Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 79)

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 273.73 43.72

2.1 Đất ở OCT 98.37 15.71

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 98.37 15.71

2.2 Đất chuyên dùng CDG 117.47 18.76

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.56 0.09 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 13.46 2.15

2.2.4.1

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự

nghiệp DTS 0.19 0.03

2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0.38 0.06

2.2.4.5

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào

tạo DGD 9.39 1.50

2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 3.51 0.56

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 8.70 1.39

2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0.25 0.04 2.2.5.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 8.39 1.34

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 94.74 15.13 2.2.6.01 Đất giao thông DGT 59.48 9.50 2.2.6.02 Đất thuỷ lợi DTL 31.12 4.97 2.2.6.05 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0.75 0.12 2.2.6.08

Đất công trình bưu chính, viễn

thông DBV 0.06 0.01

2.2.6.09 Đất chợ DCH 0.94 0.15

2.2.6.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0.31 0.05 2.2.6.11 Đất công trình công cộng khác DCK 2.07 0.33

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.82 0.45

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1.44 0.23

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng NTD 8.39 1.34

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 20.29 3.24 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 24.98 3.99 Nguồn: UBND xã Kim Sơn

4.1.6. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây năm gần đây

4.1.6.1. Tình hình quản lý địa giới hành chính

Xã Kim Sơn có 8 thôn và 1 tổ dân phố, trong những năm qua không có tranh chấp về địa giới hành chính giữa các thôn trên địa bàn xã cũng như giữa các thôn của các xã giáp ranh và các huyện lân cận. Hồ sơ quản lý địa giới hành chính đầy đủ, được phân định rõ ràng và ổn định. Các mốc địa giới hành chính được xây dựng và bảo quản đúng quy định.

4.1.6.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá việc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử đụng đất.

Xã Kim Sơn đã được lập bản đồ địa chính chính quy nhưng chưa được kết nối với các xã nên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và không được chỉnh lý cập nhật biến động thường xuyên, độ chính xác thấp.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được lập đầy đủ theo từng thời kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm được tiến hành đầy đủ, đúng quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên, việc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được kịp thời. Không có vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người xảy ra.

Thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động của xã Công tác thống kê đất đai đã thực hiện đúng kế hoạch, tài liệu thống kê được xây dựng đầy đủ, chính xác. Kết quả công tác thống kê đất đai đã phản ánh trung thực, chính xác hiện trạng sử dụng đất. Năm 2014 toàn huyện Gia Lâm đo đạc lại bản đồ theo hệ toạ độ VN 2000 nên có sự biến động cả về diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính xã, thị trấn có biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2012 so với năm 2011 và năm 2010 của huyện.

4.1.6.3. Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất

- Hoàn thành hướng dẫn kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đất tổ chức trên địa bàn xã cho 40 vị trí.

cho thôn Giao Tự.

- Đến hết tháng 11/2018, bộ phận địa chính đã tiếp nhận xử lý 72 hồ sơ. Trong đó:

+ Đề nghị cấp GCNQSD đất là 51 trường hợp, đã cấp được 10 GCN, huyện thẩm định 05 hồ sơ, 33 hồ sơ không đủ điều kiện và cần bổ sung, 14 hồ sơ mới tiếp nhận;

+ Đề nghị đính chính diện tích kích thước 15 hồ sơ; + Chuyển mục đích sử dụng đất: 06 hồ sơ.

Một số tồn tại

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai có điểm còn hạn chế. Việc thực thi pháp luật, pháp chế của một số công dân còn hạn chế.

- Công tác cấp GCN QSD đất lần đầu chưa đạt chỉ tiêu được giao.

Nguyên nhân

- Một số công dân có nhận thức chưa đầy đủ về các quy định của pháp luật. - Do quy định về cấp GCNQSD đất ngày càng chặt chẽ, nhiều hồ sơ trả bổ sung yêu cầu xác minh nguồn gốc do mua bán, thời điểm sử dụng vào mục đích ở ổn định của các hộ gia đình do bản đồ địa chính năm 1986-1987 không thể hiện có nhà ở mặc dù bản đồ đo đạc năm 1993-1994 thể hiện có công trình xây dựng. Đặc thù Kim Sơn rất nhiều thửa đất đủ điều kiện cấp GCNQSD đất thực tế là thửa đất ở từ lâu đời nhưng bản đồ đo đạc 1986-1987 và kể cả 1993-1994 không thể hiện công trình xây dựng trên thửa đất.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, và các thôn, tổ dân phố có một số việc còn chưa chặt chẽ.

4.2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM SƠN , HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KIM SƠN , HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính của xã Kim Sơn

Hệ thống hồ sơ, sổ sách tại xã, và tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu rất nhiều, chưa hoàn chỉnh. Hiện tại xã, mới có sổ địa chính và sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê được lập từ năm 1998 theo quyết định số

499/QĐ - ĐC, ngày 27/7/1995 của tổng cục quản lý đất đai, không được cập nhật thường xuyên, sổ sách được lập trên cơ sở của bản đồ giải thửa 299 đến nay đã cũ nát, nội dung không đầy đủ sử dụng kém hiệu quả. Năm 2008 được sự quan tâm của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ toạ độ VN 2000 đến năm 2018 toàn huyện Gia Lâm đã đo đạc xong nhưng chưa bàn giao.

Về hệ thống bản đồ, hồ sơ sổ sách của xã Kim Sơn chưa được đầy đủ, còn chưa lưu trữ được các dữ liệu căn cứ pháp lý của thửa đất... do công tác quản lý đất đai của huyện từ năm 1994 trở về trước thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa đạt kết quả cao.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tại phòng cũng như tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên.

