Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 72 - 74)

2.4. Thực trạng quản lý HĐD Hở Trƣờng Trung học phổ thông FPT, Hà

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo

Bảng 2.17. Thựctrạngquảnhoạtđộngbồidưỡng,tựbồidưỡng của giáo viên

TT Nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng,tự bồi

dƣỡng của giáo viên

Mức độ thực hiện

Luôn

luôn Thường

xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao

giờ

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Hướng dẫn GV định hướng

nội dung bồi dưỡng theo

nhu cầu. 18 22.5 46 57.5 14 17.5 2 2.5 0 0

2 Chỉ đạo GV lập kế hoạch tự

bồi dưỡng. 16 20.0 48 60.0 10 12.5 6 7.5 0 0

3 Cung cấp tài liệu về dạy học

phát triển năng lực. 18 22.5 42 52.5 18 22.5 2 2.5 0 0

4

Cử giáo viên đi tập huấn theo các chương trình giáo dục phát triển năng lực của các cấp.

10 12.5 42 52.5 24 30.0 4 5.0 0 0

TT Nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng,tự bồi

dƣỡng của giáo viên

Mức độ thực hiện

Luôn

luôn Thường

xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao

giờ

SL % SL % SL % SL % SL %

dạy học phát triển năng lực cho toàn thể giáo viên.

6 Tổ chức tập huấn về cách kiểm tra, đánh giá năng lực cho giáo viên.

8 10.0 44 55.0 26 32.5 2 2.5 0 0

7 Cử giáo viên đi học tập kinh nghiệm dạy học phát triển

năng lực của trường bạn. 8 10.0 36 45.0 32 40.0 4 5.0 0 0

8 Tổ chức hội thảo toàn trường

về dạy học phát triển năng. 12 15.0 34 42.5 28 35.0 6 7.5 0 0

Nhận xét:

Kết quả khảo sát việc quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh ở trường cho thấy:

Nhà trường triển khai hướng dẫn giáo viên định hướng nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu một cách thường xuyên, và lên kế hoạch tự bồi dưỡng sao cho hợp lý

với lịch làm việc tại trường. Tuy nhiên điều này đã không triển khai đồng bộ trên

toàn thể đội ngũ, chỉ có một số giáo viên cốt cán, giáo viên dạy giỏi được ban giám hiệu định hướng. Còn các giáo viên khác ít khi nhận được sự chỉ đạo thực hiện điều này. Các giáo viên được cử đi học nhà trường sắp xếp lịch nghỉ dạy, đối với giáo viên tự túc đi học nâng cao trình độ thì chưa được tạo điều kiện tốt nhất trong thay

đổi giờ dạy hay hỗ trợ về vật chất – tinh thần. Việc cử giáo viên đi tập huấn các

chương trình giáo dục phát triển năng lực của các cấp, nhà trường cũng rất chú trọng. Tuy nhiên một số tổ trưởng chuyên môn được cử đi, nhưng khi về thường xuyên không tổ chức triển khai lại cho anh chị em trong trường những nội dung học

hỏi được nên dẫn đến thông tin không kịp thời, giáo viên không nắm bắt được nội

dung tập huấn.

Việc tổ chức tập huấn về cách dạy học phát triển năng lực cho toàn thể GV thì đến thời điểm hiện tại vẫn còn khá hạn chế. Điều này cho thấy thực tế việc

đánh giá năng lực của HS trong nhà trường vẫn làm theo cách thuần tuý, chưa có gì đổi mới, chưa có bước đột phá về triển khai phát triển năng lực HS. Lịch dạy học của nhà trường thường kín cả hai ca nên việc học hỏi trường bạn ít khi có cơ hội thực hiện được.

Hàng năm nhà trường có yêu cầu tất cả giáo viên đi dự giờ để học hỏi, rút kinh nghiệm, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, chưa nhấn mạnh trong khâu triển khai

dạy học nhằm phát triển năng lực của HS, nên nhiều giáo viên vẫn giảng dạy theo

cách truyền thống, chưa áp dụng nhiều những phương pháp mới vào dạy như: tích

hợp môn học, tang cường thực tiễn, học tập chủ động sáng tạo nên hiệu quả trong

giảng dạy chưa được như mong đợi.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy nhà trường đã triển khai cụ thể và phương pháp dạy học, phương pháp học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh, bước đầu có tác dụng tích cực trong việc nâng cao ý thức học tập học sinh, tạo điều kiện để học sinh chủ động trong học tập, tích cực lĩnh hội tri thức. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần có biện pháp tác động để khắc phục nhược điểm trên.

2.5. Đánh giá chung về Quản lý hoạt động dạy học ở Trƣờng THPT FPT, Hà Nộitheo hƣớngphát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 72 - 74)