6. Kết cấu của đề tài
1.6.3. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết
Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết tới tổng hợp như trình tự hạch toán kế toán. Kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thường để tiến hành thanh tra, kiểm tra tránh dàn trải không trọng tâm.
Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp (Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh...) rút ra nhận xét tổng quát và vấn đề cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.
1.6.4. Phương pháp kiểm tra ch ng từ gốc
Các phương pháp được sử dụng:
Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh.
Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vật tư....
Kiểm tra điển hình: Là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra xem xét và rút ra kết luận chung.
1.6.5. Phương pháp kiểm tra bổ trợ
Các phương pháp được sử dụng:
những công việc có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra tại hiện trường. Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin từ người có quan hệ trực tiếp đến nội dung thanh tra, kiểm tra.
Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần (phương pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn): Theo phương pháp này, số liệu được đối chiếu với nhiều nguồn, nhiều nguồn thông tin để kiểm tra đảm bảo khớp đúng sự việc. Cán bộ kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần việc đã được xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần việc để đi đến xác nhận toàn bộ.
Phương pháp toán học như số học, toán kinh tế.... nhằm tính toán, đối chiếu và tổng hợp số liệu.
1.7. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý thuế ở một số nước trên thế giới trên thế giới
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cải cách hệ thống thuế của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cao hơn nữa và vươn mình ra mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.
Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia trong hiệp hội SGATAR (gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Hồng Kông, Inđonêxia, NewZealand) cho thấy mô hình hiện đại hoá công tác quản lý thuế bao gồm 4 thành phần chủ yếu: Chiến lược, Tổ chức nhân sự, quy trình tác nghiệp và công nghệ. Trong đó:
Chiến lược là yếu tố cơ bản của quá trình hiện đại hoá; với mục tiêu, chương trình và kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng và thống nhất gắn với từng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong cơ quan thuế.
Tổ chức nhân sự phải thay đổi phù hợp với mục tiêu mới; thay đổi nhận thức mới, phong cách làm việc mới của cán bộ công chức, tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho tất cả cán bộ thuộc cơ quan thuế.
Quy trình nghiệp vụ phải thay đổi theo hướng hiện đại, quản lý bằng kỹ thuật rủi ro.
Công nghệ là trụ cột cơ bản của quá trình hiện đại hoá cơ quan thuế; vấn đề thiết yếu là công nghệ phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, phù hợp với trình độ quản lý tổ chức của cơ quan thuế và trình độ kỹ năng của cán bộ thuế.
Ngoài ra, tham khảo kinh nghiệm các nước về một số nội dung cụ thể sau:
1.7.1. Về mô hình tổ ch c và nhiệm vụ, quyền hạn c a thanh tra, kiểm tra
Cơ quan thuế các nước (Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh...) hầu hết đều chuyển sang mô hình tổ chức quản lý thuế theo chức năng, hệ thống thanh tra thuế theo hchỉệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục thuế vùng, tỉnh). Tại các quốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra cấp trung ương thì chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra.
Một số nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Úc .. đã phát triển từ mô hình quản lý theo chức năng lên mô hình quản lý theo quy mô (lớn , vừa nhỏ) sau khi đạt được mức độ cao của quản lý chức năng.
Hoạt động thanh tra nội bộ tại một số quốc gia được tách ra khỏi hoạt động thanh tra và được thành lập tại cấp Trung ương như Mỹ, Hàn Quốc, Anh.
Hoạt động thanh tra thuế được chuyên môn hoá cao. Các phòng thanh tra tại cơ quan thuế được tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động thanh tra như: Phòng thanh tra chịu trách nhiệm thu thập, xử lý phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; Phòng Thanh tra thực hiện thanh tra và xác định thuế. Phòng thanh tra đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm (Hàn Quốc, Anh).
Hầu hết các cơ quan thuế các nước đều có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều tra trốn thuế thường được tập trung tại cấp Trung ương.
1.7.2. Công tác đào tạo cán bộ thanh tra
Nhật Bản đã ban hành và thực hiện một hệ thống đào tạo chuẩn mực, trong đó có chương trình đào tạo suốt đời cho cán bộ thuế. Chương trình này gắn kết và thể hiện rõ chiến lược sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của cơ quan thuế Nhật Bản, kết hợp đào tạo tập trung ở Trường thuế với đào tạo qua công việc và luân chuyển công việc.
