Thực trạng hoạt động dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông FPT, Hà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 47)

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, học sinh về HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh

Để nắm bắt được mức độ hiểu biết của CBQL, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã sử dụng các câu hỏi liên quan đến cơ sở pháp lý của việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực

của người học, hiểu biết về ý nghĩa, vai trò của hoạt động, trao đổi trực tiếp với đội ngũ CBQL, giảng viên cũng như nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả thu được ở bảng 2.3 và 2.4 sau:

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tính bắt buộc phải thực hiệndạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh (%)

TT Các lựa chọn

Mức độ (%)

Rất bắt

buộc Bắt buộc Không biết bắt buộcKhông

Rất không bắt buộc SL % SL % SL % SL % SL % 1 CBQL, Giáo viên 80 100 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Học sinh 41 48.2 29 34.1 15 17.7 0 0 0 0 Nhận xét:

Toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường nhận thức được về tính bắt buộc phải thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nguyên nhân có sự chuyển biến về mặt nhận thức nêu trên là do nhà trường rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Định kỳ tổ chức tập huấn các văn bản chỉ đạo của Ngành về thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, bồi dưỡng theo chuyên đề đổi mới PPDH, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, tuyên truyền, phổ biến kế hoạch dạy học kịp thời, sâu rộng đến đội ngũ giáo viên.

Kết quả ở trên cho thấy, học sinh bước đầu đã nhận thức được tính bắt buộc

của HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh khi tỷ lệ rất bắt buộc và bắt

buộc lần lượt chiếm 48.2%, 34.1%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lượng

học sinh không nhỏ (chiếm 17.7%) không biết về nội dung này. Như vậy, vẫn còn

một bộ phận học sinh còn khá lạ lẫm, mơ hồ với khái niệm dạy học theo hướng phát

triển năng lực học sinh, chưa hiểu rõ bản chất, kết quả của HĐDH đối với sự phát

triển toàn diện của bản thân các em.

Để hiểu rõ hơn nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về dạy học phát triển năng lực học sinh, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi về vai trò, ý nghĩa của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò, ý nghĩa của dạy họctheo hướng phát triển năng lực học sinh

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất đồng ý Đồngý thườngBình Không đồng ý Rất Không đồng ý CB, GV HS CB, GV HS CB, GV HS CB, GV HS CB, GV HS 1 Chủ trương, định hướng của Ngành GD&ĐT, có tác dụng trực tiếp và quyết định đến chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

50.0 25.9 45.0 51.8 5.0 18.8 0 0 0 3.5

2

Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh giúp nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động thực hành thực tế.

45.0 43.5 55.0 45.9 0 9.4 0 0 0 1.2

3

Trợ giúp học sinh rèn

luyện óc phê phán, bồi

dưỡng hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì. 55.0 31.8 32.5 54.1 12.5 12.9 0 0 0 1.2 4 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề có tính phức hợp, gắn liền với tình huống thực tế trong cuộc sống, tích cực phát triển nhận thức học sinh. 50.0 34.1 47.5 54.1 2.5 10.6 0 0 0 1.2 5

Bỏ đi lối truyền thụ một

chiềutừ người dạy sang

người học, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học.

Nhận xét:

Kết quả ở trên cho thấy, hầu hết CBQL, giáo viên, học sinh đều nhận thức khá đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của HĐDH theo hướng phát triển năng lực người học.

CBQL, Giáo viên thấy rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là chủ trương, định hướng của Ngành GD&ĐT, có tác dụng trực tiếp quyết định chất lượng dạy học chiếm tỉ lệ cao nhất 95.0% rất đồng ý & đồng ý (Nội dung này chỉ được học sinh rất đồng ý & đồng ý ở mức 77.8%).

100% CBQL, giáo viên và 89.4% học sinh được hỏi cho là dạy học theo

hướng phát triển năng lực học sinh giúp nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông

qua hoạt động thực hành ứng dụng. Có 87.5% CBQL, giáo viên và 85.9% học sinh

đồng ý hay rất đồng ý cho rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, hứng thú học tập, đam mê nghiên cứu khoa học. Nội dung Tích cực hoá phát triển nhận thức, quan tâm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề có tính phức hợp, gắn liền với tình

huống thực tế cuộc sống của học sinh nhận được sự đồng ý hay rất đồng ý với tỷ lệ

cao, chiếm 97.5% CBQL, giáo viên và 88.2% học sinh được hỏi.

Đa số CBQL, giáo viên và học sinh tán thành ở mức 95.0% và 86.0% với nội

dung khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học cho học sinh.

Ngoài ra, vẫn còn một số ít học sinh chưa nhận thức hoặc nhận thức chưa

đầy đủ về vai trò của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh: Có 10.6%

học sinh cho rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là bình thường

hoặckhông giúp nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động thực hành

ứng dụng và 1.2% học sinh cho rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực học

sinh không giúp tích cực hoá phát triển nhận thức, rèn luyện năng lực giải quyết vấn

đề cótính phức hợp, gắn liền với tình huống thực tế cuộc sống của học sinh.