Về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần nhưng chưa cập nhật kịp thời do thiếu về nhân lự cũng như kinh phí để chuẩn hóa HSĐC theo quy định mới.

4.2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Hiện tại xã hiện đang lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai gồm: Sổ địa chính; sổ cấp giấy chứng nhận; sổ theo dõi biến động đất đai; sổ mục kê được lưu trữ đầy đủ theo mẫu Quyết định số 499/QĐ - ĐC, ngày 27/7/1995 của Tổng cục Địa chính. Sổ sách lập từ năm 1998 trên cơ sở hệ thống bản đồ 299 được chỉnh lý bằng phương pháp thủ công, theo dõi tương đối đầy đủ các biến động đất đai dược thể hiện trên hệ thống sổ sách, bản đồ hồ sơ địa chính dạng giấy đã chỉnh lý nhiều cũ nát.

Về hệ thống sổ sách hiện lưu tại xã gồm

-Sổ mục kê : 04 quyển;

-Sổ địa chính: 9 quyển;

- Sổ cấp giấy chứng nhận: 02 quyển;

-Sổ theo dõi biến động 01 quyển;

* Thực trạng công tác cập nhật bản đồ trên địa bàn thị trấn.

499/QĐ-ĐKTK, ngày 27/7/1995 của Tổng cục Địa chính. Do vậy, về chi tiết các cột mục so với mẫu hệ thống HSĐC của Thông tư có nhiều thay đổi xong vẫn chưa cập nhật được theo hệ thống sổ sách mới.

Năm 2016 được sự quan tâm của Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong đó có xã Kim Sơn đã được triển khai đo đạc nhưng chưa bàn giao.

Cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã chưa tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai

4.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 4.3.1. Thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu, tài liệu.

+ Bản đồ địa chính số 38,39,40,41 và 42 dạng giấy xã Kim Sơn thiết lập trong các năm từ 1993, 1994 do Sở quản lý ruộng đất và Đo đạc Hà Nội đo đạc với tỷ lệ 1/500.

Theo hệ thống tọa độ quốc gia HN-72 phủ trùm toàn bộ khu đo, tài liệu này chủ yếu phục vụ công tác khảo sát lập lưới khống chế địa chính và lưới đo vẽ.

Hệ thống bản đồ địa chính giấy xã Kim Sơn thiết lập trong các năm từ 1993 do Ban Quản lý Dự án các công trình Địa chính kiểm tra và nghiệm thu ngày 08 tháng 04 năm 1994. Đến nay các dữ liệu được cấp nhật chưa liên tục, tuy nhiên số liệu chưa được chuyển về một bản vẽ thống nhất, các lớp thông tin phân loại không theo chuẩn của dữ liệu địa chính. Nhiều dữ liệu bản đồ địa chính chưa được cập nhật dẫn tới lạc hậu. dữ liệu đăng ký hầu hết ở dạng giấy truyền thống đã chuyển sang dạng số, nhưng manh mún và phân tán. Tuy đã ứng dụng hệ thống phần mềm nhưng dữ liệu chủ yếu phục vụ việc in ấn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính chưa phải là các hệ thống thông tin quản lý phục vụ đa mục tiêu. Mặt khác, trong những năm trước sử dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau cho từng địa bàn, dữ liệu lại chưa đầy đủ thì chưa thể quản lý tổng hợp được ở quy mô toàn tỉnh.

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Bản lưu GCN, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động đã lập;

+ Hồ sơ đăng ký cấp GCN lần đầu, cấp đổi;

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính;

+ Các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa chính - Phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:

+ Nội dung phân tích đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng và mức độ đầy đủ thông tin của từng tài liệu để lựa chọn tài liệu sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;

+ Kết quả phân tích đánh giá phải xác định được tài liệu sử dụng cho từng mục đích khác nhau trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính. Trường hợp kết quả đo đạc trên một phạm vi rộng (bao gồm nhiều thửa), đạt độ chính xác yêu cầu, cho phép nắn chỉnh hình học để đồng bộ theo quy định hiện

hành thì có thể sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính. Trường hợp chỉ có sơ đồ hoặc bản trích đo địa chính từng thửa đất hoặc có bản đồ, bản trích đo địa chính cho một khu vực gồm nhiều thửa đất, nhưng chưa có tọa độ địa chính thì không xây dựng dữ liệu không gian mà chỉ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính;

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu GCN. Trường hợp sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên; bản lưu GCN không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp GCN lần đầu, cấp đổi GCN đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;

+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính);

+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp GCN trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp GCN dạng số.

Hình 4.4. Quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm

Thu thập tài liệu, số liệu

Bản đồ địa chính Hồ sơ địa chính

Chuẩn hóa dữ liệu

Dữ liệu không

gian địa chính Dữ liệu thuộc tính địa chính

Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

CSDL địa chính

Kiểm tra, bổ sung thông

4.3.2. Phân loại hồ sơ

Tiến hành phân loại hồ sơ theo điều 9, TT04-2013, Thông tư Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Bảng 4.4. Phân loại hồ sơ

STT Loại hồ sơ Số thửa đất

1 Thửa đất loại A 32 2 Thửa đất loại B 0 3 Thửa đất loại C 15 4 Thửa đất loại D 5 5 Thửa đất loại Đ 0 6 Thửa đất loại E 0 7 Thửa đất loại G 286

- Đối soát, phân loại thửa đất: Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu GCN. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp GCN để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:

+ Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp GCN có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

+ Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp GCN có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

+ Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp GCN nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;

+ Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp GCN nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;

+ Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp GCN ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;

+ Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp GCN ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính mới;

+ Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp GCN.

- Hoàn thiện hồ sơ địa chính:

+ Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 79)