Chương trình khung đào tạo suốt đời được hoàn thiện và điều chỉnh qua các năm cho phù hợp với tình hình thực tế và cơ cấu tổ chức bộ máy, trên cơ sở đó để phát triển, hoàn chỉnh các chương trình đào tạo. Trong chương trình khung đó chương trình, nội dung đào tạo tại nơi làm việc (OJT) là một nội dung quan trọng và được thực hiện ở giai đoạn những năm đầu tiên sau khi cán bộ được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thuế, cụ thể là tất cả các cán bộ mới được tuyển dụng vào cơ quan thuế đều được phân công vào làm việc tại Đội quản lý điều hành và được đào tạo OJT trong thời gian 1 năm (OJT1). Sau 1 năm làm việc tại Đội quản lý điều hành, các cán bộ mới lại quay về Trường thuế quốc gia học Khoá đào tạo luật thuế chuyên ngành (1 tháng). Kết thúc khoá đào tạo 1 tháng, các cán bộ mới trở về chi cục thuế thực hành OJT trong thời gian 2 năm tiếp theo (OJT2) tại bộ phận thanh tra. Còn đối với Anh điều kiện tuyển chọn thanh tra viên yêu cầu phải có 2 bằng đại học (1 bằng đại học Kinh tế hoặc đại học Thuế và 1 bằng đại học Luật).
Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra viên cần phải có gồm: Có kiến thức chuyên sâu về thuế; Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế; Có kỹ năng thanh tra, phân tích kinh tế; Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc; Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra); Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ.
Ngoài ra, các cơ quan thuế các nước (Singapor,Úc, New Zealand) có chế độ đãi ngộ phù hợp cho công chức thuế thông qua chế độ tiền lương hợp lý cao hơn h n các ngành khác.
1.7.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế
Cơ quan thuế các nước (Úc, New Zealand, Singgapore, Hàn Quốc, Hồng Kông …) đã áp dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế đặc biệt là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ công tác thanh tra thuế trên cơ sở thông tin của tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện việc kê khai nộp thuế tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ thuế qua mạng máy tính. Thông qua ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra có thể tiến hành các cuộc thanh tra trên mạng đối với trường hợp NNT có các hành vi cố ý không tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Canada, công cụ thanh tra tích hợp được gọi là Hệ thống máy tính xách tay phục vụ thanh tra. Công cụ này chứa một bộ tài liệu làm việc, các mẫu biểu, báo cáo và thư tín. Công cụ này giúp nâng cao khả năng khai thác tự động hoá để đạt hiệu quả đối với hình thức thanh tra tại cơ sở.
1.8. Tổng quan về các nghiên c u liên quan đến đề tài
1.8.1. Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuế Thu nhập doanh
nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà ịa - Vũng Tàu” - Trần Mạnh Hùng (2017) - Đại học Bà ịa-Vũng Tàu.
Khái quát nội dung chính: xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN; Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thuế TNDN của các DN FDI trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, khuyến nghị các chính sách hợp lý, khả thi nhằm tăng nguồn thu cho NSNN đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu thuế bằng biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các DN FDI tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển trong địa bàn tỉnh ngày càng mạnh mẽ hơn nữa nhằm góp phần quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà ịa - Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế TNDN, vai trò của đầu tư DN FDI, các yếu tố tác động đến thuế TNDN - yếu tố ngoại sinh, đặc biệt là nghiên cứu sâu về các yếu tố nội sinh tác động đến sự đóng góp vào NSNN của DN
FDI đánh giá tầm quan trọng của việc tăng thu NSNN của DN FDI trong địa bàn tỉnh Bà ịa - Vũng Tàu. Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu có được khi khai thác từ nguồn hệ thống ứng dụng tin học quản lý doanh nghiệp của ngành thuế về số liệu tài chính kế toán từ năm 2013-2015 của 132/161 DN FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà ịa-Vũng Tàu và sử dụng phần mềm STATA để phân tích số liệu. Đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của 3 nhóm gồm tổng cộng 13 yếu tố: Nhóm yếu tố nội sinh gồm 8 yếu tố: Số năm hoạt động, Ngành nghề, Quy mô lao động, Tổng tài sản, Tổng doanh thu, Chi phí đầu tư tài sản cố định; Nhóm chính sách thuế gồm 2 yếu tố: Thanh, kiểm tra thuế trong kỳ, Miễn giảm thuế TNDN; Nhóm chuyển giá gồm 3 yếu tố: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, Tỷ lệ giá trị mua vào từ công ty mẹ trên tổng đầu vào và có iao dịch liên kết.