Như vậy, từ sự phân tích ở trên cho thấy, đa số CBQL, giáo viên và học sinh đều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Tuy vậy muốn nhận thức sâu sắc, toàn diện cần phải có

những biện pháp quản lý mang tính dài hạn mang tính xuyên suốt từ lãnh đạo cao

2.3.2. Thực trạng thực hiện dạy học theo hướngphát triển năng lực học sinh của GV

nhà trường

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục ti u dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của GV

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học

sinh của CBQL, GV trong trường. Tác giả đã đưa ra câu hỏi: Xin thầy (cô) vui lòng

cho iết việc thực hiện mục ti u dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường hiện nay? Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

TT Mục tiêu dạy học

Mức độ thực hiện (%)

Rất tốt Tốt thườngBình Không tốt không Rất

tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1

Đáp ứng mục tiêu dạy

học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.

30 37.5 44 55.0 6 7.5 0 0 0 0

2

Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng các động từ hành động. 22 27.5 48 60.0 10 12.5 0 0 0 0 3 Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng tương ứng với mức độ nhận thức; xác định các năng lực được hình thành. 24 30.0 46 57.5 10 12.5 0 0 0 0 4

Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến thức, kỹ năng và định hướng hình thành năng lực. 28 35.0 46 57.5 6 7.5 0 0 0 0 5 Sử dụng PPDH và KT- ĐG theo hướng hình 20 25.0 54 67.5 4 5.0 2 2.5 0 0

thành năng lực học sinh. Nhận xét:

Để thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, khâu đầu tiên và quan trọng nhất của giáo viên phải xây dựng mục tiêu dạy học. Đánh giá về nội dung trên, đa số CBQL, giáo viên đều cho rằng giáo viên thực hiện tốt hoặc rất tốt ở nội dung đảm bảo mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái

độ bài học chiếm tỉ lệ 92.5%. Các nội dung mô tả mục tiêu bằng các động từ hành

động; Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng tương ứng với mức độ nhận thức; xác

định các năng lực được hình thành được thực hiện ở mức tốt hoặc rất tốt thấp hơn

ở mức 87.5%. Nguyên nhân chính là do việc soạn bài của một bộ phận giáo viên

hiện nay còn thực hiện đại khái, hình thức, nhiều giáo viên sử dụng giáo án của năm trước để giảng.

Giáo viên đã thực hiện biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến thức, kỹ năng và định hướng hình thành năng lực của học sinh ở mức độ tốt hoặc rất tốt chiếm lần lượt là 57.5% và 35.0% song việc này không thường xuyên, phần lớn sử dụng câu hỏi có trong SKG, tài liệu tham khảo hoặc những câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức đã học.

Việc sử dụng PPDH và KT-ĐG theo hướng hình thành năng lực học sinh

được thực hiện trong mục tiêu dạy học ở mức độ tốt hoặc rất tốt lần lượt là 67.5%

và 25.0%. Giáo viên đã bước đầu sử dụng các PPDH tích cực trong quá trình dạy học, đặc biệt một số giáo viên đã chủ động, tích cực đổi mới thiết kế giờ dạy theo hướng tăng cường năng lực thực hành, thực nghiệm với một số bộ môn như: Địa

Lý, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ….

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học chú ý phát triển năng lực học sinh

Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung mới được triển khai trong nhà trường, công tác thực hiện mới dừng lại ở việc tích hợp một số năng lực cần thiết đối với các môn Khoa học xã hội là chủ yếu, chưa được nhân rộng khắp các môn học trong chương trình giáo dục. Khuyến khích giáo viên chủ động vận dụng linh hoạt các nội dung trong bài giảng, tăng cường thực hành, vận dụng

kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn xong vẫn đảm bảo mục tiêu bài học đề ra.

Bảng 2.6.Cán bộ quản lý, giáo viên cho ý kiến về mức độ thực hiện nội dung

dạy học chú ý phát triển năng lực học sinh

TT Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện

Luôn

luôn Thường

xuyên Thnh

thong Hiếm khi bao giKhông

SL % SL % SL % SL % SL %

1

Thực hiện hoàn toàn theo đúng quy định của chương trình.

38 47.5 40 50.0 2 2.5 0 0 0 0

2

Cắt giảm những nội dung không thi, nội dung học sinh đã nắm rõ.

24 30.0 38 47.5 16 20.0 0 0 2 2.5

3

Tăng cường những nội dung quan trọng có trong nội dung ôn thi.

38 47.5 38 47.5 4 5.0 0 0 0 0 4 Thiết kế nội dung dạy học tích hợp với các nội dung giáo dục. 38 47.5 32 40.0 8 10.0 2 2.5 0 0 5 Thiết kế nội dung dạy học liên môn. 18 22.5 44 55.0 16 20.0 2 2.5 0 0 6

Giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung thực hành, luyện tập.

