Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 32 - 33)

học sinh THPT

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Những chủ ý của người giáo viên về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,... hoạt động dạy học và mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức học tập,... của người học có tác động qua lại

quyết định lẫn nhau”[15]. Nói cách khác hoạt động dạy chế ước hoạt động học và

ngược lại, cho nên quản lí dạy học là đồng thời quản lí các hoạt động của giáo viên

và của học sinh. Tuy nhiên nếu nhìn trên góc độ quản lý thì quản lý dạy học trước hết là quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên – khâu đóng vai trò chủ chốt của quá trình dạy và học. Điều này bởi lẽ tuy học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và tiếp nhận mọi tác động quản lý của hiệu trưởng, nhưng mọi tác động đó đều đến với giáo viên trước tiên.

Tổ chức thực hiện HĐDH của giáo viên trên lớp cần:

- Hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức và rèn luyện được kỹ năng.

- Đưa ra vấn đề hoặc hướng dẫn người học nêu vấn đề để người học giải quyết. - Tạo điều kiện để học sinh được tương tác, hợp tác, tham gia (thảo luận, nêu

ý kiến theo nhóm) để biết sáng tạo, phê phán. Học sinh biết và có kiến thức, kỹ năng, thói quen tự học, tự đánh giá để học suốt đời.

- Tạo môi trường để học sinh được thực hành, liên hệ với thực tế cuộc sống,

coi trọng cả kiến thức và kỹ năng.

- Sử dụng SGK hợp lý trong giờ giảng, khai thác có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 32 - 33)