Kết quả nghiên cứu: xác định có 08 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của DN FDI. Các yếu tố lần lượt là yếu tố có giao dịch liên kết; Số năm hoạt động của DN FDI; DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế qua thanh kiểm tra; Thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi; Chi phí lãi vay; Tổng tài sản của DN FDI; Doanh thu của DN FDI và cuối cùng là yếu tố Chi phí đầu tư tài sản cố định.
1.8.2. Báo cáo "Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,
kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” của Thạc sĩ Thái Ninh (2016) - iảng viên chính Trường Đại học Nha Trang.
Khái quát nội dung: Đề tài đã nêu tổng quan và cơ sở lý luận về công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố gây nên sự thất thu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) đó là việc trốn thuế TNDN. Những thủ thuật lách thuế hay dấu hiệu chuyển giá phổ biến trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện qua các hình thức như giảm giá trị hàng tồn kho theo yêu cầu của thành viên góp vốn; tăng chi phí khấu hao tài sản cố định; trích lập dự phòng không đúng quy định; chi phí trích trước quá hạn chưa chi; hao hụt nguyên vật liệu, thành phẩm không có lý do; hạch toán chênh lệch tỷ giá không đúng quy định; doanh thu
thấp nhưng chi phí phát sinh lớn như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi trả lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, DN FDI phản ánh giá bán thấp hơn giá mua vào hoặc chênh lệch giữa giá mua và giá bán quá thấp dẫn đến DN FDI bị lỗ.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Qua nghiên cứu, xác định các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên chưa nêu các biện pháp cụ thể và các kỹ năng đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
1.8.3. Các tài liệu, công trình nghiên c u khoa học ở nước ngoài:
“ nwilling or unable to cheat Evidence from a randomized tax audit experiment in Denmark”, Henrik J. Kleven, Martin B. Knudsen, Claus T. Kreiner, Søren Pedersen, Emmanuel Saez (2010), National bureau of economic research, Cambridge [52]: công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét, đánh giá các bằng chứng thực tế qua kết quả kiểm toán thuế không báo trước và có báo trước của 2 nhóm báo cáo do người nộp thuế tự lập và báo cáo do bên thứ ba lập. Từ đó đưa ra nhận định việc thực thi pháp luật thuế nghiêm ngặt là một công cụ hiệu quả hơn nhiều để chống trốn thuế so với việc giảm thuế suất và các báo cáo do bên thứ ba thiết lập thì tình trạng trốn thuế là rất khiêm tốn. Nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận việc sử dụng các nguồn lực của cơ quan thuế sẽ tốt hơn, tiết kiệm hơn khi thực hiện kiểm toán thuế trên thông tin báo cáo của bên thứ ba.
“Tài liệu thanh tra thuế”, Tổng cục Thuế Nhật Bản (2008), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), bản tiếng Việt [40]: Tài liệu này được Tổng cục Thuế Nhật Bản cung cấp và tổ chức tập huấn cho một số lãnh đạo các cấp của ngành thuế Việt Nam. Nội dung của tài liệu giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế Nhật Bản, các kỹ năng, kỹ thuật và các kinh nghiệm trong thanh tra và điều tra thuế ở một số lĩnh vực cụ thể như: ngành xây dựng, ngành sản xuất xi măng, ...
Đây là những tài liệu rất hữu ích cho luận văn của tác giả trong việc nghiên cứu, đề xuất áp dụng các giải pháp phù hợp với thực trạng của ngành thuế Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG C NG T C THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KH NH HÒA
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn ốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, tổng dân số của Khánh Hòa vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 1.231.107 người (đứng thứ