Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 111)

5.1. KẾT LUẬN

1. Xã Kim Sơn là một xã thuộc khu vực vùng đồng bằng của huyện Gia Lâm, giao thông đi lại thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Gia Lâm. Về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong năm 2018, công nghiệp và xây dựng đứng đầu chiếm 39,31%; thương mại và dịch vụ chiếm 38,78% và ngành nông nghiệp chiếm 21,91% tổng giá trị sản xuất.

2. Công tác quản lý đất đai được thị trấn tổ chức thực hiện tốt như công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, công tác cấp GCN, thống kê kiểm kê ... Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng. Về diện tích đất tự nhiên của xã Kim Sơn là 626,15 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 352,42 ha (chiếm 56,28 %), diện tích đất phi nông nghiệp là 273,73 ha (chiếm 43,72 %).

3. Hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Kim Sơn: Đối với dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) có 49 tờ bản đồ địa chính dạng giấy, đối với dữ liệu thuộc tính hiện xã đang lưu trữ ở dạng giấy gồm 09 quyền sổ địa chính, 2 quyển sổ cấp giấy chứng nhận, 04 quyển sổ mục kê, 01 quyển sổ đăng ký biến động và các bản lưu GCN đã cấp. Cơ sở dữ liệu địa chính của xã Kim Sơn còn chưa hoàn thiện, chắp vá, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

4. Đề tài đã xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính tại 05 mảnh bản đồ 38,39,40,41 và 42 tỷ lệ 1/500 với 390 thửa đất biên tập, chuẩn hóa tờ bản đồ địa chính số 40 để chuyển sang phần mềm VILIS phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. CSDL thuộc tính bao gồm các sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động, các mẫu đơn, báo cáo ... Nhập đăng ký cấp GCN cho 52 thửa đất với đầy đủ các thông tin về thửa đất và 338 thửa đất mới thực hiện kê khai đăng ký đất đai, xem xét cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển dữ liệu lên WEB được chia sẻ, cung cấp cho những người sử dụng đất các thông tin theo yêu cầu.

hồ sơ; phân quyền chặt chẽ cho người sử dụng; hỗ trợ tốt trong việc báo cáo cũng như tổng hợp hồ sơ, hiệu quả trong việc giải quyết hồ sơ (giảm thời gian giải quyết từ 30 – 45 ngày, còn 12 – 15 ngày), số lượng hồ sơ được giải quyết đạt 95% – 100%), kiểm soát được hồ sơ, dữ liệu được quản lý thống nhất ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã, toàn bộ thông tin của thửa đất được quản lý, mỗi một thửa đất có duy nhất một mã vạch để quản lý và phục vụ tra cứu thông tin.

CSDL hồ sơ địa chính cũng đã được khai thác vào một số mục đích phục vụ công tác quản lý đất đai xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như thực hiện tra cứu thông tin trên bản đồ và hồ sơ; tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất; cấp GCN; đăng ký các trường hợp biến động trên hồ sơ: chuyển quyền, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp lại, cấp đổi GCN và đăng ký biến động trên sơ đồ: tách thửa, gộp thửa; tạo và xuất các loại sổ sách của hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp GCN; thực hiện việc thống kê trên địa bàn xã.

5.2. KIẾN NGHỊ

Hiện nay, phần mềm VILIS đã được đưa vào triển khai ở một số tỉnh thành đã cho thấy những ưu điểm vượt trội, sử dụng tiện lợi, nhanh chóng, phù hợp với tình hình quản lý đất đai của địa phương, hỗ trợ trong công tác cập nhật, quản lý thông tin đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hình thành nên hệ thống thông tin đất đai toàn diện, đồng bộ và thống nhất trên cả nước.

Trong khuôn khổ của một đề tài Luận văn mới nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của một thôn trong xã Kim Sơn. Mong muốn sử dụng phần mềm Vilis có thể xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của toàn Xã.

Ngoài những ưu điểm, phần mềm vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm, có thể khắc phục để hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/11/2008).

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT, quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Hà Nội

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Dự án xây dựng CSDL tổng hợp đất đai ở Trung Ương” truy cập ngày 12/04/2019: http://210.86.224.138/index.php/vi/du- an/Ten-du-an/Du-an-xay-dung-CSDL-tong-hop-dat-dai-o-Trung-Uonghtml. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và

pháp luật đất đai. Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014a). Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014b). Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014c). Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về bản đồ địa chính.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 18/12/2015 quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.

