Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Kım Sơn, huyện Gıa

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua ngành nông nghiệp xã Kim Sơn có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhờ vào sự khuyến khích tạo điều kiện của Nhà nước cũng như sự nhạy bén áp dụng KHKT vào sản xuất nên sản lượng ngành nông nghệp của xã trong 3

năm trở lại đây đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực thể hiện qua bảng 3.1 sau đây.

Bảng 4.1: Thực trạng phát triển kinh tế xã Kim Sơn năm 2016-2018

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tổng GTSX 187,91 100,00 201,15 100,00 229,21 100,00 1 Nông nghiệp 48,29 25,70 49,25 23,78 50,23 21,91 1.1 Trồng trọt 26, 78 55,46 26,80 54,42 27,54 54,83 1.2 Chăn nuôi thủy sản 21,51 44,54 22,45 45,58 22,69 45,23 2 CN.TTCN, XD 69,27 36,86 78,90 38,09 90,10 39,31 3 Thương mại dịch vụ 70,35 37,44 79,00 38,14 88,88 38,78

Nguồn: UBND xã Kim Sơn - Nông nghiệp: trong năm 2018, tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 21,91% giảm 3,79% so với năm 2014. Cho thấy phương hướng chung của xã là giảm tỷ trọng nông nghiệp tang tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhằm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Hà Nội.

-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng(CN-TTCN-XD) ở Kim Sơn đang từng bước phát triển. Trong năm 2018, tỷ trọng ngành CN-TTCN-XD đạt 39,31%.

Lao động thu hút vào các ngành CN-TTCN-XD năm 2016 là 3509 người chiếm 45,72% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế.

-Thương mại- dịch vụ:

Do có những đặc thù riêng, xã Kim Sơn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, thương mại nên tại địa phương ngành thương mại- dịch vụ của xã đã đạt được bước phát triển tương đối tốt, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Hiện nay trên địa bàn xã có 300 hộ cá thể có hoạt động thương mại, mặc dù đó chỉ là sự tự phát buôn bán với hình thức nhỏ lẻ, nhưng bước đàu có

thể đáp ứng được nhu cầu mua bán dịch vụ tại chỗ của người dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ của xã diễn ra chủ yếu tại khu dân cư đường tỉnh 181 và tại chợ Keo. Hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng 38,78% cơ cấu kinh tế toàn xă.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt: UBND xã đã tập trung xây dựng và chỉ đạo HTX dịch vụ thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ xuân, vụ mùa, cung ứng các giống cây trồng mới, chất lượng vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, cung cấp vật tư nông nghiệp, phục vụ nước tưới, tiêu… tổ chức tập huấn cho nông dân về biện pháp, kỹ thuật làm đất, gieo cấy, chăm sóc cho các loại cây trồng, xây dựng kế hoạch và đề xuất huyện hỗ trợ giá một số giống lúa TBKT, mô hình sản xuất tập trung cho nông dân. Năm 2018, Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 555,5 ha. Trong đó, lúa: 142 ha, năng suất ước đạt 52,5 tạ/ha. Cây ngô 69 ha, năng suất ước đạt 50,6 tạ/ha. Đậu tương 32 ha, năng suất ước đạt 16,75tạ/ha. Lạc 55,5 ha, năng suất ước đạt 16,8 tạ/ha. Rau các loại 135 ha, năng suất ước đạt 100 tạ/ha. Cây khác 122 ha.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện việc chuyển đổi từ đất một vụ lúa sang trồng cây hàng năm được 30,5 ha (tại các thôn Kim Sơn 12,4 ha; Cây Đề, Ngổ Ba, Cừ Keo 18,1h a) đạt 102% kế hoạch Nghị quyết HĐND giao thực hiện trong năm 2018, nâng tổng diện tích CAQ hiện nay là 219,7 ha.

Chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đã tổ chức tiêm phòng đại trà 02 đợt cho đàn gia súc, gia cầm đạt chỉ tiêu huyện giao và phun khử trùng tiêu độc 05 đợt không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Duy trì phát triển ổn định đàn trâu bò 224 con, đàn lợn 1677 con, đàn gia cầm 19.996 con, đàn chó mèo 996 con.

Thủy sản: Các hộ tập trung khai thác diện tích mặt nước để chăn nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh, áp dụng KHKT vào chăn nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, có 38 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích 43 ha. Sản lượng cá ước đạt từ 65 – 67 tấn cá.

- Thương mại, dịch vụ.

Phát huy lợi thế về thương mại dịch vụ, hoạt động thương mại trên địa bàn khá sôi động, các loại hình dịch vụ được phát triển đa dạng như: vận chuyển hàng hóa, du lịch, sửa chữa đồ gia dụng, giết mổ gia súc, gia cầm và các dịch vụ kinh doanh khác… số lượng hộ tham gia kinh doanh buôn bán, hoạt động dịch vụ là 384 hộ, chưa kể các hộ buôn bán có tính chất thời vụ. UBND xã đã triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 21/4/2017 của UBND huyện về quản lý, khai thác, cải tạo sửa chữa, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ giai đoạn 2017-2020. Hiện nay, chợ Keo đã cơ bản hoàn thiện, khu bán thực phẩm tươi sống (bao gồm xây dựng sàn mái, hệ thống cung cấp nước, xử lý chất thải) đã được nâng cấp. Trong thời gian tới chợ Keo sẽ tiếp tục được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

- Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Trên địa bàn xã có 103 hộ tham gia các ngành nghề như xây dựng, may mặc, sản xuất gia công đồ gỗ, cơ khí, chế biến thực phẩm… với quy mô vừa và nhỏ được duy trì và phát triển. Các hộ gia đình chủ động đầu tư thiết bị, máy móc, bám sát thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61 - 64)