Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 70 - 72)

2.4. Thực trạng quản lý HĐD Hở Trƣờng Trung học phổ thông FPT, Hà

2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo

triển năng lực học sinh

Bảng 2.16. Thực trạng thực hiện HĐDH của TCMTT Nội dung TT Nội dung Đã thực hiện (%) Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếmkhi

Không

bao giờ

1

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổng kết, phân tích, xem xét giờ dạy hướng vào người học.

22.5 50.0 10.0 17.5 0

2 Tổ chức các hoạt động bồi

trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm..

3

Tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh.

15.0 50.0 10.0 25.0 0

Nhận xét:

Khai giảng mỗi năm học mới, lãnh đạo nhà trường đều triển khai nhiệm vụ

năm học của các cấp quản lý giáo dục và nhiệm vụ năm học của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn từ đầu năm học. Đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch năm học, nêu rõ các đầu việc chính dự kiến sẽ thực hiện theo từng tháng trong cả năm học. Trên cơ sở đó nhà trường chỉ đạo TCM cho giáo viên xây dựng các kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch cá nhân. Các kế hoạch đều được thông qua tổ nhóm chuyên môn và nộp cho BGH ký duyệt.

Nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổng kết, phân tích, xem xét giờ dạy hướng vào người học được đánh giá mức luôn luôn và

thường xuyên lần lượt là 22.5% và 50.0% chưa được như kỳ vọng. Vấn đề này thực

sự là một hạn chế tại trường, nhà trường đã cố gắng cải tiến nhiều về sinh hoạt tổ chuyên môn nhưng đến nay mới có tiến bộ ở nền nếp sinh hoạt, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn được tổ chức đúng lịch do nhà trường quy định, số giáo viên tham gia sinh hoạt đủ, đúng giờ. Chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thực sự bám vào chuyên môn, nhiều buổi sinh hoạt nội dung còn mang nặng việc triển khai, giải quyết các công việc hành chính, phân công nhiệm vụ. Trong năm học số buổi sinh hoạt nhằm cùng nhau xây dựng bài giảng chất lượng, trao đổi sâu về kiến thức chuyên môn hay các nội dung chuyên đề dạy học phát triển năng lực học sinh còn ít.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở nhà trường hiện nay mới dừng lại ở cử giáo viên tham gia đầy đủ

các lớp tập huấn chuyên môn do Ngành tổ chức về đổi mới PPDH, chưa chuyển hóa để nhân rộng mô hình hoặc biến thành các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên, đánh giá về nội dung trên chiếm mức độ thường xuyên

luôn luôn và thường xuyên ở mức 25.0% và 40.0%.

Tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh còn thực hiện chiếu lệ, nhiều tổ chỉ dừng ở mức

kê khai xem giờ giảng đó có bao nhiêu người đi dự, lập danh sách cho đủ quy định

phản ánh ở mức 25.0% giáo viên hiếm khi thực hiện. Việc quản lý chất lượng các

buổi sinh hoạt TCM hướng đến chất lượng nhằm nâng cao chuyên môn cho từng

thành viên trong tổ đồng thời phát huy trí tuệ tập thể sẽ giúp khắc phục những hạn

chế trong quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn thì ban lãnh đạo nhà trường cần phải

nghiêm túc xây dựng các biện pháp chỉ đạo hữu hiệu nhất.

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên về dạy họctheo hướngphát triển năng lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 70 - 72)