10. Bùi Quang Hậu (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Tạp chí lý luận, khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

11. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2015). Niên giám thống kê năm 2014 thành phố Hà Nội.

12. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

13. Dương Thị Yến (2015). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

14. Đỗ Đức Đôi (2010). CSDL đất đai đa mục tiêu, thực trạng và giải pháp. Hà Nội. 15. Đỗ Thị Tài Thu (2011). Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa

chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

16. Minh Nghĩa (2014). Hà Nội: Cấp giấy chứng nhận nhà ở dự án đã quy về một đầu mối. Truy cập ngày 06/04/2019 từ: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ha-Noi-Cap- giay-chung-nhan-nha-o-du-an-da-quy-ve-mot-dau-moi/20148/12173.vnplus.

17. Phòng thống kê huyện Gia Lâm (2018). Niêm giám thống kê năm 2018 của huyện Gia Lâm.

18. Quốc hội (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (2013). Luật Đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Thông tấn xã Việt Nam (2016). Hà Nội sẽ hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSD

đất vào tháng 6/2017. Truy cập ngày 15/11/2018 từ: http://bnews.vn/ha-noi-se- hoan-thanh-cap-giay-chung-nhan-qsd-dat-vao-thang-6-2017/18488.html

21. Trần Quốc Bình (2010). Nghiên cứu xây dựng phần mềm hệ thống thông tin đất đai cấp cơ sở ở khu vực đô thị (thử nghiệm tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài NCKH cấp ĐHQGHN.

22. Trần Thị Thu Hiền và Đtg (2014). Ứng dụng phần mềm VILIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 118 (04). tr. 163-168.

23. Phan Đình Bình (2004). Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh số để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Thanh Minh, Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

24. Phùng Văn Nghệ, Lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam. Truy cập tại: http://diachinh.org/vi/about/LICH-SU-HINH-THANH-VA-PHAT- TRIEN-NGANH-QUAN-LY-DAT-DAI-VIET-NAM/ ngày 20 tháng 4 năm 2016. 25. Trần Văn Tuấn, Đỗ Thị Tài Thu (2011). Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây

dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

26. Nguyễn Thế Cường (2016). Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại thị trấn Tam Đảo,

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

27. Bùi Xuân Trường (2014). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

28. Trọng Phú (2016). Hà Nội còn 144.000 thửa đất chưa được cấp sổ. Truy cập ngày 02/03/2019 từ: http://www.phapluatplus.vn/ha-noi-con-144000-thua-dat- chua-duoc-cap-so-d16889.html.

29. UBND xã Kim Sơn (2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – ANQP năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

30. UBND xã Kim Sơn (2018). Các biểu mẫu 01, 02, 03 của kết quả thống kê diện tích đất đai của xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu.

Phụ lục 2: Tờ bản đồ địa chính số 38, 39, 40 41 42 của thôn Linh Quy Đông, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Phụ lục 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phụ lục 4: Sổ địa chính. Phụ lục 5: Sổ mục kê.

11 0 P H L C 3

PHỤ LỤC 4

Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2007/TT-BTNMT

ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số: 01/ĐK

SỔ ĐỊA CHÍNH

TỈNH: THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã: 0 1

HUYỆN: HUYỆN GIA LÂM Mã: 0 1 8

XÃ: XÃ KIM SƠN Mã: 0 0 5 6 2 Quyển số: 0 0 1 ..., ngày... tháng... năm... GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

(Ký, đóng dấu)

..., ngày... tháng... năm...

GIÁM ĐỐC

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC 5

Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số: 02/ĐK SỔ MỤC KÊ ĐẤT ĐAI TỈNH: THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã: 0 1 HUYỆN: HUYỆN GIA LÂM Mã: 0 1 8 XÃ: XÃ KIM SƠN Mã: 0 0 5 6 2 Quyển số: 0 0 1 Lập cho các tờ bản đồ số: ... ... ..., ngày... tháng... năm... GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (Ký, đóng dấu) ...,

ngày... tháng... năm...

GIÁM ĐỐC

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 111)