Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Kim Sơn.

- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong quá trình quản lý đất đai;

- Bản đồ địa chính số 38, 39, 40, 41, 42 được đo đạc từ năm 1993-1994 với tỷ lệ là 1/500.

- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động.

- Phân tích các tài liệu có liên quan.

3.5.2. Phương pháp phân loại hồ sơ

Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:

- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;

- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều

kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;

- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;

- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.

3.5.3. Phương pháp số hóa bản đồ địa chính

- Sử dụng phần mềm Microstation v8.5 nắn ảnh bản đồ địa chính bằng thanh công cụ: Raster Manager (Warp Raster).

3.5.4. Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ

3.5.4.1. Chỉnh lý bản đồ

- Chỉnh lý các biến động liên quan đến hình dạng, kích thước, của thửa đất. Cập nhập biến động tách gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Tiến hành kiểm tra hiện trạng, so sánh với thông tin trên các mảnh bản đồ địa chính để xác đinh những đối tượng đã thay đổi cần chỉnh lý, bổ sung, đánh dấu những đối tượng có biến động lên mảnh bản đồ dạng giấy;

Cập nhật biến động trên bản đồ bằng phần mềm Famis: Cập nhật các biến động thửa đất (loại đất) đồng thời cập nhật các thông tin thuộc tính của thửa đất (mục đích sử dụng đất, địa chỉ….).

- Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính. - Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số.

- Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính.

- Chuyển đổi các lớp thông tin không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính cấp xã.

- Nhập thông tin thuộc tính đối tượng cho mỗi lớp thông tin không gian địa chính từ nội dung bản đồ địa chính.

- Các đối tượng không gian của bản vẽ được kiểm tra xử lý lỗi đường nét bằng các phần mềm MRFclean hoặc MRFFlag...

3.5.4.2. Hoàn thiện hồ sơ

- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;

- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa chính;

- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;

- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:

+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.

+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định được trên bản đồ địa chính mới.

3.5.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

3.5.5.1. Xây dựng dữ liệu không gian

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số: Đối soát và chuẩn hóa lại các lớp đối tượng không gian địa chính với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính.

Bảng 3.1. Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian theo đúng quy định

STT Đối tượng Dữ liệu thuộc tính Chuyển về lớp

theo quy định

1 Loại đất hiện trạng TD5 Loại đất hiện trạng 2

2 Diện tích thửa đất TD6 Diện tích thửa đất hiện

trạng 4

+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính; chỉnh lý bản đồ địa chính bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa;

+ Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.

- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.

3.5.5.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng). Không nhập thông tin thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa.

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động theo các nhóm dữ liệu địa chính như:

+ Nhóm dữ liệu về người: Tên chủ sử dụng, số chứng minh thư, tình trạng hôn nhân, năm sinh…

+ Nhóm dữ liệu về thửa đất: Số thứ tự thửa đất, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng....

+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: Tên công trình, loại công trình... + Nhóm dữ liệu về quyền: Mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất… + Nhóm dữ liệu về thủy hệ: Tên thủy hệ, độ rộng, chiều dài, cấp thủy hệ…

+ Nhóm dữ liệu về giao thông: Tên giao thông, độ rộng, chiều dài, cấp giao thông...

+ Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: Loại biên giới địa giới, chiều dài, tiếp giáp.

+ Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú;

+ Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao; + Nhóm dữ liệu về quy hoạch.

Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng bằng phần mềm VILIS.

3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

- Chuẩn hóa CSDL trong VILIS;

- Thực hiện lưu trữ và quản lý đất đai bằng phần mềm VILIS, đưa ra các văn bản về HSĐC.

3.5.7. Phương pháp trình bày kết quả

- Trình bày kết quả nghiên cứu gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính theo quy phạm của ngành Tài nguyên và Môi trường.

3.5.8. Phương pháp đánh giá

- So sánh khả năng ứng dụng của phầm mềm VILIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với phương pháp xây dựng cơ sử dữ liệu địa chính hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)