Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59)

- So sánh khả năng ứng dụng của phầm mềm VILIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với phương pháp xây dựng cơ sử dữ liệu địa chính hiện tại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Kim Sơn nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 22 km, cách trung tâm huyện 7 km.

- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp sông Đuống. Bên kia sông Đuống là xã Phù Đổng. - Phía Nam và Tây Nam giáp xã Dương Quang.

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. - Phía Tây giáp xã Phú Thị.

Xã có đường tỉnh 181 chạy qua là tuyến đường quan trọng nối từ Quốc lộ 5 đến huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra xã còn có chợ Keo là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Kim Sơn với các xã vùng lân cận.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Theo số liệu điều tra UBND xã Kim Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 626,15 ha, là một xã đồng bằng, địa hình bằng phẳng. Nhìn chung địa hình của xã tương đối đồng nhất đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên của xã.

4.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu: mang đầy đủ tính chất chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, chia làm 4 mùa rõ rệt : Xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,50C, cao nhất vào tháng 5, 6, 7 lên đến 35-370C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, 1, 2 xuống tới 10-150C.

Lượng mưa trung bình trong năm là 1676mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83%, số giờ nằng trung bình một năm là 1740 giờ rất thuận lợi cho canh tác.

Hướng gió: có 2 hướng gió chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuát lầ Đông- Bắc vào mùa đông và Đông - Nam vào mùa hè. Gió bão thường xảy ra vào tháng 6,7 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua ngành nông nghiệp xã Kim Sơn có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhờ vào sự khuyến khích tạo điều kiện của Nhà nước cũng như sự nhạy bén áp dụng KHKT vào sản xuất nên sản lượng ngành nông nghệp của xã trong 3

năm trở lại đây đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực thể hiện qua bảng 3.1 sau đây.

Bảng 4.1: Thực trạng phát triển kinh tế xã Kim Sơn năm 2016-2018

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tổng GTSX 187,91 100,00 201,15 100,00 229,21 100,00 1 Nông nghiệp 48,29 25,70 49,25 23,78 50,23 21,91 1.1 Trồng trọt 26, 78 55,46 26,80 54,42 27,54 54,83 1.2 Chăn nuôi thủy sản 21,51 44,54 22,45 45,58 22,69 45,23 2 CN.TTCN, XD 69,27 36,86 78,90 38,09 90,10 39,31 3 Thương mại dịch vụ 70,35 37,44 79,00 38,14 88,88 38,78

Nguồn: UBND xã Kim Sơn - Nông nghiệp: trong năm 2018, tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 21,91% giảm 3,79% so với năm 2014. Cho thấy phương hướng chung của xã là giảm tỷ trọng nông nghiệp tang tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhằm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Hà Nội.

-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng(CN-TTCN-XD) ở Kim Sơn đang từng bước phát triển. Trong năm 2018, tỷ trọng ngành CN-TTCN-XD đạt 39,31%.

Lao động thu hút vào các ngành CN-TTCN-XD năm 2016 là 3509 người chiếm 45,72% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế.

-Thương mại- dịch vụ:

Do có những đặc thù riêng, xã Kim Sơn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, thương mại nên tại địa phương ngành thương mại- dịch vụ của xã đã đạt được bước phát triển tương đối tốt, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Hiện nay trên địa bàn xã có 300 hộ cá thể có hoạt động thương mại, mặc dù đó chỉ là sự tự phát buôn bán với hình thức nhỏ lẻ, nhưng bước đàu có

thể đáp ứng được nhu cầu mua bán dịch vụ tại chỗ của người dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ của xã diễn ra chủ yếu tại khu dân cư đường tỉnh 181 và tại chợ Keo. Hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng 38,78% cơ cấu kinh tế toàn xă.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt: UBND xã đã tập trung xây dựng và chỉ đạo HTX dịch vụ thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ xuân, vụ mùa, cung ứng các giống cây trồng mới, chất lượng vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, cung cấp vật tư nông nghiệp, phục vụ nước tưới, tiêu… tổ chức tập huấn cho nông dân về biện pháp, kỹ thuật làm đất, gieo cấy, chăm sóc cho các loại cây trồng, xây dựng kế hoạch và đề xuất huyện hỗ trợ giá một số giống lúa TBKT, mô hình sản xuất tập trung cho nông dân. Năm 2018, Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 555,5 ha. Trong đó, lúa: 142 ha, năng suất ước đạt 52,5 tạ/ha. Cây ngô 69 ha, năng suất ước đạt 50,6 tạ/ha. Đậu tương 32 ha, năng suất ước đạt 16,75tạ/ha. Lạc 55,5 ha, năng suất ước đạt 16,8 tạ/ha. Rau các loại 135 ha, năng suất ước đạt 100 tạ/ha. Cây khác 122 ha.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện việc chuyển đổi từ đất một vụ lúa sang trồng cây hàng năm được 30,5 ha (tại các thôn Kim Sơn 12,4 ha; Cây Đề, Ngổ Ba, Cừ Keo 18,1h a) đạt 102% kế hoạch Nghị quyết HĐND giao thực hiện trong năm 2018, nâng tổng diện tích CAQ hiện nay là 219,7 ha.

Chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đã tổ chức tiêm phòng đại trà 02 đợt cho đàn gia súc, gia cầm đạt chỉ tiêu huyện giao và phun khử trùng tiêu độc 05 đợt không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Duy trì phát triển ổn định đàn trâu bò 224 con, đàn lợn 1677 con, đàn gia cầm 19.996 con, đàn chó mèo 996 con.

Thủy sản: Các hộ tập trung khai thác diện tích mặt nước để chăn nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh, áp dụng KHKT vào chăn nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, có 38 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích 43 ha. Sản lượng cá ước đạt từ 65 – 67 tấn cá.

- Thương mại, dịch vụ.

Phát huy lợi thế về thương mại dịch vụ, hoạt động thương mại trên địa bàn khá sôi động, các loại hình dịch vụ được phát triển đa dạng như: vận chuyển hàng hóa, du lịch, sửa chữa đồ gia dụng, giết mổ gia súc, gia cầm và các dịch vụ kinh doanh khác… số lượng hộ tham gia kinh doanh buôn bán, hoạt động dịch vụ là 384 hộ, chưa kể các hộ buôn bán có tính chất thời vụ. UBND xã đã triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 21/4/2017 của UBND huyện về quản lý, khai thác, cải tạo sửa chữa, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ giai đoạn 2017-2020. Hiện nay, chợ Keo đã cơ bản hoàn thiện, khu bán thực phẩm tươi sống (bao gồm xây dựng sàn mái, hệ thống cung cấp nước, xử lý chất thải) đã được nâng cấp. Trong thời gian tới chợ Keo sẽ tiếp tục được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

- Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Trên địa bàn xã có 103 hộ tham gia các ngành nghề như xây dựng, may mặc, sản xuất gia công đồ gỗ, cơ khí, chế biến thực phẩm… với quy mô vừa và nhỏ được duy trì và phát triển. Các hộ gia đình chủ động đầu tư thiết bị, máy móc, bám sát thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

4.1.3. Thực trạng phát triển cở sở hạ tầng

4.1.3.1. Giao thông

Hệ thống giao thông đối ngoại liên xã, đi tới các khu vực khác của xã Kim Sơn gồm tuyến đường tỉnh 181 và đường đê sông Đuống.

- Đường tỉnh 181 đoạn qua xã Kim Sơn dài 2,9 km hiện đang được nâng cấp cải tạo với quy mô nền 23 m, mặt đường bê tông nhựa, hệ thống chiếu sáng và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Khi công trình hoàn thành sẽ tạo ra tuyến đường giao thông hiện đại đảm bảo tốt hơn việc đi lại, vận tải hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

- Tuyến đường đê sông Đuống đoạn qua xã có chiều dài 2,3 km, bề rộng mặt đường là 4 m, kết cấu mặt đường là bê tông xi măng, đây là tuyến đường phòng chống lũ lụt nhưng cũng đồng thời là tuyến giao thông quan trọng giúp cho nhân dân trong xã tiếp cận các xã khác, với nội thành và với tỉnh Bắc Ninh.

4.1.3.2. Thủy lợi

Hệ thống kênh mương do xã quản lý có chiều dài 22,13 km nhưng hiện nay mới chỉ kiên cố hóa được 12,43 km còn lại vẫn đang là mương đất. Do đó trong thời gian tới cần phải kiên cố hóa toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu câu tưới tiêu trong địa bàn xã.

4.1.3.3. Giáo dục đào tạo

Hệ thống trường mầm non xã Kim Sơn gồm: 1 trường mầm non trung tâm, điểm trường tại thôn Kim Sơn.

- Trường mầm non trung tâm: diện tích 8167 m2, 25 phòng học, 8 phòng chức năng số học sinh là 1110 cháu. Điểm trường mầm non tại thôn Kim Sơn có diện tích 1450 m2.