28 35.0 44 55.0 4 5.0 4 5.0 0 0 Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy:Đa số CBQL, giáo viên nhà trường thực hiện theo

đúng chương trình quy định của bộ môn chiếm tỉ lệ 47.5% luôn luôn, 50% thường xuyên và chỉ có 2.5% ở mức thỉnh thoảng do một số giáo viên dạy nhanh hoặc chậm so với chương trình quy định.

Quá trình giảng dạy, đa số giáo viên nhà trường đã giảm tải nội dung không

thi, nội dung học sinh đã nắm rõ để giảm nhẹ khối lượng kiến thức, đi vào trọng tâm

trung kĩ hơn cho những phần học sinh còn yếu, chưa nắm được.

Nội dung dạy học theo hướng tăng cường những nội dung quan trọng có

trong nội dung ôn thi được CBQL, giáo viên đánh giá ở mức luôn luôn và thường

xuyên khá cao đều ở mức 47.5%. Điều này cho thấy thực trạng dạy học đối phó của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đó là tâm lý “thi gì dạy nấy” thay vì “học gì thi nấy”. Giáo viên đã tăng thời lượng và đa dạng loại hình hơn vào phần kiến thức quan trọng có trong nội dung thi. Mục đích để kết quả thi của các em được tốt, phụ huynh tin tưởng song điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và kết quả học tập của học sinh.

Bên cạnh đó việc Thiết kế nội dung dạy học tích hợp với các nội dung giáo dục; Thiết kế nội dung dạy học liên môn hiện nay được CBQL, giáo viên đánh giá ở mức độ thực hiện luôn luôn và thường xuyên chiếm tỉ lệ lần lượt 87.5% và 77.5%. Nguyên nhân là do giáo viên chưa tích cực, chủ động trong điều phối nội dung môn học, chưa xác định đúng trọng tâm để phân bố thời lượng dạy cho hợp lý, hoặc chưa nắm rõ chất lượng từng đối tượng học sinh của mình để có phương pháp tốt nhất. Kết quả trên cho thấy trong công tác giảng

dạy, đa số giáo viên chưa có phương pháp dạy học tích hợp, mà chủ yếu hoàn

thành theo phân môn được giao.

Khi cân đối giữa lý thuyết và thực hành, Phần lớn số GV đã biết giảm nội dung lý thuyết, tăng thời lượng vận dụng luyện tập và thực hành với mức độ luôn

luôn và thường xuyên lần lượt là 35.0%, 55.0%. Đó là dấu hiệu tốt cho nhà trường

bởi việc đó phù hợp với phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học

sinh, tăng cường ứng dụng thực hành và luyện tập, phát huy vai trò của học sinh

trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, tăng khả năng tư duy sáng tạo.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh

Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh liệt kê trong bảng dưới đây là những Phương pháp và hình thức được CBQL, Giáo viên đánh giá rất cần thiết phục vụ cho công tác dạy học phát

khác nhau. Kết quả cho ở bảng sau:

Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các PPDH phát triển năng lực học sinh

TT Các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học Mức độ thực hiện Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếmkhi

Không bao giờ SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 16 20.0 62 77.5 2 2.5 0 0 0 0 2 Vấn đáp 20 25.0 52 65.0 8 10.0 0 0 0 0 3 Giải quyết vấn đề 20 25.0 54 67.5 4 5.0 2 2.5 0 0 4 Thảo luận nhóm 16 20.0 54 67.5 10 12.5 0 0 0 0 5 Đóng vai 4 5.0 42 52.5 28 35.0 6 7.5 0 0 6 Thực hành 18 22.5 50 62.5 12 15.0 0 0 0 0 7 Dự án 6 7.5 34 42.5 38 47.5 2 2.5 0 0 8 Công não 8 10.0 28 35.0 38 47.5 4 5.0 2 2.5 9 Trò chơi 8 10.0 40 50.0 32 40.0 0 0 0 0 10 Tình huống 8 10.0 46 57.5 24 30.0 2 2.5 0 0 11 Bàn tay nặn bột 2 5.0 24 30.0 46 57.5 2 2.5 4 5.0 12 Trải nghiệm 6 7.5 40 50.0 28 35.0 4 5.0 2 2.5 Nhận xét:

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: Nhóm phương pháp dạy học được sử dụng luôn luôn và thường xuyên áp dụng trong dạy học của giáo viên lần lượt là:

Phương pháp vấn đáp (25.0%,65.0%); thảo luận nhóm (20.0%, 67.5%), phương pháp

thuyết trình (20.0%, 77.5%), Phương pháp giải quyết vấn đề (25.0%, 67.5%), phương

pháp thực hành (22.5%, 62.5%), phương pháp đóng vai (5.0%, 52.5%). Điều này cho

thấy phần lớn giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 47)