Theo tác giả Manabu Sato & Masaaki Sato: “Sự phát triển của giáo viên diễn ra ở hai mặt: sự khéo của một nghệ nhân và sự thông thạo của một nhà giáo dục chuyên nghiệp” [29].
- QL thực hiện chương trình; quản lý việc soạn bài của giáo viên, quản lý
việc dạy học trên lớp hay kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nghiêm
cấm việc dạy thêm học thêm của các thầy cô tự mở ra và bắt ép học sinh đi học và
phối hợp quản lýchặt chẽcác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,…
- Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ - giáo viên: thường xuyên bồi
dưỡng, dự giờ; hay định kỳ kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm, có chế
độ chính sách tốt cho đội ngũ cấp dưới.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học; phối hợp với các TCM khác, với
giáo viên chủ nhiệm, với văn hóa đoàn thể, với hội cha mẹ học sinh và xã hội... trong giáo dục học và huy động nguồn lực phát triển cơ sở giáo dục
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Là một trong những nhiệm vụ cơ bản của
tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực dạy học của giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cơ bản gồm
có thảo luận bài khó, chuyên đề…. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học,tức tổng kết, phân tích, xem xét giờ dạy hướng vào người học để nâng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực người học một cách đa dạng.
- Các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ phải được làm tốt việc tổ chức. Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, có kế hoạch cử CBGV đi học nâng chuẩn chuyên môn nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, hội thảo, chia sẻ kinh