực chất là việc phân loại, đánh giá NNT dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những NNT có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để thanh tra, kiểm tra những NNT có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.
1.6.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế.
Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần thanh tra, kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung
cuộc kiểm tra. Đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với các đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ sách kế toán, giữa sổ tổng hợp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa số liệu báo cáo và thực tế, giữa nội dung tài liệu, báo cáo sổ sách, chứng từ với chuẩn mực...
1.6.3. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết
Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết tới tổng hợp như trình tự hạch tốn kế tốn. Kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thường để tiến hành thanh tra, kiểm tra tránh dàn trải không trọng tâm.
Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp (Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh...) rút ra nhận xét tổng quát và vấn đề cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.
1.6.4. Phương pháp kiểm tra ch ng từ gốc
Các phương pháp được sử dụng:
Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh.
Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vật tư....
Kiểm tra điển hình: Là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra xem xét và rút ra kết luận chung.
1.6.5. Phương pháp kiểm tra bổ trợ
Các phương pháp được sử dụng:
những cơng việc có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra tại hiện trường. Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thơng tin từ người có quan hệ trực tiếp đến nội dung thanh tra, kiểm tra.
Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần (phương pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn): Theo phương pháp này, số liệu được đối chiếu với nhiều nguồn, nhiều nguồn thông tin để kiểm tra đảm bảo khớp đúng sự việc. Cán bộ kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần việc đã được xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần việc để đi đến xác nhận toàn bộ.
Phương pháp tốn học như số học, tốn kinh tế.... nhằm tính tốn, đối chiếu và tổng hợp số liệu.