- Xã có 1 trường tiểu học nằm trong khu vực trung tâm xã trên trục đường 181 là trường chuẩn quốc gia, trường hiện có diện tích 6169 m2 gồm 15 phòng học và 10 phòng chức năng với 872 học sinh và 29 giáo viên.

- Xã có 1 trường trung học cơ sở nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã Kim Sơn trên trục đường 181 có diện tích 5894m2 bao gồm 18 phòng học và 3 phòng chức năng, 613 học sinh và 34 giáo viên.

4.1.3.4. Cơ sở y tế

Trạm y tế xã Kim Sơn nằm đối diện với trụ sở UBND xã Kim Sơn. Về cơ sở vật chất của trạm như sau: diện tích đất 3130 m2 gồm 15 phòng chức năng; 1 bác sĩ, 3 y sĩ và 3 y tá.

4.1.3.5. Văn hóa – thể thao, di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng

Hiện nay xã chưa có trung tâm văn hóa xã và khu thể thao, mọi sinh hoạt văn hóa đều sử dụng Nhà văn hóa nằm trong khuôn viên trụ sở hành chính xã. Nhưng hiện nay các nhà văn hóa, hội trường, khu thể thao thôn trong xã đã được xây dựng mới. Và xã hiện có 1 di tích lịch sử cách mạng đã bị xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, ngoài ra xã còn có 7 di tích văn hóa bao gồm đình, chùa, đền, miếu.

4.1.3.6. Bưu chính viễn thông

Xã có bưu điện văn hóa nhưng hiện nay đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp trong thời gian tới. Toàn xã có 1 điểm đấu nối internet đến các thôn hiện đã xuống cấp, trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp và mở rộng thêm các điểm đấu nối để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông đến các hộ dân trong địa bàn xã. Diện tích khu đất xây dựng bưu điện là 697 m2.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.4.1. Thuận lợi

Xã có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, không chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, lũ lụt, có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng loại cây có giá trị và cho năng suất cao. Diện tích đất nông nghiệp của xã khá lớn, có thể phát triển tốt mô hình trang trại, chăn nuôi, trồng trọt tập trung.

Kim Sơn là một xã ngoại thành ven đô, giáp tỉnh Bắc Ninh là điều kiện tốt trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất quy mô lớn cho thị trường lớn là thủ đô Hà Nội.

Là một xã có dân số đông, nguồn lực lao động dồi dào, có điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật, kiến thức tiên tiến từ trong nội đô. Bên cạnh đó tình hình tổ chức kinh tế, chính trị vững mạnh, an ninh trật tự tốt làn những thuận lợi không nhỏ cho việc phát triển nông thôn mới ở Kim Sơn.

4.1.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc phát triển nông thôn tại xã Kim Sơn vẫn tồn tại những khó khăn:

Tiềm năng mở rộng đất canh tác thấp, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp do vậy việc phát triển nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều yếu kém rất khó khăn trong việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp hiện đại với quy mô lớn.

Hệ thống đường giao thông nông thôn còn kém, chất lượng thấp, các phương tiên giao thông trọng tải lớn khó tiếp cận đến địa bàn dân cư trong thôn.

4.1.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018

Tổng diện tích tự nhiên của xã thống kê đến 31/12/2018 là 626,15 ha, không biến động so với năm 2017.

Diện tích đất nông nghiệp của xã thống kê đến 31/12/2018 là 352,42 ha; chiến 56,28 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

Diện tích đất phi nông nghiệp thống kê đến 31/12/2018 là 273,73 ha, chiến 43,72 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã;

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất xã Kim Sơn năm 2018 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Tổng diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 352.42 56.28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 317.96 50.78 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 248.96 39.76

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 182.46 29.14

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 28.18 4.50 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 154.35 24.65 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 66.43 10.61

1.1.1.2.1

Đất bằng trồng cây hàng năm

khác BHK 66.43 10.61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 69.00 11.02 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 27.80 4.44

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 273.73 43.72

2.1 Đất ở OCT 98.37 15.71

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 98.37 15.71

2.2 Đất chuyên dùng CDG 117.47 18.76

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.56 0.09 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 13.46 2.15

2.2.4.1

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự

nghiệp DTS 0.19 0.03

2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0.38 0.06

2.2.4.5

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào

tạo DGD 9.39 1.50

2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 3.51 0.56

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 8.70 1.39

2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0.25 0.04 2.2.5.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 8.39 1.34

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59)